Chứng trào ngược axit dạ dày khi mang thai – Mẹ bầu nên cảnh giác

Trào ngược axit dạ dày khi mang thai khiến cho nhiều bà bầu mệt mỏi, khó chịu. Nếu không sớm khắc phục, trào ngược axit có thể chuyển sang trào ngược dạ dày thực quản, gây biến chứng nguy hiểm tại dạ dày và thực quản.

trào ngược dạ dày khi mang thai
Đừng chủ quan với bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai

Trào ngược axit dạ dày là gì?

Giữa dạ dày và thực quản được ngăn cách với nhau bởi cơ vòng thực quản (LES). Lớp cơ này có nhiệm vụ như một cánh cửa, mở ra để dạ dày tiếp nhận thức ăn từ thực quản xuống dạ dày và đóng lại để ngăn hiện tượng trào ngược. Khi lớp cơ vòng này giãn hơn bình thường, chúng sẽ cho phép axit dạ dày thấm ngược trở lại thực quản, gây nên hiện tượng trào ngược axit.

Nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược axit dạ dày khi mang thai

# Do sự thay đổi kích thích tố trong cơ thể

Trào ngược axit dạ dày ở phụ nữ mang thai là kết quả của việc thay đổi kích thích tố trong cơ thể. Hàm lượng progesterone, hormone ở nữ giới tăng đột ngột trong thai kì sẽ gây dãn của tử cung, kèm theo dãn van dạ dày. Điều này khiến cho một lượng axit dễ bị thoát ra ngoài, gây trào ngược.

# Do áp lực của thai nhi lên ổ bụng

Trọng lượng của em bé ngày một lớn trong ba tháng giữa và cuối thai kì sẽ gây áp lực lên vùng bụng, trong đó có dạ dày, tăng nguy cơ bị trào ngược axit. Tình trạng trên kéo dài có thể gây chứng ợ nóng (hoặc khó tiêu) hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Các dấu hiệu của trào ngược axit dạ dày khi mang thai

Một số triệu chứng bệnh trào ngược axit khi mang thai bao gồm:

trào ngược dạ dày khi mang thai
Bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai làm nhiều người khó chịu
  • Ho;
  • Viêm họng;
  • Cảm thấy đắng ở sau cổ họng;
  • Chua miệng;
  • Cảm giác nóng rát, đau ở vùng thượng vị dạ dày. Cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn khi các bà bầu bước vào 3 tháng cuối thai kì (khoảng tuần 27).

Cách khắc phục chứng trào ngược axit ở phụ nữ mang thai

Triệu chứng của trào ngược axit dạ dày có thể biến mất nếu có chế độ ăn uống thích hợp. Dưới đây là một số cách khắc phục an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Điều chỉnh thói quen ăn uống để ngăn ngừa hiện tượng trào ngược axit.

+ Thay vì ăn bữa lớn, bà bầu có thể chia ra nhiều bữa phụ để giảm áp lực cho dạ dày.

+ Không nên vừa ăn vừa uống vì điều này có thể khiến cho cơ vòng thực quản LES mở ra vào thời điểm không thích hợp. Thay vào đó, nên uống nước giữa những bữa ăn.

hạn chế trào ngược dạ dày khi mang thai
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế trào ngược dạ dày khi mang thai

+ Ăn chậm, nhai kĩ.

+ Nhai một miếng kẹo cao su không đường sau bữa ăn để kích thích tuyết nước bọt tiết nhiều nước bọt. Nước bọt có tính kiềm, có thể trung hòa axit dạ dày, ngăn hiện tượng trào ngược axit.

+ Không nằm ngay sau khi ăn mà nên đi bộ hoặc phối hợp những động tác vận động nhẹ nhàng để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

+ Socola, bạc hà, thức ăn cay, thực phẩm giàu tính axit (cam và cà chua), nước ép trái cây, thực phẩm nhiều chất béo, mù tạt, đồ uống có gas, đồ uống chứa nhiều caffein (trà, cà phê), gia vị… có thể kích hoạt cơn trào ngược axit, các bà bầu cần tránh.

+ Khi bị trào ngược axit, nên ăn sữa chua hay uống một cốc sữa để trung hòa axit, cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng có thể uống trà mật ong hoặc trà hoa cúc.

+ Duy trì cân nặng ổn định trong suốt thai kì sẽ giúp giảm thiểu chứng trào ngược axit. Tốt nhất, nên làm theo hướng dẫn để tăng cân khỏe mạnh.

Thay đổi lối sống

+ Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không được quá chật.

+ Tránh nằm nghiêng về bên phải nhiều vì lúc này, dạ dày sẽ cao hơn thực quản, tăng nguy cơ trào ngược. Thay vào đó, mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái và kê cao gối khi ngủ.

+ Không hút thuốc lá, uống đồ chứa nhiều cồn trong thai kì.

Thuốc và liệu pháp thay thế giúp khắc phục trào ngược axit ở phụ nữ mang thai

Dùng thuốc tây trị trào ngược axit trong thai kì không phải là giải pháp được các chuyên gia khuyến khích. Tuy nhiên, vẫn có một số thuốc an toàn cho các mẹ bầu, có thể uống trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để cải thiện triệu chứng khó chịu.

điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai
Dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai

Thuốc khắc phục hiện tượng trào ngược axit

# Thuốc kháng axit

Hầu hết thuốc kháng axit không theo toa thường an toàn cho phụ nữ đang mang thai, được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhẹ. Tuy nhiên, cần lưu ý:

+ Thuốc kháng axit chứa sodium bicarbonate có thể gây tích tụ chất lỏng cũng như nhiễm kiềm cho mẹ và thai nhi. Thuốc kháng axit dạng nhôm hoặc magie có thể gây tình trạng tiêu chảy, táo bón, ảnh hưởng đến cơn co thắt trong quá trình chuyển dạ nên tránh dùng khi đang ở 3 tháng cuối thai kì.

+ Một số thuốc kháng axit chứa canxi catbonat (như Tums và Gaviscon) an toàn với phụ nữ mang thai. Thuốc uống khi dạ dày rỗng, trung hòa axit nhanh chỉ trong vòng 30 – 60 phút, tác dụng bảo vệ kéo dài từ 2 – 3 giờ.

Trong trường hợp bị trào ngược axit nặng, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để chọn thuốc trị bệnh an toàn và phù hợp.

# Thuốc trung hòa axit dạ dày

Thông thường, thuốc Alginates được chỉ định với nhiều loại thuốc khác trong điều trị bệnh viêm dạ dày. Khi phản ứng với axit dạ dày, thuốc hoạt động trên cơ chế tạo một lớp gel nổi trên dịch vị nhằm ngăn axit rò rỉ trở lại.

# Sắt

Sắt tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không dùng Sắt và thuốc kháng axit cùng một lúc vì chúng có thể tương tác với nhau. Thời gian uống thuốc sắt và thuốc kháng axit nên cách nhau khoảng 2 giờ.

# Thuốc kháng H2

Thuốc có tác dụng ức chế axit dạ dày, ngăn ngừa hiện tượng trào ngược. Một số thuốc kê toa an toàn cho phụ nữ mang thai là Ranitidine và Omeprazole.

Lựa chọn thay thế trong điều trị trào ngược axit trong thai kì

  • Châm cứu
  • Tập bài tập thư giãn nhẹ nhàng.

Lưu ý: Nên thm khảo bác sĩ trước khi áp dụng cách dùng thuốc điều trị hay chọn lựa giải pháp thay thể.

Một số thắc mắc thường gặp về vấn đề trào ngược axit khi mang thai

Trào ngược axit là dấu hiệu nhận biết bạn đang mang thai?

Trào ngược axit là khá phổ biến, bất cứ ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời và đặc biệt dễ gây nhầm lẫn với mang thai ở nữ giới. Nếu chứng trào ngược axit đi kèm với buồn nôn, khó chịu, bạn có thể dùng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế để thăm khám sức khỏe để biết chính xác vấn đề đang mắc phải.

Có phải có thai là nguyên nhân gây chứng ợ nóng, trào ngược axit?

Mang thai là một trong những nguyên nhân gây trào ngược axit, ợ nóng. Trong ba tháng đầu thai kì, quá trình làm rỗng dạ dày diễn ra chậm hơn, gây chứng đầy bụng, khó tiêu. Sang đến ba tháng cuối thai kì, thai nhi phát triển gây áp lực lên dạ dày khiến cho dạ dày cao hơn bình thường, tăng nguy cơ gây trào ngược.

Trào ngược axit dạ dày khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu thuộc những trường hợp sau, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia:

chữa bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai
Điều trị trào ngược dạ dày theo chỉ định của bác sĩ

+ Việc thay đổi thói quen ăn uống và lối sống không cải thiện được cơn trào ngược, thậm chí chứng bệnh còn trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Trào ngược axit gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc triệu chứng khó nuốt, ho, sụt cân, đi ngoài phân đen trở lại khi thuốc kháng axit hết tác dụng.

Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng một số thuốc (kê đơn và không kê đơn) phù hợp tình trạng bệnh và thai kì. Trong trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh trào ngược dạ dày (GERD), điều này đồng nghĩa với tình trạng trào ngược axit đã trở nên nghiêm trọng, cần có phác đồ điều trị cụ thể để tránh gây tổn hại đến thực quản.

Trào ngược axit khi mang thai mặc dù phổ biến nhưng có thể nhanh khỏi thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc điều trị phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và ngăn ngừa triệu chứng tái phát, cần tiến hành thăm khám sức khỏe để được theo dõi thường xuyên và có hướng điều trị phù hợp. Hy vọng những thông tin hữu ích đến bạn.

Bạn nên tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 30/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:10 AM , 01/10/2021

Ẩn