Tìm hiểu: Bệnh viêm đại tràng co thắt là gì?

Tại bệnh viện, số người được chẩn đoán mắc bệnh viêm đại tràng co thắt ngày càng tăng. Điều này đáng báo động khi sức khỏe mọi người có thể bị suy giảm nghiêm trọng do căn bệnh này gây ra, nhưng chúng ta lại thờ ơ không hề  biết viêm đại tràng co thắt là gì? hay cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Tất tần tật về viêm đại tràng co thắt mà mọi người cần lưu ý những thông tin quan trọng bao gồm: 

Bệnh viêm đại tràng co thắt là gì?

Hình ảnh mô phỏng tình trạng viêm đại tràng co thắt

Khái niệm bệnh viêm đại tràng co thắt là gì?

Bệnh viêm đại tràng co thắt là chứng rối loạn chức năng đại tràng, các rối loạn tiêu hóa này mang tính mạn tính và thường rất dễ tái phát, bệnh thường kéo dài ít nhất 3 tháng nhưng không làm thay đổi yếu tố sinh hóa dạ dày. Dựa trên biểu hiện của bệnh ra bên ngoài người ta chia bệnh viêm đại tràng co thắt thành 3 loại sau đây.

  • Loại 1: Viêm đại tràng co thắt gây đau bụng tiêu chảy
  • Loại 2: Viêm đại tràng co thắt gây đau bụng táo bón
  • Loại 3: Viêm đại tràng co thắt gây ra cả rối loạn tiêu chảy và táo bón

 Bệnh viêm đại tràng co thắt chiếm 20% dân số số người bị bệnh trên thế giới, và đặc biệt theo con số thống kê thì phụ nữ có tỉ lệ mắc cao hơn nam giới gấp 3 lần. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt và công việc. Đặc biệt, bệnh viêm đại tràng có liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống và sự căng thẳng thần kinh nên nếu người bệnh không biết chữa trị cũng như chú ý đến thói quen sống bệnh rất dễ tái phát đi phát lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, làm tăng rủi ro mắc các biến chứng nguy hiểm tại đường ruột.

Truy tìm thủ phạm chính gây viêm đại tràng co thắt

Có rất nhiều yếu tố có thể tác động gây ra bệnh viêm đại tràng co thắt chứ không phải là do một yếu tố độc lập nào đó. Vì thế cần xác định rõ các nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt nhằm tích cực trong việc điều trị phòng ngừa bệnh chủ động hơn.

  • Yếu tố thần kinh: Tâm lý căng thẳng, công việc mệt mỏi hay sang chấn tâm lý tinh thần sẽ tác động vào co thắt đại tràng ruột. Tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm đại tràng co thắt.
  • Rối loạn nhu động ruột.
  • Do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều đồ ăn nóng, nhiều dầu mỡ, ăn thực phẩm nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn như vi khuẩn lỵ amit, vi khuẩn thương hàn…

Thực phẩm bẩn nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt

Thực phẩm bẩn chứa vi sinh vật gây bệnh viêm đại tràng 

  • Do uống nhiều thuốc kháng sinh làm chết vi khuẩn có lợi trong đường ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài tấn công gây bệnh.

Dấu hiệu và chẩn đoán bệnh viêm đại tràng co thắt

Qua cảm nhận bên ngoài người bệnh có thể nhận biết bệnh viêm đại tràng co thắt thông qua một số triệu chứng bên ngoài như đau bụng.

Tính chất cơn đau bụng do viêm đại tràng có thắt gây ra là đau đột ngột, đau nhiều sau khi ăn hoặc ăn phải thức ăn cay, chua, lạnh hoặc mỗi khi căng thẳng thường cảm thấy đau đớn hơn, vùng đau nhiều nhất là vùng dưới rốn kèm theo đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, khó tiêu…Sau khi đi đại tiện người bệnh sẽ thấy không đau đớn nữa, nhưng cũng có người vừa đi đại tiện xong lại muốn đi nữa.

Một số triệu chứng khác kèm theo bao gồm: Sốt nhẹ, tiêu chảy, táo bón, người mệt mỏi, sụt giảm cân nhanh…

Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng co thắt theo 2 cách: 

  • Xét nghiệm vi khuẩn chí để tìm ra sán, trứng giun (Bị nghi loạn khuẩn)
  • Chụp khung đại tràng – Nội soi đại tràng (nghi bị viêm nhiễm đại tràng)

Tiến hành tại bệnh viện uy tín để có kết quả đúng nhất.

Cách điều trị và phòng ngừa viêm đại tràng co thắt

Điều trị viêm đại tràng co thắt hiện nay chủ yếu là sử dụng các loại thuốc chống viêm, chống co thắt do bác sĩ chỉ định. Do đó, khi bị bệnh tốt nhất nên tới bệnh viện, phòng khám đủ chuyên môn khám điều trị viêm đại tràng co thắt dứt điểm an toàn. Tuyệt đối không nên chủ quan tự ý điều trị mà không rõ về bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tới bệnh viện khám và điều trị viêm đại tràng co thắt 

Tới bệnh viện khám và điều trị viêm đại tràng co thắt 

Người bệnh có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh này bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt đúng cách bao gồm:

  • Vận động nhẹ: Nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng mỗi khi xuất hiện cơn đau sẽ giúp giảm đau hơn là bạn chỉ ngồi hoặc nằm một chỗ.
  • Không ăn quá no: Hành động ăn quá no chỉ làm cho đại tràng thêm áp lực gây chướng bụng, khó tiêu từ đó dẫn đến các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn.
  • Xoa bóp: Người bệnh có thể kết hợp xoa bóp với bấm huyệt để giảm đau
  • Bổ sung lợi khuẩn: Nên ăn nhiều rau xanh và sữa chua để bổ sung các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột để chống lại các vi khuẩn gây hại.
  • Uống Trà: Mỗi khi lên cơn đau người bệnh có thể uống 1 ly trà bạc hà để làm ấm bụng và giảm đau.
  • Khám sức khỏe: Khi phát hiện ra bệnh cần đến bệnh viện làm xét nghiệm và chữa trị dứt điểm.

Chúc mọi người sớm khỏi bệnh!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:51 PM , 10/10/2022

Ẩn