Tìm hiểu về cách phát hiện trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp để có biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời. Như đã biết, vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn gây ra những căn bệnh dạ dày , có thể xảy ra ở bất cứ đối thượng nào. Trong đó, trẻ em là đối tượng khá dễ bị nhiễm khuẩn Hp, đặc biệt khi trẻ có bố hoặc mẹ bị nhiễm Hp hay môi trường ô nhiễm,.. Điều đáng nói là khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có khá nhiều sự khác biệt với sự nhiễm khuẩn Hp ở người lớn.
1. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?
Khi khuẩn Hp là loại vi khuẩn chủ yếu gây ra tình viêm dạ dày mạn tính và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, hầu như chưa có trường hợp vi khuẩn Hp nào gây ung thư dạ dày ở trẻ em, nếu có thì chỉ xảy ra khi trẻ đã trưởng thành. Do đó, trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp không được coi là hiện tượng nguy hiểm. Sở dĩ vi khuẩn Hp ở trẻ không gây ung thư dạ dày ở trẻ là do sau khi vi khuẩn Hp xâm nhiễm, càn một thời gian nhất định để tiến triển thành các loại bệnh viêm dạ dày mạn tính, sau đó cũng cần một khoảng thời gian dài để xảy ra các biến chứng. Tuy nhiên, cũng cần đề phòng vì có gần 15% trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp sẽ gây viêm loét dạ dày tá tráng. Một số khác, vi khuẩn Hp sẽ gây ra một dạng U mô lympho trên lớp niêm mạc ạ dày ( u MALT) khi trẻ lớn lên.
Có thể bạn quan tâm: Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không? tác hại của nó là gì?
2. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có những điểm khác biệt so với người lớn
Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở trẻ thường thấp hơn so với người lớn, càng lớn tuổi thì khả năng nhiễm khuẩn Hp càng cao. Và đặc biệt, trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp hầu như không dẫn đến các biến chứng ác tính như điều phụ huynh lo lắng. Bên cạnh đó, trẻ sẽ gặp những vấn đề khác với người lớn về ăn uống, sinh hoạt và thuốc men nên việc điều trị vi khuẩn Hp cho trẻ cũng có những khó khăn nhất định. Điểm khác biệt nữa là tỷ lệ Hp đề kháng với kháng sinh ở trẻ có xu hướng cao hơn người lớn do trẻ thường xuyên mắc nhiễm trùng hô hấp trên và phải dùng kháng sinh.
3. Cách phát hiện trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Hp là bám ở thành niêm mạc dạ dày và “ẩn nấp” chờ thời cơ, thường là khi ăn uống thất thường, không đủ chất hoặc ăn uống những thực phẩm kích thích thì vi khuẩn này mới gây bệnh.
Khi trẻ mắc phải một số căn bệnh ở trên, sẽ có những đặc trưng riêng cho mỗi loại bệnh. Nhưng thường là:
- Đau bụng, đau quanh rốn hoặc đau ở vùng thượng vị ( khu vực trên rốn, nơi tiếp giáp giữa ngực và bụng). Trẻ ít khi có ợ chua, trường hợp đau có thể liên quan đến bữa ăn hoặc không.
- Một số trẻ bị viêm lớt dạ dày tá tràng có thể phải nhập viện vì chứng nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen, hôi do máu lẫn trong phân.
- Đôi khi trẻ cũng không có biểu hiện gì ngoài việc ngày càng xanh xao, ốm yếu, thiếu máu không rõ nguyên do.
Có thể thấy rất ít những dấu hiệu để có thể nhận biết trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, ngay cả khi phụ huynh nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn Hp, bác sĩ vẫn phải hỏi kỹ bệnh sử của trẻ. Sau đó thực hiện khám lâm sàng và nếu cần thiết thì sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán cần thiết và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Do đó, phụ huynh không nên tự ý đưa trẻ đi test khuẩn Hp một cách không cần thiết để tránh những tốn kém không đáng cũng như những hoang mang, lo lắng khi test khuẩn Hp dương tính mà không cần điều trị. ( vì vi khuẩn Hp chỉ gây bệnh khi có điều kiện thích hợp đã kể trên).
Trường hợp gia đình có tiền sử người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn Hp hay gia đình có tiền sử bị ung thư dạ dày thì cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn.
Lưu ý: Bác sĩ thăm khám trực tiếp chính là người sẽ quyết định có cần test khuẩn Hp cho bé hay không vì họ chính là người hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bé nhất.
Mời bạn xem thêm:
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:51 PM , 10/10/2022