Vì sao đau dạ dày lại khó thở? Nên làm gì?

Câu hỏi vì sao đau dạ dày lại khó thở, chuyên mục của chúng tôi đã nhiều lần nhận được từ những độc giả thân thiết. Đáp ứng nhu cầu đó, benhduongtieuhoa.com sẽ lý giải nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng khó thở do đau dạ dày. 

Nhiều bệnh nhân đã chia sẻ với bác sĩ của chuyên mục là họ chưa bao giờ nghĩ, đau dạ dày lại khó chịu đến như vậy. Căn bệnh về đường tiêu hóa này không chỉ khiến cho người bệnh bị nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và nôn khi đói cũng như khi no…mà còn dẫn đến cảm giác khó thở thường xuyên. Vì vậy, bác sĩ Lê Văn Minh – bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ (quận Phú Nhuận, Tp.HCM) sẽ là người giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.

nên làm gì khi đau dạ dày gây khó thở
Bạn có biết vì sao đau dạ dày lại khó thở và các biện pháp khắc phục tình trạng này?

I- Vì sao đau dạ dày lại gây ra cảm giác khó thở?

Thông thường, người bị đau dạ dày sẽ đối mặt với một số triệu chứng đặc trưng, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó thở. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng khó thở khi đau dạ dày, trong đó thường gặp nhất là do chứng trào ngược dạ dày thực quản – một hậu quả của đau dạ dày lâu ngày.

Trào ngược dạ dày thực quản (trào ngược dạ dày) là từ chuyên môn dùng để chỉ tình trạng dịch vị trong dạ dày cùng thức ăn bị trào ngược lên. Ở một số bệnh nhân bị đau dạ dày thì việc bị trào ngược diễn ra rất thường xuyên, một số khác thì chỉ thỉnh thoảng. Hậu quả của việc này là những tổn thương đáng kể ở niêm mạc thực quản, cùng các biểu hiện như ợ chua, khàn tiếng, đau rát cổ họng, buồn nôn, tức ngực và khó thở.

→ Theo thống kê của Sở Y tế, mỗi năm số lượng người bị trào ngược dạ dày tăng từ 5-7%, trong đó trẻ em và phụ nữ mang thai chiếm tỷ lệ mắc bệnh khá lớn.

Lý giải cho sự xuất hiện của hiện tượng này, các bác sĩ cho biết dạ dày của chúng ta sẽ tiết ra một lượng acid cần thiết để có thể tiêu hóa được thức ăn. Trong trường hợp acid dạ dày tiết ra nhiều quá mức sẽ làm cho cơ vòng thực quản bị hở ra, khiến cho thức ăn bị đẩy ngược lên vòm họng và chèn ép vòm họng. Lúc này, không khí lưu thông ở thực quản sẽ bị ngắt quãng dẫn đến cảm giác khó thở.

vì sao đau dạ dày lại khó thở
Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân chính gay ra tình trạng khó thở.

II- Nên làm gì khi bị khó thở do đau dạ dày?

Khó thở do bị đau dạ dày là một vấn đề mà bất cứ ai trong chúng ta cũng không nên xem thường. Vì nếu không nhận được sự điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Đối với trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chữa trị sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể tham khảo các phương pháp hỗ trợ điều trị sau đây:

1- Sử dụng tân dược

Một số loại thuốc Tây sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như Metronidazol, Tinidazol, Amoxicilline,Clarithromycin…Nhưng trước khi sử dụng, bệnh nhân cần được sự cho phép của bác sĩ, tránh tùy tiện uống thuốc cũng như tăng giảm liều lượng sẽ khiến cho tình trạng khó thở trở diễn biến phức tạp hơn.

2- Uống thuốc Đông y

Nếu có cơ địa dễ sinh nhiệt, không phù hợp với thuốc Tây thì người bệnh hãy thử điều chế các bài thuốc Đông y để giảm cảm giác khó thở vì đau dạ dày. Dưới đây là 2 bài thuốc với nguyên liệu chính là lá bồ công anh và hoàng cầm được nhiều người chia sẻ.

  • Bài thuốc từ bồ công anh: Bệnh nhân sắc 20 gam bồ công anh phơi khô cùng lá khôi, khổ sâm, hoàng cầm, cam thảo nam mỗi vị 16 gam; hương phụ, hậu phác, nghệ mỗi vị 8 gam cùng với 1 lít nước. Thường xuyên uống nước thuốc mỗi ngày 2 lần, uống liên tục trong 2 tuần người bệnh sẽ cảm thấy cảm giác khó thở giảm đi đáng kể.
  • Bài thuốc hoàng cầm: Mỗi ngày, người bị khó thở do đau dạ dày chuẩn bị 16 gam hoàng cầm, 16 gam mai mực, 20 gam mạch nha, 12 gam hạt dành dành, 8 gam hoàng liên, 6 gam cam thảo, 2 gam sơn thù, 12 gam đại táo và sắc tất cả trong cùng 1 thang thuốc. Sau 2-3 tuần thực hiện, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

3- Chữa khó thở bằng phương pháp dân gian

Một cách chữa khó thở nữa mà cũng rất được nhiều người tin dùng, đó là dùng các nguyên liệu dân gian như gừng, bạc hà. Phương pháp này rất an toàn, nhưng còn phụ thuộc nhiều vào bệnh tình và cơ địa của người bệnh.

chữa khó thở bằng mẹo dân gian
Nhiều người tin dùng phương pháp dân gian để trị khó thở do đau dạ dày.
  • Dùng gừng để trị bệnh: Gừng là một trong những nguyên liệu có khả năng kháng viêm và chống oxy hóa rất tốt. Không chỉ vậy, gừng còn có thể giữ ấm dạ dày, giữ ấm cuống họng, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Mỗi ngày, bạn cho một lát gừng tươi cho vào nước nóng và đậy kín lại. Đợi trong 30 phút là có thể uống được, nhớ uống khi trà còn ấm. Phương pháp này còn đặc biệt hiệu quả đối với bệnh nhân bị co thắt dạ dày.
  • Uống trà bạc hà: Trà bạc hà có tính ấm và có công dụng giảm thiểu tình trạng khó thở do đau dạ dày vô cùng hiệu quả. Để bạc hà phát huy tác dụng, người bệnh chỉ cần nhai 1 hoặc 2 lá bạc hà tươi từ 2-3 lần trong ngày hoặc có thể cho vài lá bạc hà vào hãm cùng trà xanh để uống sau khi ngủ dậy. Nhai lá bạc hà cũng sẽ giúp cho bạn ngủ ngon hơn nhiều.
  • Bột nghệ chữa khó thở: Tinh bột nghệ tỏ ra rất công hiệu trong việc trung hòa độ acid trong dịch vị, chống viêm và làm lành những vết loét trong dạ dày. Nếu cảm thấy khó thở, bạn chỉ cần pha 1-2 muỗng cafe bột nghệ vàng với 1/2 muỗng cafe mật ong vào ly nước ấm, uống sau bữa ăn chính 30 phút.

4- Giảm khó thở do đau dạ dày bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn cũng có thể là một trong những nguyên nhân cho việc vì sao đau dạ dày lại khó thở. Do đó, khi phải đối mặt với tình trạng này, bạn hãy chú ý làm theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Kiêng ăn các thực phẩm có khả năng khiến các triệu chứng của trào ngược dạ dày nặng thêm như các thức uống có chứa chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê…), món ăn có vị chua (dưa muối, chanh…), thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ và bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Tập cho bản thân thói quen ăn vừa đủ trong những bữa ăn chính. Tốt nhất nên chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 4-5 bữa ăn nhỏ hơn để tránh tình trạng bị khó thở do thức ăn trào ngược lên thực quản.
  • Hạn chế tối đa các thói quen sinh hoạt có hại cho dạ dày như thức khuya, hút thuốc, để bụng đói hoặc ăn quá no. Nếu bệnh đau dạ dày trở nặng thì những cơn khó thở sẽ ngày càng tăng lên.

Sau khi theo dõi bài viết, chắc chắn rằng bạn đã có thể trả lời được câu hỏi vì sao đau dạ dày khó thở. Đồng thời cũng đã trang bị được cho mình những cách khắc phục tình trạng khó chịu đó. Và nếu cảm thấy những cơn khó thở ngày một dày đặc hơn, bệnh viện sẽ là nơi mà bạn cần phải đến càng sớm càng tốt để tránh hậu quả đáng tiếc.

Miên Nguyễn. 

Thông tin bạn cần biết:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 29/09/2021 - Cập nhật lúc: 3:06 PM , 29/09/2021

Ẩn