Đau dạ dày khi đói: Cảnh báo nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Bạn có biết, đau dạ dày khi đói là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh nguy hiểm không? Cùng benhduongtieuhoa.com tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Thắc mắc của độc giả gửi về chuyên mục:

“Chào bác sĩ, hiện em đang phải đối mặt với tình trạng khiến em rất khó chịu nhưng em không biết phải làm thế nào, cũng không biết là mình đã mắc phải chứng bệnh gì. Chuyện là dạo gần đây bỗng dưng em cứ cảm thấy vùng dạ dày của mình cứ đau cồn cào mỗi khi em đói. Đó không phải là cảm giác đói bụng bình thường mà quặn lên từng cơn, kèm theo cảm giác buồn nôn. Mong bác sĩ giải đáp giúp em, em xin cảm ơn.”

(Lê Thị Cẩm Chướng, sinh viên, Tp. Vũng Tàu).

bệnh gì khiến dạ dày bị đau khi đói
Đau dạ dày khi đói là dấu hiệu của những chứng bệnh nào? Có nguy hiểm không?

I- Đau dạ dày khi đói là biểu hiện của những bệnh gì?

Dịch vị của chúng ta đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều đó có nghĩa là thiếu hay thừa dịch vị cũng sẽ khiến cho dạ dày nói riêng và cơ thể nói chung phải chịu những ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể, nếu dạ dày tiết ra quá ít acid dịch vị thì thức ăn sẽ không được phân hủy, dẫn đến sự ùn ứ, thậm chí lên men khiến cho chúng ta luôn cảm thấy đầy hơi.

Ngược lại, trong trường hợp acid dạ dày tiết ra quá nhiều thì dịch vị sẽ quay ngược lại ăn mòn niêm mạc dạ dày. Đây cũng chính là sự lý giải cho việc nhiều người cảm thấy đau dạ dày khi bụng đói. Vậy thì tình trạng này là dấu hiệu của những căn bệnh nào? Các bác sĩ đến từ bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.

1- Viêm loét dạ dày

Đây là một căn bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở người cao tuổi và đang có xu hướng mở rộng phạm vi mắc bệnh. Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị đúng cách.

  • Nguyên nhân

Trong nhiều năm nghiên cứu, các bác sĩ cho rằng những căng thẳng trong cuộc sống chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Nhưng một cuộc nghiên cứu vào năm 1980 đã cho thấy việc sử dụng các chất kháng viêm như Aspirin, NSAID và sự tấn công của vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) mới là tác nhân hình thành nên những vết loét trên niêm mạc dạ dày.

  • Triệu chứng

Lịch sử đã có những ghi chép rất chi tiết về căn bệnh này, rằng trước khi tìm ra được thuốc chữa bệnh thì trong nhiều thập kỷ, những triệu chứng của bệnh không chỉ là đau đớn, nôn thường xuyên mà còn là mất ăn mất ngủ, stress, hơi thở có mùi hôi, chán ăn và cảm giác đau đớn sẽ tăng mạnh lên rất nhiều khi bệnh nhân để bụng rỗng.

2- Viêm hang vị dạ dày

Viêm hang vị dạ dày là từ dùng để chỉ tình trạng hang vị ở phần niêm mạc dạ dày xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Bệnh thường xảy ra ở tuổi trung niên và người trên 60 tuổi, thế nhưng ngày càng có nhiều trẻ em cũng mắc bệnh. Viêm hang vị dạ dày được xếp trong danh sách những bệnh nguy hiểm vì có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

đau dạ dày khi đói vì viêm hang vị dạ dày
Viêm hang vị dạ dày là một trong những nguyên nhân khién cho dạ dày bị đau mỗi khi người bệnh đói.
  • Nguyên nhân

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, trong đó nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn Hp. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như ăn uống thất thường, thói quen bỏ bữa, ăn khuya, tự ý uống thuốc giảm đau…cũng khiến cho viêm hang vị dạ dày hình thành nhanh hơn. Nếu không kịp chữa trị, bệnh sẽ gây ra những biến chứng khó lường.

  • Triệu chứng

Khi bị viêm hang vị dạ dày, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau tức ở vùng bụng khi đói và đau âm ỉ thường xuyên. Đặc biệt, cơn đau sẽ rõ ràng hơn khi người bệnh dung nạp các chất kích thích acid dạ dày như rượu, bia, cà phê, thức ăn có vị chua cay…Ngoài ra, bệnh nhân viêm hang vị dạ dày cũng sẽ nôn thành nhiều lần trong ngày, kèm theo ợ chua.

3- Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản còn được gọi với cái tên khác là trào ngược acid dạ dày, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và phụ nữ đang mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng như viêm thực quản, chít hẹp thực quản và nặng nề nhất là ung thư thực quản.

  • Nguyên nhân

Trào ngược dạ dày xuất phát từ việc acid dạ dày tiết ra nhiều quá mức cần thiết, khiến cho lượng bazơ dạ dày tiết ra không đủ để có thể thực hiện được hoạt động ngăn cản, khiến cho dịch vị cùng thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Bệnh có tính di truyền và người bị béo phì, người uống nhiều bia rượu sẽ tăng khả năng bị trào ngược dạ dày.

  • Triệu chứng

Người bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu rất đặc trưng như: nóng rát cổ, ho mãn tính, đau tức ngực, thường xuyên ợ nóng, khàn giọng, miệng đắng, buồn nôn và đau dạ dày mỗi khi đói lẫn khi no.

4- Viêm loét hành tá tràng

Tuy không phổ biến như 3 dạng bệnh ở trên nhưng viêm loét hành tá tràng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi (người lớn > trẻ em) và có tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Dựa vào tên gọi của bệnh, chúng ta cũng có thể xác định được vị trí đang bị viêm nhiễm lúc này là tá tràng – phần đầu tiên của ruột non, được nối với dạ dày qua môn vị. Biến chứng của bệnh là xuất huyết đường tiêu hóa, thủng dạ dày rất nguy hiểm.

viêm loét hành tá tràng khiến đau dạ dày khi đói
Nhiều người bị đau dạ dày khi đói vì viêm loét hành tá tràng.
  • Nguyên nhân:

Cũng như các bệnh về dạ dày khác, viêm hành tá tràng cũng được hình thành từ các nguyên nhân chủ yếu như thuốc Tây, vi khuẩn Hp, yếu tố tâm lý và chế độ ăn uống. Trong đó, 3 loại thuốc dễ gây ra những thương tổn ở niêm mạc tá tràng là Aspirin, thuốc chống viêm khớp và thuốc Sterol. Bệnh có thể được chữa trị dứt điểm nếu các bác sĩ nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.

  • Triệu chứng:

Khi bị viêm loét hành tá tràng, bệnh nhân sẽ cảm thấy vùng bụng trên (vị trí của dạ dày) bị đau quặn, cơn đau tăng mạnh vào lúc nửa đêm, trước khi đi vệ sinh hoặc những lúc cảm thấy đói. Đi kèm theo đó là tình trạng mất ngủ, ợ chua, ăn không tiêu, chướng bụng, thiếu chất.

II- Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau dạ dày khi đói?

Đau dạ dày khi đói tuy sẽ dịu dần và phần lớn biến mất ngay khi chúng ta kết thúc bữa ăn. Thế nhưng, sẽ vô cùng phiền toái nếu hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại. Vì vậy, hãy thực hiện theo các lời khuyên sau đây để có thể khắc phục tình trạng đau dạ dày khi đói một cách nhanh chóng:

  • Điều đầu tiên và cần thiết nhất mà bạn cần phải làm là hãy đến bệnh viện uy tín. Tại đây các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh, để từ đó đưa ra hướng điều trị chính xác nhất.
  • Song song với việc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh hãy quan tâm hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Cụ thể, không ăn quá no, không để bụng đói và khi ăn cần ăn chậm, nhai kĩ.
  • Trong trường hợp bụng đang bị đói, bạn nên lấp đầy dạ dày của mình bởi những bữa ăn nhỏ và đủ chất. Lưu ý, không ăn những thực phẩm sau khi đói: hồng chín, khoai lang, cà chua chín, thực phẩm lạnh, cam, sữa, đậu nành, dứa, táo tàu khô, vải…
  • Cuối cùng, hãy giữ cho tinh thần của mình luôn ở trong trạng thái thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Stress sẽ khiến cho bạn ăn không ngon, ngủ không yên và hơn hết là khiến cho các bệnh về dạ dày diễn biến phức tạp hơn rất nhiều.

→ Sau khi biết được đau dạ dày khi đói cảnh báo nhiều chứng bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa, hy vọng bạn sẽ không lơ là tình trạng này nữa. Tốt nhất, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.

Thy Nguyễn. 

Thông tin hữu ích dành cho bạn:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 29/09/2021 - Cập nhật lúc: 3:06 PM , 29/09/2021

Ẩn