Tư vấn: Bệnh kiết lỵ kéo dài bao lâu?

Chào mọi người! Cho em hỏi bệnh kiết lỵ kéo dài bao lâu vậy ạ? Bé nhà em được gần 3 tuổi, bị đi ngoài 1 tuần nay rồi. Em có cho bé đi khám bác sĩ, chẩn đoán bé bị bệnh kiết lỵ, em cho bé uống thuốc theo đơn nhưng đến giờ vẫn chưa khỏi. Nhìn bé đi ngoài nhiều lần, kiệt sức thấy thương và nóng ruột lắm. Không biết có cách nào chữa bệnh kiết lỵ nhanh khỏi không vậy ạ? Bệnh kiết lỵ kéo dài bao lâu, bác sĩ có thể tư vấn giùm em với ạ!

Trả lời

1/ Bệnh kiết lỵ kéo dài bao lâu?

Bệnh kiết lỵ là căn bệnh thường hay gặp ở trẻ em, là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do vi khuẩn Entamoeba histolyca hoặc do Shigella gây nên. Cũng có thể do các vật nuôi trong nhà như chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Khi mắc bệnh người bệnh thường có một số triệu chứng như: Sốt nhẹ, đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn chất nhầy và máu dính kèm, ngày đi cầu 5-10 lần. Thông thường bị kiết lỵ thường kéo dài từ 1-2 tuần cho tới vài tháng.

tu-van-benh-kiet-ly-keo-dai-bao-lau1

⇒ Bệnh kiết kỵ thường không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu bệnh không được khám và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh.

Khi bị bệnh kiết lỵ người bệnh phải đi ngoài nhiều, mót rặn. Dẫn đến tình trạng sa hậu môn. Vì mất nhiều chất bổ dưỡng nên người bệnh dễ bị viêm đa dây thần kinh. Sau khi bị lỵ có thể xuất hiện hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt. Bệnh nhân có thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ rất nguy hiểm.

2/ Điều trị bệnh kiết lỵ

Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh kiết lỵ, người bệnh  phải vào bệnh viện ngay để được khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời. Không để bệnh chuyển nặng hoặc để gây biến chứng sẽ rất nguy hiểm.

Bệnh lỵ trực tràng thường sử dụng các loại thuốc sau để chữa bệnh: Thuốc thuộc nhóm sulfamide Cotrimoxazole (Bactrim, Lidaprim, Septril. Eusaprim). Các kháng sinh (Ampicilline, Chloramphenicol, Tetracycline…) để điều trị.

Ngoài ra, bệnh lỵ amíp thường sử dụng loại thuốc như Metronidazole (Flagyl, Klion …) để điều trị. Lưu ý, việc điều trị bệnh phải có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của cán bộ y tế. Nên thực hiện theo quy định và hướng dẫn của các y bác sĩ, để đạt độ an toàn nhất định.

tu-van-benh-kiet-ly-keo-dai-bao-lau2

Đồng thời, để phòng tránh bệnh và nhanh khỏi bệnh người bệnh cần phải chú ý những điều sau:

+ Chú ý giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt rửa tay chân sạch sẽ bằng xà phòng. 

+ Đảm bảo ăn chín, uống sôi, không nên ăn uống nhiều thực phẩm lạnh như nước đá, kem, cà phê. Tuyệt đối không được ăn các loại thức ăn như gỏi, nộm, rau sống, vì những thực phẩm này ẩn chứa tiềm tàng nhiều vi khuẩn rất nguy hiểm.

+ Đậy thức ăn kín đáo, tránh ruồi nhặng bâu vào. Vì ruổi nhặng chứa rất nhiều vi khuẩn rất dễ gây ngộ độc thức ăn và gây đau bụng.

+ Hạn chế nuôi súc vật trong nhà như chó mèo.

+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực ăn uống, nơi sinh hoạt và vui chơi của trẻ. Tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh

+ Trước khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh phải cho trẻ ăn no.

→ Có thể tìm hiểu thêm một số thông tin sau:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 20/03/2023 - Cập nhật lúc: 11:57 PM , 20/03/2023

Ẩn Trung tâm Thuốc dân tộc

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá

Xem ngay