Bệnh rò hậu môn rất dễ dẫn đến nhiều hệ lụy đến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Vậy bạn đã biết cách chữa trị bệnh rò hậu môn như thế nào hay chưa?
Rò rỉ hậu môn là bệnh lý liên quan đến Hậu môn – trực tràng thường gặp ở rất nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh nằm trong số những bệnh lý nhiễm khuẩn mãn tính ở hậu môn trực tràng với đường rò ngầm và bên trong có chứa một tổ chức hạt mãn tính do triệu chứng viêm nhiễm gây ra.
I/ Những điều cần biết về bệnh rò hậu môn
Các lỗ rò hậu môn có thể dẫn đến chảy máu hậu môn và làm cho phân thoát theo đường rò ra bên ngoài, khiến người bệnh cảm thấy tự ti, đau đớn, mặc cảm,… Chính vì vậy những thông tin về rò hậu môn như nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị bệnh được rất nhiều người quan tâm. Nhiều người luôn cảm thấy tự ti với tình trạng của mình nên thường ngại đi khám hoặc chủ quan cho đến khi những lỗ rò trở nên ngày càng nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Mặc dù rò hậu môn không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được cải thiện đúng cách người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó xử. Vậy hiện tượng rò hậu môn là do đâu và cách chữa trị như thế nào?
Có thể bạn đọc đang quan tâm: Đau rát hậu môn là bệnh gì? Điều trị thế nào?
1- Rò hậu môn là gì?
Rò hậu môn là hiện tượng nhiễm trùng tại các khe trong ống hậu môn chủ yếu là do vi khuẩn gây ra dần dần chuyển sang viêm nhiễm hậu môn, sinh mủ. Khi nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng, các vết thương hở này sẽ tự hình thành những lỗ rò ở giữa hai cơ thắt hậu môn, không chỉ gây đau rát, khó chịu mà còn dẫn đến nhiều phiền toái trong sinh hoạt, làm việc,…
Bệnh rò hậu môn được xác định có nhiều dạng lỗ rò như là:
- Rò hoàn toàn
- Rò không hoàn toàn
- Rò phức tạp
- Rò ngoài cơ thắt
- Rò trong cơ thắt
2- Các nguyên nhân gây rò hậu môn thường gặp
Các chuyên gia đầu ngành đã đưa ra một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng rò hậu môn như là:
- Hậu môn bị vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công và thường gặp nhất ở sự tấn công của các vi khuẩn như E.coli, liên cầu trùng hoặc tụ cầu trùng,…
- Áp xe hậu môn trực tràng không được điều trị đúng cách sẽ khiến cho các áp xe tự vỡ ra và tạo nên các lỗ rò lớn. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp cho thấy, khi phẫu thuật trĩ, áp xe thất bại sẽ hình thành nên những đường rò ở hậu môn và tạo điều kiện cho vi nấm, vi khuẩn tấn công, làm tổn thương hậu môn.
- Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác được xác định như bệnh nhân mắc hội chứng Crohn, ung thư hậu môn trực tràng hoặc người đã có tiền sử mổ tầng sinh môn lúc sinh con, phẫu thuật cắt trĩ,…
3- Bệnh rò hậu môn biểu hiện như thế nào?
Chúng ta cần phân biệt những triệu chứng của áp xe hậu môn với rò hậu môn để không nhận biết sai hoặc điều trị không phù hợp. Những người bị áp xe hậu môn sẽ có biểu hiện có khối phồng căng quanh hậu môn, gây khó chịu, đau nhức khi ngồi xổm. Còn bệnh rò hậu môn được biểu hiện như sau:
- Ở thời gian đầu, có hiện tượng mụn mủ xuất hiện quanh hậu môn, khi nặn ra dịch mủ chưa tiết nhiều.
- Cùng với sự xuất hiện của mụn mủ là thân nhiệt cũng tăng lên, kèm theo biểu hiện sốt nhẹ.
- Bên cạnh đó, hậu môn sẽ xuất hiện hiện tượng đau nhức và chảy mủ ở rìa hậu môn, khu vực gây viêm cũng bị vướng víu, nổi cộm, đau rát kể cả khi ngồi hoặc nằm.
- Các mụn nước sẽ rỉ dịch ra ngoài khiến hậu môn luôn ẩm ướt, đây chính là môi trường thuận lợi đối với vi khuẩn và tạo nên một ổ áp xe gây ngứa ngáy, bỏng rát ở hậu môn.
- Hậu môn xuất hiện các đường rò gây xì hơi, rỉ phân ra bên ngoài một cách khó kiểm soát.
II/ Cách chữa trị bệnh rò hậu môn phổ biến hiện nay
Hiện nay, với sự phát triển của y khoa hiện đại, có rất nhiều cách điều trị rò hậu môn khác nhau và ở mỗi cách đều có những ưu nhược điểm riêng. Trong số những cách chữa rò hậu môn thì phẫu thuật là phương pháp có xu hướng lựa chọn và sử dụng nhiều nhất bởi tính hiệu quả nhanh. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành loại bỏ những thành phần viêm nhiễm và ngăn chặn vết thương lan tỏa bằng những phương pháp phù hợp nhất.
➢ Phẫu thuật chữa trị rò hậu môn được áp dụng khi và chỉ khi việc điều trị bằng thuốc thất bại hoặc có biểu hiện rò hậu môn nghiêm trọng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật rò hậu môn người bệnh có thể lựa chọn đó chính là:
- Phương pháp phẫu thuật Fistulotomy khá phổ biến. Phẫu thuật bằng phương pháp này bác sĩ chuyên khoa sẽ rạch 2 hẳn chiều dài của đường rò và tiến hành vệ sinh sạch sẽ phần bên trong. Việc điều trị theo phương pháp này bệnh nhân sẽ được phục hồi sau khoảng 2 tháng.
- Kỹ thuật Advancement Flap Produres giúp lấy mô ở xung quanh khu vực hậu môn trực tràng và làm lành các lỗ rò phức tạp.
- Phương pháp Seton chữa rò hậu môn thường rất hiếm khi được áp dụng. Khi muốn áp dụng kỹ thuật này, chuyên gia sẽ cân nhắc rất kỹ vì có nguy cơ lỗ rò hậu môn đi qua cơ thắt ngày càng phát triển và khó kiểm soát hơn.
➢ Chữa rò hậu môn bằng thuốc Tây y và Đông y được chỉ định khi số lượng lỗ rò không quá nhiều và kích thước cũng không quá lớn. Việc sử dụng thuốc điều trị rò hậu môn cần được sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cũng như tác dụng phụ nghiêm trọng.
III/ Những điều cần lưu ý khi bị rò hậu môn
Căn bệnh rò hậu môn cần được điều trị sớm để tránh gây ra những biến chứng xấu. Vì vậy, khi phát hiện những biểu hiện bất thường ở khu vực hậu môn trực tràng, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để xác định tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
– Có chế độ ăn uống khoa học:
- Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để làm tăng hiệu quả nhuận tràng và tránh được những tác động xấu từ vết rò.
- Sử dụng thực phẩm giàu protein, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy tế bào tổn thương nhanh và kích thích tái tạo tế bào.
- Hạn chế đồ ăn có chứa tính kích thích mạnh như thức ăn cay, nóng, đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt, thực phẩm giàu chất béo, mỡ động vật,…. Vì những thực phẩm này có nguy cơ làm tăng phản ứng viêm trong đường rò.
- Thường xuyên vệ sinh hậu môn và giữ cho hậu môn sạch sẽ, khô ráo, đồng thời hãy chọn đồ lót kích cỡ vừa, chất liệu mềm mại, thoáng khí,…
- Để làm giảm áp lực lên hậu môn, các bạn không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Khoảng tiếng, các bạn có thể đứng lên vận động khoảng 5 phút.
- Thường xuyên vận động cơ thể, thể dục thể thao hằng ngày để kích thích lưu thông máu đến hậu môn, giúp tổn thương mau chóng bình phục.
Thông tin liên quan, bạn đọc nên biết:
Như vậy bài viết trên đây đã vừa đề cập đến bệnh rò hậu môn và cách điều trị phổ biến nhất. Mong rằng qua những chia sẻ này có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh cũng như cách cải thiện phù hợp.
Thiên Tuệ
Ngày đăng: 28/09/2021 - Cập nhật lúc: 11:46 PM , 28/09/2021