Hình ảnh một đứa trẻ quấy khóc hoặc khó chịu vì đau dạ dày là một nỗi vất vả và lo lắng cho các bậc phụ huynh. Hãy trang bị kiến thức về bệnh đau dạ dày ở trẻ em bằng việc đọc những thông tin bên dưới.
Theo nhận định của PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết, nhóm trẻ em có độ tuổi từ 6 – 16 tuổi có khả năng mắc bệnh về dạ dày rất cao. Đặc biệt, nhóm tuổi từ 10 – 16 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh dạ dày cao hơn so với các nhóm tuổi thấp hơn. Điều này chứng tỏ mức độ phổ biến của bệnh lý dạ dày ở trẻ em.
Và việc nhận biết được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị đúng đắn sẽ rất quan trọng đối với các bậc cha mẹ có con bị đau dạ dày.
I. Nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em
Ở trẻ, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, điều này khiến cho trẻ em chính là đối tượng tấn công của rất nhiều các bệnh lý do vi khuẩn, bao gồm bệnh đau dạ dày.
Sự xâm nhập của vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) vào cơ thể và trú ẩn ở dạ dày trẻ là nguyên nhân chính gây đau dạ dày ở trẻ em.
Ngoài ra, dạ dày của trẻ bị đau có thể do các yếu tố như:
- Chế độ ăn uống: Vì mong muốn con cái mình có sức khỏe, nhanh lớn nên rất nhiều phụ huynh thúc ép con trong vấn đề ăn uống. Thế nhưng, điều này có thể gây ra một hệ lụy xấu cho sức khỏe và nhất là dạ dày của trẻ. Dạ dày trẻ phải làm việc quá sức trong thời gian dài sẽ trở nên suy yếu đi và cuối cùng là dẫn đến đau dạ dày.
- Do yếu tố di truyền: Những đứa trẻ sinh ra có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình bị mắc bệnh đau dạ dày, thì nguy cơ đứa trẻ sinh ra bị đau dạ dày sẽ cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.
- Do thuốc: Trẻ bị đau dạ dày cũng có thể do nguyên nhân từ việc sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh lý trước đó. Điển hình là thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), corticoid.
- Tâm lý của trẻ: Đôi khi, trẻ có thể phải chịu áp lực từ một lý do nào đó như học tập, bạn bè hoặc tình cảm gia đình. Điều này kéo dài có thể khiến cho dạ dày của trẻ bị đau.
Có thể bạn quan tâm: Những nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp nhất
II. Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày ở trẻ em
Đau dạ dày ở trẻ em có thể được nhận biết dựa trên các dấu hiệu sau:
# Đau bụng
Là dấu hiệu điển hình nhất ở trẻ bị đau dạ dày.
- Đối với các trẻ nhỏ, đau dạ dày được biểu hiện rất dữ dội, trẻ nhỏ bị đau lăn lộn giống với cơn đau trong giun chui ống mật. Do đó, nhiều phụ huynh lầm tưởng con mình bị nhiễm giun và dùng thuốc tẩy giun mà không đưa trẻ đi khám.
- Trẻ ở độ tuổi từ 10 – 16 tuổi thường có dấu hiệu đau âm ỉ ở vùng thượng vị, đau trước hoặc sau khi ăn kèm theo ợ chua. Mỗi cơn đau có thể kéo dài hàng chục phát đến vài giờ khiến trẻ đau đớn và rất khó chịu.
# Buồn nôn và nôn
- Nôn là phản ứng của dạ dày để tống khứ các chất có trong dạ dày qua đường miệng. Trẻ em bị đau dạ dày thường có dấu hiệu buồn nôn và nôn mửa, nhất là trẻ dưới 2 tuổi.
- Nôn mửa sẽ khiến cho trẻ cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt khi tình trạng nôn trong đau dạ dày diễn ra thường xuyên.
- Trẻ có thể bị nôn ra máu trong trường hợp dạ dày xuất hiện vết loét và xuất huyết.
# Chán ăn và suy nhược
- Đau đớn kèm theo cảm giác buồn nôn do đau dạ dày ở trẻ em khiến cho trẻ trở nên chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Trẻ bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi, xanh xao và suy nhược, sa sút tinh thần và trí tuệ.
# Thiếu máu
- Thiếu máu xảy ra ở trẻ bị đau dạ dày khi vết loét ở dạ dày ăn sâu vào niêm mạc, làm tổn thương đến các mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính.
- Trường hợp trẻ bị thiếu máu do đau dạ dày là rất nguy hiểm, cần được nhập viện để bổ sung lượng máu đã mất, tránh nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ.
* Lưu ý:
+ Rất có thể, do trẻ còn quá nhỏ và không biết diễn tả cảm giác của bệnh đau dạ dày mà mình đang mắc phải. Điều này khiến cho cha mẹ dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác, từ đó chủ quan xem nhẹ làm cho bệnh tiến triển xấu đi.
+ Do đó, là cha mẹ, bạn nên quan sát những dấu hiệu bất thường ở con mình và tiến hành đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh để tình trạng bệnh kéo dài và trầm trọng làm gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là đe dọa tính mạng của trẻ.
III. Cách điều trị bệnh đau dạ dày ở trẻ em nhanh và an toàn
Đau dạ dày là một trải nghiệm vô cùng khó chịu đối với trẻ em. May mắn thay, có một vài biện pháp chữa đau dạ dày tại nhà có thể sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm dịu cơn đau của trẻ.
1. Uống nước mật ong và gừng
Trong khi mật ong có thể cung cấp đặc tính tạo nên lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, thì gừng với thành phần chính là gingerol, một chất chống oxy hóa mạnh giúp làm giảm sản xuất các gốc tự do trong cơ thể, làm giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu. Thêm vào đó, đặc tính chống viêm của gừng có thể giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và trung hòa axit trong dạ dày.
Chính vì vậy, sử dụng hỗn hợp nước mật ong và gừng là một trong những phương thuốc tự nhiên chữa đau dạ dày đầu tay cho các bậc cha mẹ. Rất dễ dàng, bạn có thể pha 1/2 muỗng cà phê mật ong với 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi và cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần.
* Lưu ý: Mật ong không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi vì có nguy cơ ngộ độc.
Xem thêm thông tin: Hướng dẫn cách chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong – Bí quyết kiểm soát cơn đau dạ dày nhanh chóng.
2. Uống trà hoa cúc
Cho trẻ uống một tách trà hoa cúc là một biện pháp khắc phục đau dạ dày ở trẻ em rất tuyệt vời. Bởi vì trà hoa cúc có đặc tính chống viêm và an thần, tất cả đều góp phần làm giảm sự khó chịu ở bụng.
Ngoài ra, trà hoa cúc còn có tác dụng thư giãn cơ của đường tiêu hóa trên, điều này làm giảm bớt các cơn co thắt trong quá trình di chuyển thức ăn qua dạ dày và ruột.
3. Chườm ấm
Chườm ấm là một trong những cách chữa đau dạ dày đơn giản nhưng rất hữu ích đối với trẻ bị đau dạ dày. Bạn có thể sử dụng một chai nước ấm hoặc một túi nước ấm để đặt lên bụng con mình. Điều này sẽ giúp làm tăng lưu lượng máu lên bề mặt da, đồng thời giúp che giấu đi cơn đau do dạ dày đang bị tổn thương.
4. Xoa bóp
Việc sử dụng các loại dầu thực vật như dầu ô liu ấm và xoa bóp nhẹ nhàng trên vùng bụng của đứa trẻ theo chiều kim đồng hồ sẽ có tác dụng rất tốt đối với tình trạng đau dạ dày ở trẻ em.
Đối với trẻ dưới ba tuổi, việc thay thế xoa bóp bằng cách uốn cong đầu gối trẻ về phía ngực cũng có thể giúp làm giảm đau, kích thích tiêu hóa tốt và giải phóng cảm giác đầy hơi, góp phần điều trị bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ một cách hiệu quả.
5. Cho bé uống nhiều nước
Đau dạ dày ở trẻ em có thể xảy ra khi có sự mất cân bằng axit trong dạ dày xuất hiện do tiêu hóa kém của thức ăn và thức uống nhất định. Chính vì vậy, uống nhiều nước có thể làm giảm sự mất cân đối này.
Bạn có thể cho trẻ uống nước lọc tinh khiết hoặc bổ sung các loại nước trái cây để làm giảm đau dạ dày ở trẻ. Nước trái cây có chứa các loại vitamin tốt cho hệ tiêu hóa và làm tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục những tổn thương đang xảy ra.
6. Dùng thuốc tây
Trong trường hợp các biện pháp tại nhà không đủ khả năng làm cho trẻ vơi bớt đi cảm giác đau đớn từ cơn đau dạ dày. Cha mẹ có thể cần đến các loại thuốc chữa đau dạ dày như thuốc giảm đau acetaminophen (Tydol) để kiểm soát đau và sốt nếu có.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc để điều trị đau dạ dày ở trẻ em cần được có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Hầu hết các bác sĩ vẫn tránh dùng aspirin cho trẻ em và chỉ sử dụng kháng sinh khi thật cần thiết.
⇒ Mặc dù đau dạ dày ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến và có thể được kiểm soát ngay tại nhà. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao những dấu hiệu của trẻ bị đau dạ dày để biết được diễn biến của bệnh. Từ đó lên kế hoạch điều trị giúp đem lại sự hồi phục tốt nhất cho trẻ.
BTV: Hữu Tùng
Ngày đăng: 18/09/2021 - Cập nhật lúc: 9:49 PM , 18/09/2021
Bài được quan tâm
Giải mã bài thuốc “thần kỳ” của Thuốc dân tộc giúp NSND Trần Nhượng chữa khỏi đau dạ dày lâu năm
“Vì sức khỏe người Việt VTV2” giới thiệu bài thuốc chữa bệnh dạ dày của Thuốc dân tộc
Chuyên Gia Phân Biệt Viêm – Đau Dạ Dày, Bao Tử & Hướng Dẫn Cách Đẩy Lùi Hiệu Quả Từ Thảo Dược
Xóa tan mọi khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra cùng chuyên gia tiêu hóa