Nhiều người vẫn còn mơ hồ về việc đau dạ dày ăn khoai lang là nên hay không nên, bạn có nằm trong số đó? Khoai lang là một loại thực phẩm quen thuộc, chứa nhiều tinh bột và là có mặt trong những món ngon.
Dạ dày là bộ phận có chức năng chứa và tiêu hóa thức ăn được chúng ta đưa vào qua đường ăn uống. Nói một cách nôm na thì dạ dày hoạt động như một chiếc túi tiêu hóa vậy, nếu chiếc túi này gặp vấn đề thì chất dinh dưỡng sẽ khó có thể được chuyển hóa vào cơ thể. Cũng chính vì vậy mà người bị đau dạ dày thường sẽ bị sụt cân, gầy gò và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa khác như viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng v.v…
Chúng ta điều biết là chế độ ăn uống không chỉ là một nguyên nhân gây đau dạ dày mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Vậy thì trong những thực phẩm mà người bị đau dạ dày có thể ăn thì có tên của khoai lang hay không? Bác sĩ của benhduongtieuhoa.com sẽ giải quyết thắc mắc này ngay sau đây.
I/ Người bị đau dạ dày ăn khoai lang, nên hay không?
Nói về khoai lang, dân gian có câu đố rất thú vị như sau:
“Áo lụa đỏ bó sát người,
Nhưng không phải hạng đua đòi ăn chơi.
Dẫu mình xấu xí vẫn vui,
Sánh cùng lúa gạo, bạn đời nhà nông.”
Thật vậy, không một người Việt Nam nào lại không biết đến sự hiện diện của những củ khoai lang dân dã nhưng ngọt bùi vô cùng. Thậm chí có một giai đoạn khoai lang bội thu và trở thành lương thực chính, chỉ sau lúa gạo. Hàm lượng tinh bột chứa trong khoai lang có thể nói là không thua kém bất cứ loại củ nào. Còn theo Đông y thì khoai lang có vị ngọt, tính bình có công dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, tiêu viêm, kiện vị, cường thận, thanh can, lợi mật, sáng mắt v.v…
Muốn biết khoai lang có thích hợp cho người bị đau dạ dày hay không, chúng ta phải có một hiểu biết cơ bản về thành phần của loại củ này. Theo các nghiên cứu khoa học thì thành phần chính của khoai lang là tinh bột (chiếm xấp xỉ 70%) cùng với chất xơ, các vitamin A, B6, C, Potassium, Beta carotene, Protein, Canxi và các khoáng chất khác. Trong đó, Protein trong khoai lang tỏ ra rất hiệu quả trong việc chống lại các gốc tự do gây hại và chống oxy hóa. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A và C tạo nên màu vàng nhạt của khoai lang còn có thể ngăn ngừa những tổn thương ở mức tế bào từ đó dẫn đến phòng chống tiểu đường, ung thư.
Không dừng lại ở những lợi ích trên, khoai lang còn có chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên, giúp kiểm soát acid dạ dày tiết ra, trung hòa acid và tạo lớp màng mỏng bao quanh niêm mạc dạ dày. Từ việc phân tích lợi ích của khoai lang trên, ta có thể đưa ra kết luận: Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn khoai lang, thậm chí còn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày để những cơn đau từ dạ dày dịu lại, ngăn ngừa chứng táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh.
II/ Cách chế biến khoai lang tốt nhất cho người bị đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày thật ra là một bệnh lý rất phổ biến, vì vậy người bệnh không nên vì quá lo lắng mà không dám ăn uống gì thì sẽ gây hại cho dạ dày hơn. Tin vui cho bạn, nếu chẳng may bị đau dạ dày thì hãy đừng ngần ngại mà chế biến khoai lang thành những món dưới đây, vừa thơm ngon lại vừa hỗ trợ trị đau dạ dày hiệu quả.
1. Khoai lang luộc
Hấp, luộc là những cách chế biến tốt nhất cho người bị đau dạ dày. Khoai lang luộc (hấp) vừa có thể giữ được hương vị thơm ngon thuần túy, vừa hoàn toàn không có dầu mỡ và gia vị. Đây còn là cách chế biến khoai lang đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Mỗi ngày, người bệnh ăn 100 gam khoai lang theo cách này, không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có thể kích thích nhu động ruột, giúp hoạt động của dạ dày trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều.
2. Chè khoai lang
Khoai lang quả là một thực phẩm linh hoạt trong cách chế biến. Không chỉ có thể hấp luộc, nấu canh, khoai lang còn là nguyên liệu chính trong các món chè như chè khoai lang gạo nếp, chè bà ba, chè khoai lang đậu xanh, chè khoai dẻo v.v…rất thơm ngon. Từng viên khoai lang mềm mại, tan ngay trong vòm họng sẽ khiến cho những người đau dạ dày quên hẳn những cơn đau.
Để có những chén chè khoai lang thơm ngon, bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu cơ bản của các món chè như: khoai lang, bột báng, nước cốt dừa, đường cát. Và thực hiện theo từng bước đơn giản sau đây:
- Rửa sạch khoai lang, lột vỏ và cắt nhỏ khoai ra thành hình con cờ. Sau đó tiếp tục ngâm khoai với nước muối loãng trong 5 phút.
- Sau khi khoai đã ráo nước, bạn hấp khoai cho đến khi chín mềm.
- Chia khoai lang ra làm 2 phần bằng nhau, một phần nghiền nhuyễn, phần còn lại ướp với đường cát.
- Đun phần khoai lang đã được nghiền nhuyễn với nửa lít nước và nước cốt dừa.
- Khi hỗn hợp khoai lang và nước cốt dừa sôi, bạn vớt bọt và cho một nửa khoai còn lại (đã được ướp đường) vào nấu chung khoảng 2 phút là ổn.
- Tắt bếp, múc chè ra chén và chan thêm một lớp nước cốt dừa lên trên là bạn đã có một món ăn chơi vô cùng hấp dẫn.
Người bị đau dạ dày nên ăn ít nước cốt dừa vì chất béo trong đó có thể sẽ khiến cho bạn cảm thấy bị đầy hơi.
3. Khoai lang nấu sườn
Canh khoai lang nấu sườn sẽ là một món canh mát lành, ngon miệng và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của bạn được thuận lợi hơn. Nếu đã ngán những củ khoai lang luộc, sao bạn không thử canh khoai lang nấu sườn thơm dẻo theo công thức sau đây:
Chuẩn bị: 100 gam khoai lang, nửa ký sườn non, hành lá và các gia vị nêm nếm.
Chế biến: Gọt vỏ khoai lang thật sạch, sau đó bạn rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Thịt sườn cũng được rửa sạch cho hết máu và nhớt, chặt khúc rồi ướp với nước mắm, bột ngọt, tiêu trong 15 phút để gia vị thấm. Bước tiếp theo, bạn bắt bếp, phi thơm tỏi rồi xào sơ sườn rồi cho nước vào nửa nồi. Đun sôi nước rồi vớt bọt đi, sau đó cho khoai lang vào nấu với lửa vừa cho đến khi gắp thấy khoai đã chín mềm thì cho hành lá vào. Vậy là món canh sườn non khoai lang của bạn đã hoàn thành, rất thơm ngon, bổ dưỡng và tốt cho người bị đau dạ dày.
III. Một số lưu ý người bị đau dạ dày cần biết khi ăn khoai lang
Khoai lang tuy rất tốt cho sức khỏe và có công dụng hỗ trợ điều trị đau dạ dày nhưng người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây để sức khỏe được đảm bảo:
- Khoai lang tuy là một loại lương thực, nhưng bạn không nên ăn chúng thay cho cơm. Vì ăn quá nhiều khoai lang trong bữa ăn chính sẽ khiến cho dạ dày của bạn bị co thắt, bị khó tiêu, nghẹn ứ ở cổ, có thể tiêu chảy.
- Không ăn khoai lang có xuất hiện những đốm đen, đây là báo hiệu cho việc củ khoai đó đã không còn an toàn nữa, nến cứ ăn thì gan của bạn sẽ bị gây hại đáng kể.
- Khoai lang không phải là một loại thức ăn phù hợp khi người bị đau dạ dày đang đói (bụng rỗng). Tốt nhất hãy ăn khoai lang sau bữa ăn chính.
- Có một sự thật là khoai lang càng chín thì sẽ càng có vị ngọt thịt hơn. Thế nhưng người đang bị đau dạ dày không nên ăn khoai dạng này.
- Hạn chế việc ăn nhiều khoai lang vào buổi tối dù là với bất cứ cách chế biến nào. Bởi dù sao thì cái dạ dày đang bị đau của bạn cũng không thích hợp với những bữa ăn giàu tinh bột sau 8 giờ tối.
Nói tóm lại, bạn có thể yên tâm vì bị đau dạ dày ăn khoai lang ở một chừng mực vừa phải sẽ không gây ra bất cứ hậu quả đáng tiếc nào. Nếu cảm thấy ngán khoai lang luộc, người bệnh có thể nấu chè khoai lang hoặc canh khoai lang sườn để đổi khẩu vị. Cuối cùng, chúng tôi luôn hy vọng bệnh đau dạ dày của bạn sẽ mau chóng được chữa khỏi.
Nguyên Bình.
→ Thông tin hữu ích cho người bị đau dạ dày:
Ngày đăng: 26/09/2021 - Cập nhật lúc: 11:47 PM , 28/09/2021
Bài được quan tâm
Giải mã bài thuốc “thần kỳ” của Thuốc dân tộc giúp NSND Trần Nhượng chữa khỏi đau dạ dày lâu năm
Bệnh Đau Dạ Dày Là Gì? Triệu Chứng, Cách Chữa Trị Từ Bác Sĩ Tiêu Hoá
Chuyên Gia Phân Biệt Viêm – Đau Dạ Dày, Bao Tử & Hướng Dẫn Cách Đẩy Lùi Hiệu Quả Từ Thảo Dược
Xóa tan mọi khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra cùng chuyên gia tiêu hóa