Mắc bệnh đau dạ dày có được uống cà phê không?

Cà phê là một trong những loại thức uống phổ biến nhất trong cuộc sống chúng ta. Thế nhưng khi mắc bệnh đau dạ dày có được uống cà phê hay không, vẫn còn là một câu hỏi cần có sự giải đáp chính xác. 

Hầu hết chúng ta đều yêu thích hương vị đắng nhẹ nhưng rất quyến rũ từ những tách cà phê, và cũng không ít người tin rằng cà phê mang lại những lợi ích thiết thực cho sức khỏe. Suy nghĩ này hoàn toàn có cơ sở, bởi loại thức uống thơm ngon này có khả năng tạo ra hiệu ứng bổ sung năng lượng, làm tăng lưu lượng máu lên não và tăng số lần đập của tim bằng cách kích thích sản xuất các hormone cortisol, epinephrine và norepinephrine.

Tuy nhiên trong một số trường hợp cà phê sẽ có thể gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Đặc biệt là đối với những người đang có vấn đề về đường tiêu hóa như đau dạ dày, một số thành phần của cà phê có thể sẽ khiến cho bệnh diễn biến phức tạp hơn. Nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này sẽ được các bác sĩ khoa Nội tổng hợp bệnh viện Bạch Mai giải đáp ngay sau đây.

có nên uống cà phê khi bị đau dạ dày
Người bị đau dạ dày có được uống cà phê hay không là một thắc mắc rất phổ biến.

I- Giải đáp: Người bị đau dạ dày có được uống cà phê hay không?

Đau dạ dày được hiểu là tình trạng niêm mạc dạ dày bị kích thích hoặc bị tổn thương do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Người bị đau dạ dày sẽ thường phải đối mặt với các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu…Vì đây là một bệnh về đường tiêu hóa nên bệnh nhân cần cẩn trọng trong chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt là hạn chế uống cà phê để ngăn tình trạng bệnh nặng hơn. Vậy thì tại sao cà phê lại nằm trong danh sách hạn chế của người bị đau dạ dày? Câu trả lời nằm ở thành phần của nó.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cà phê có những tác động tiêu cực lên hệ tiêu hóa nếu được chúng ta đưa vào cơ thể trong một thời gian dài. Sự ảnh hưởng của thức uống này lên dạ dày có thể kể đến như sau:

  • Acid chlorogenic – “kẻ thù không đội trời chung” của dạ dày

Có thể bạn chưa biết, ở một số người thì việc tiếp xúc với chất Acid chlorogenic có trong cà phê (đặc biệt là khi dạ dày đang rỗng) sẽ có thể dẫn đến sự kích thích niêm mạc dạ dày. Khi niêm mạc dạ dày bị kích thích, cảm giác đau bụng, ợ nóng, nấc cụt, buồn nôn và nôn ói là điều khó tránh. Đồng thời tăng cao nguy cơ bị viêm loét dạ dày hoặc khiến cho bệnh đau dạ dày có những diễn biến nặng hơn.

  • Caffein – hoạt chất chính trong cà phê gây đau thắt dạ dày

Chất Caffein trong cà phê có khả năng giảm đau, mang lại cảm giác thoải mái, tỉnh táo cho chúng ta bằng cách kích thích hệ thần kinh trung ương. Tuy vậy, chất này cũng đồng thời thúc đẩy sự tăng tiết dịch vị dạ dày. Trong trường hợp người bệnh đau dạ dày lại có thói quen uống cà phê khi chưa ăn sáng, thì dù có được pha với sữa, các vết loét trên niêm mạc dạ dày sẽ sâu hơn và có thể dẫn đến thủng dạ dày rất nguy hiểm. Không dừng lại ở đó, Caffein còn gây co thắt cơ bụng – nguyên nhân chính hình thành các cơn đau dạ dày khó chịu.

bị đau dạ dày không được uống cà phê nhiều
Trong cà phê có chứa chất caffein không tốt cho niêm mạc dạ dày.
  • Cà phê có chứa hợp chất Tanin không tốt cho dạ dày

Bên cạnh Caffein, hợp chất Tanin được tìm thấy trong cà phê được xác định là một loại Polyphenol gây ức chế sự hấp thụ chất Sắt (Fe) và các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Việc cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng sẽ gây nên tình trạng thiếu máu do thiếu chất sắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động của cơ quan nội tạng. Đối với người bị đau dạ dày, tình trạng thiếu máu trong thời gian dài sẽ làm cho dạ dày chuyển từ đau sang viêm loét.

Cà phê còn giảm sự hấp thu Magie – một nguyên tố thiết yếu, đóng góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ miễn dịch cho cơ thể nói riêng và hệ tiêu hóa, dạ dày nói riêng. Do vậy, sự thiếu hụt khoáng chất này sẽ có khả năng gây ra các bệnh lí về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm tá tràng. Đối với người đang bị đau dạ dày, tình trạng thiếu chất này sẽ cản trở quá trình hồi phục đáng kể.

  • Cà phê hoạt động như thuốc lợi tiểu

Bạn có thắc mắc vì sao sau mỗi lần uống cà phê thì lại nhanh cảm thấy buồn tiểu hơn không? Tất cả là vì cà phê hoạt động tương tự như một loại thuốc lợi tiểu, nhưng đồng thời lại khiến cơ thể nhanh mất nước hơn và dẫn đến tình trạng táo bón. Đó là chúng ta chưa kể đến việc uống nhiều cà phê sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất GABA – một chất dẫn truyền hệ thần kinh có chức năng làm dịu các cơn đau ở đường tiêu hóa. Khi GABA bị rối loạn, đau dạ dày có thể trở thành một vấn đề xảy ra thường xuyên. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

  • Rối loạn tiêu hóa do cà phê

Những tác hại của cà phê không chỉ dừng lại ở đó, nhiều bằng chứng đã cho thấy rằng người uống nhiều cà phê sẽ gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa. Nguyên nhân là vì các thành phần trong cà phê sẽ hoạt động như một chất “đánh lừa” dạ dày, cho phép thức ăn di chuyển thẳng vào ruột non mà chưa được tiêu hóa kỹ càng. Đây thực sự là một điều hết sức nguy hiểm, gây nên những hậu quả mang tính lâu dài. Bạn sẽ cảm thấy đau bụng thường xuyên và trở thành bệnh nhân viêm loét dạ dày chỉ sau một thời gian ngắn.

không nên uống cà phê khi bị đau dạ dày
Cà phê có thể sẽ gây ra một số chứng bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau thăt ruột, viêm dạ dày v.v…

Ngoài ra, chúng ta cũng cần biết là các hoạt chất điển hình trong cà phê còn gây ra chứng mất ngủ, lo lắng và thậm chí là làm rối loạn nhịp tim. Tất cả những điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và ngăn cản sự cung cấp máu đến dạ dày và gây đau dạ dày cùng các chứng bệnh khó kiểm soát khác.

II- Phải làm sao để ngăn ảnh hưởng tiêu cực của cà phê lên dạ dày?

Thực tế đã cho thấy, cà phê là một loại thức uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn tình trạng đau dạ dày của mình ngày càng khó điều trị dứt điểm hơn thì chúng tôi khuyên bạn nên hạn chế việc sử dụng loại thức uống này. Bởi thói quen uống cà phê thường xuyên không chỉ khiến dạ dày mà cả hệ tiêu hóa cũng sẽ gặp một số vấn đề đáng quan ngại. Do đó, cách duy nhất để bạn có thể

Có thể đối với nhiều người, những tách cà phê buổi sáng là một phần không thể thiếu. Nhưng hãy là một người khôn ngoan và biết đặt sức khỏe của mình lên trên hết. Bạn có thể “cai nghiện” cà phê bằng cách giảm dần lượng cà phê trong mỗi lần uống, thay vào đó có thể uống trà đường hoặc trà pha mật ong. Tuy trong trà có cũng có chứa caffein nhưng với hàm lượng ít hơn trong cà phê nhiều, người bị đau dạ dày có thể uống dưới 500ml mỗi ngày. Bên cạnh đó, các loại thức uống có cồn, thuốc lá cùng một số thuốc kháng viêm như Steroid hay Aspirin cũng gây những tác dụng không tốt cho dạ dày.

Sau khi biết được chính xác người bị đau dạ dày có được uống cà phê hay không, chúng tôi hy vọng bạn có thể xây dựng một chế độ ăn uống có lợi nhất cho bệnh tình của mình. Và hãy nhớ nói chuyện với bác sĩ nếu cảm thấy dạ dày có những biến chuyển bất thường. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe để có thể chống lại bệnh tật.

Phương Nguyễn.

Thông tin cần thiết cho người đau dạ dày:

5/5 - (2 bình chọn)

Ngày đăng: 29/09/2021 - Cập nhật lúc: 3:05 PM , 29/09/2021

Ẩn