Áp xe hậu môn – một trong những biến chứng của bệnh trĩ, là tình trạng gây ra rất nhiều đau đớn và phiền toái cho người bệnh. Vì vậy nắm rõ được những thông tin cũng như cách điều trị bệnh áp xe hậu môn chưa bao giờ là một điều dư thừa.
Xem thêm: 7 biến chứng khôn lường của trĩ – Cách khắc phục và phòng ngừa
Nếu so với bệnh trĩ thì áp xe hậu môn không phổ biến bằng, nhưng đây là một vấn đề có mức độ nguy hiểm không thua kém gì và thậm chí còn có nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn.
Bệnh áp xe hậu môn là từ dùng để chỉ tình trạng vùng hậu môn phải chịu những sự viêm nhiễm, tạo thành các ổ áp xe. Tình trạng này để lâu mà không được điều trị sẽ đẩy bệnh nhân đến những hậu quả khó lường.
Do đó, hãy theo dõi bài viết dưới đây vì nó sẽ giúp bạn đọc nắm được những kiến thức nhất định về bệnh áp xe hậu môn. cùng những cách chữa trị nhanh chóng mà không gây đau đớn.
I- Tìm hiểu chung về bệnh áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn xảy ra ở gần ống hậu môn, hay nói chính xác hơn thì vị trí gặp vấn đề là trực tràng.
Trường hợp trực tràng và các tuyến tạo chất nhầy trong trực tràng bị nhiễm trùng thì sẽ khiến cho các khoang ở cơ quan này chứa mủ. Lượng mủ ở mỗi bệnh nhân khác nhau vì nó tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm của trực tràng.
Áp xe hậu môn sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, càng đau hơn khi ngồi vì chạm vào ổ áp xe. Đó là chưa kể đến việc phần bị áp xe sẽ sưng to lên và khó có thể che giấu được, khiến bệnh nhân mất tự tin.
Do vậy, chúng ta cần sớm tìm hiểu về căn bệnh này để tránh việc hoang mang khi mắc bệnh và chủ động phòng bệnh.
1- Nguyên nhân gây áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn thường sẽ hình thành do sự di chuyển của vi khuẩn ở ống hậu môn. Vi khuẩn này tồn lại sau những lần đại tiện và đi ngược lên trực tràng, lâu ngày gây nên viêm nhiễm.
Bên cạnh nguyên nhân chính này thì có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh áp xe quanh hậu môn, bao gồm:
- Nứt hậu môn nhiễm trùng
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn mà không sử dụng bao cao su
- Đái tháo đường
- Một số bệnh về đường ruột như viêm ruột, Crohn, viêm loét đại tràng
- Lạm dụng thuốc có chứa Corticosteroid;
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu (đặc biệt ở những người bị HIV).
Ngoài ra, tình trạng áp xe hậu môn chủ yếu xảy ra do biến chứng nguy hiểm từ bệnh trĩ. Khi bệnh trĩ đã ở mức độ nặng khiến vùng hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng, vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nên áp xe hậu môn. Vậy nên ở những người bệnh trĩ, để tránh được áp xe hậu môn thì cần có phương án điều trị trĩ kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng.
Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh trĩ và giải pháp điều trị từ chuyên gia
2- Triệu chứng và đối tượng có thể mắc bệnh
Khi bị áp xe hậu môn, người bệnh sẽ cảm nhận rất rõ ràng những triệu chứng của bệnh như đau nhói trực tràng kéo dài, cơn đau âm ỉ và trở nên nặng nề hơn khi thực hiện các cử động kéo căng.
Đi kèm với biểu hiện đặc trưng này là những lần bệnh nhân sốt cao, táo bón, bí tiểu và đôi khi bạn sẽ cảm nhận được có gì đó đang sưng lên ở bên trong hậu môn của mình (nằm chếch lên trên) và sưng hậu môn.
Có một sự thật không mấy khả quan mà bạn cần biết, đó là bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể là nạn nhân của áp xe hậu môn. Tuy nhiên, theo như một số thống kê thì nam giới thường hay mắc bệnh nhiều hơn nữ giới từ 15-25%. Trẻ em và người già dễ bị áp xe hậu môn hơn người ở độ tuổi trưởng thành.
3- Mức độ nguy hiểm của áp xe hậu môn
Không những mang lại những cơn đau nhức khó chịu, áp xe hậu môn còn được xếp vào danh sách những bệnh nguy hiểm, vì nếu không nhận được sự chữa trị kịp thời thì sẽ gây nên những hậu quả như sau:
- Ngứa ngáy và lở loét vùng da quanh hậu môn
- Viêm nhiễm phụ khoa (do hậu môn khá gần với vùng kín của phụ nữ)
- Tăng nguy cơ rò hậu môn, thiếu máu và chàm da
- Gây viêm nang lông tại các vùng mao nang nhỏ ở quanh hậu môn
- Táo bón thường xuyên, tăng khả năng bị bệnh trĩ
II- Cách điều trị bệnh áp xe hậu môn nhanh chóng và không đau
Với những nguy hiểm mà áp xe hậu môn có thể mang lại, việc điều trị bệnh cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Bệnh để lâu sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm đáng kể và để lại những biến chứng khó lường sau này.
Hiểu được điều đó, bác sĩ Trần Nguyễn Quỳnh Như (bệnh viện Nhân dân Gia Định) sẽ cung cấp cho chúng ta những cách điều trị bệnh nhanh chóng và giảm thiểu đau đớn.
1- Phương pháp xâm lấn tối thiểu (HCPT)
Kỹ thuật HCPT là một trong những phương pháp trị áp xe hậu môn hiện đại và được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
Phương pháp HCPT hoạt động dựa trên nguyên lý nhiệt nội sinh, cụ thể là việc sử dụng sóng điện cao tần có nhiệt độ khoảng 70 – 80 °C để làm đông thắt các mạch máu lại. Sau đó, các bác sĩ sẽ dùng dao điện kẹp HCPT để thực hiện thao tác loại bỏ ổ áp xe.
HCPT được đánh giá là giúp vết thương lành miệng rất nhanh, do đó rất nhiều bệnh nhân đã cảm thấy hài lòng sau khi được điều trị bằng phương pháp này.
2- Điều trị áp xe hậu môn bằng thuốc Tây
Thông thường người bệnh sẽ uống thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau chung 1 liều vì hiện tại vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị nào cho bệnh áp xe hậu môn.
Ưu điểm của việc dùng thuốc dạng uống là không tốn thời gian chuẩn bị, thuận tiện, không gây đau nhưng đồng thời cũng không mang lại những hiệu quả trị bệnh triệt để.
>> Xem thêm: Bài thuốc Đông y đặc trị bệnh trĩ được giới thiệu trên VTC2, chương trình Góc nhìn người tiêu dùng
3- Trị áp xe hậu môn bằng nguyên liệu thiên nhiên
Ngoài những phương pháp hiện đại giúp chữa áp xe hậu môn đã nói trên, người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách trị bệnh bằng nguyên liệu thiên nhiên.
Đối với bệnh này, thường thì các loại cây cỏ có tính sát khuẩn cao như lá tía tô, kinh giới sẽ được lựa chọn để điều chế thành những bài thuốc trị áp xe hậu môn.
Bài thuốc xông hơi từ lá tía tô
Tính kháng viêm, sát khuẩn của lá tía tô có thể nói là không thua kém bất cứ một loại thảo mộc nào ngoài tự nhiên.
Cách làm
- Chuẩn bị là 50 gam lá tía tô, 50 gam kinh giới.
- Sau khi rửa sạch thì đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút và đổ tất cả vào chậu nước sạch.
- Đợi khoảng 5 phút cho nước bớt nóng thì có thể thực hiện xông hơi. Người bệnh xông cho đến khi không còn cảm thấy hơi nước bốc lên thì dùng khăn mềm lau sạch hậu môn cùng những vùng da xung quanh.
- Mỗi ngày xông hơi 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cho các triệu chứng của áp xe hậu môn giảm bớt rất nhiều.
Bài thuốc đắp từ kinh giới
Bên cạnh phương pháp xông hơi, người bị áp xe hậu môn cũng có thể áp dụng cách đắp thảo mộc lên vùng đang bị tổn thương.
Các loại thảo mộc được sử dụng trong bài thuốc này bao gồm đương quy, bạch chỉ, cam thảo, huyết kiệt và kinh giới (mỗi loại cân lượng bằng nhau).
Cách thực hiện
- Làm sạch các nguyên liệu
- Cho tất cả vào trong cối và giã nát với một ít muối.
- Sau khi thu được hỗn hợp lá gồm có bã và nước, bạn cẩn thận cho vào khăn mùng và đắp trực tiếp lên vùng da đang bị sưng do áp xe.
→ Điều trị áp xe hậu môn bằng nguyên liệu thiên nhiên sẽ có thể giảm nhanh cảm giác khó chịu do bệnh gây ra, nhưng lại gần như không có tác dụng chữa bệnh triệt để. Hơn nữa, hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa cũng như khả năng hấp thụ của từng đối tượng.
>> Tham khảo: Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ và bệnh hậu môn tại nhà an toàn, hết đau đớn
4- Áp xe hậu môn do bệnh trĩ – Giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả
Khi bị áp xe hậu môn do di chứng từ bệnh trĩ, người bệnh sẽ cần phải điều trị song song cả bệnh trĩ lẫn áp xe hậu môn. Để thuận tiện nhất, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Đây là bài thuốc Đông y vừa có thể điều trị bệnh trĩ, vừa có thể khắc phục áp xe hậu môn.
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc bắt nguồn từ công thức bí truyền của người H’Mông, sau này được Trung tâm Thuốc dân tộc kế thừa và phát triển. Thành phần của bài thuốc 100% là các thảo dược thiên nhiên lành tính, không tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Với 3 bài thuốc uống – ngâm – bôi kết hợp, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đem đến hiệu quả tích hợp, điều trị bệnh trĩ từ gốc căn nguyên là tình trạng ứ trệ khí huyết. Đồng thời loại bỏ các triệu chứng bên ngoài, ngăn chặn áp xe hậu môn.
- Thuốc uống giúp hoạt huyết, bổ khí, lưu thông vùng tĩnh mạch ứ trệ, phục hồi chức năng phủ tạng để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh.
- Thuốc ngâm + bôi: Tác động trực tiếp tại vùng hậu môn và búi trĩ để sát khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan, giúp làm mềm, co teo búi trĩ.
Đây là bài thuốc có thành phần biệt dược với tính kháng sinh, giảm đau cao nên đem đến hiệu quả rất tích cực.
Để không dẫn đến áp xe, phải điều trị dứt điểm bệnh trĩ, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa để hạn chế tình trạng táo bón, gây áp lực lên hậu môn. Thăng trĩ Dưỡng huyết thang sẽ là giải pháp toàn diện giúp giải quyết tất cả những vấn đề đó.
Những năm gần đây, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang nổi tiếng là bài thuốc chữa trị mang lại hiệu quả, toàn diện. Vậy nên bài thuốc được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn.
Trong đó có không ít những trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ sau sinh, áp xe hậu môn,… ở nhiều độ tuổi và mọi đối tượng khác nhau. Kể cả giới nghệ sĩ nổi tiếng như Nghệ sĩ Bình Xuyên. NS đã được bác sĩ Lê Hữu Tuấn giúp chữa khỏi bệnh trĩ nội độ 3 dai dẳng gần 4 năm chỉ sau 3 tháng.
Sau quá trình điều trị từ 1 – 3 tháng, tất cả bệnh nhân đều có chuyển biến tích cực và khỏi bệnh hoàn toàn.
Bài thuốc đặc biệt này của Trung tâm cũng đã được giới thiệu và đưa tin nhiều trên các trang báo đời sống, sức khỏe, các chương trình truyền hình thực tế.
Đặc biệt, đài truyền hình VTC2 đã thực hiện một phóng sự chia sẻ về giải pháp chữa bệnh trĩ bằng Đông y của Thuốc dân tộc cùng những câu chuyện thực tế của người dân, từ đó giúp người bệnh có cái nhìn khách quan, chân thực hơn để lựa chọn.
Để tìm hiểu về bài thuốc, các bạn vui lòng tham khảo trên website www.thuocdantoc.org hoặc Fanpage: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc.
III- Một số lưu ý dành cho người bị bệnh áp xe hậu môn
Sau khi đã lựa chọn cho mình cách điều trị phù hợp, người bị áp xe hậu môn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây, để có thể thúc đẩy quá trình hồi phục và ngăn bệnh quay trở lại:
- Thăm khám tại bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa và có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững kiến thức chuyên môn.
- Tăng cường ăn những thức ăn giàu chất xơ hòa tan và uống nhiều nước giúp phân mềm hơn.
- Cần giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày và đúng cách, đặc biệt là ngay sau khi đi đại tiện.
- Hạn chế tối đa việc ăn các thực phẩm cay nóng, rượu bia để tránh bị hội chứng ruột kích thích, khiến tình trạng áp xe hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Rèn luyện thể lực một cách điều độ sẽ giúp cho khí huyết của bạn được lưu thông, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch, giảm áp lực lên các cơ vùng hậu môn.
- Khi có nhu cầu đi vệ sinh thì cần phải đi ngay, tránh tình trạng nhịn vì sẽ khiến cho hoạt động tiêu hóa bị rối loạn, gây táo bón chèn ép lên ổ áp xe ở hậu môn.
Nhìn chung thì những cách điều trị bệnh áp xe hậu môn đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Do đó người bệnh nên nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ. Hy vọng bài viết đã mang đến những lợi ích thiết thực cho người bị áp xe hậu môn để lựa chọn được phương pháp thích hợp và nhanh khỏi bệnh.
Đài truyền hình VTC2 giới thiệu bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của Thuốc dân tộc trong chương trình: Kinh tế số – Góc nhìn người tiêu dùng
Thông tin bổ sung – đừng bỏ qua
Ngày đăng: 29/09/2021 - Cập nhật lúc: 3:05 PM , 29/09/2021