Những nguyên nhân gây đau dạ dày bạn cần nên tránh xa

Đau dạ dày có thể làm phiền đến bạn trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài. Vậy nguyên nhân gây đau dạ dày là do đâu?

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và gây ra các cơn đau bụng âm ỉ, dai dẳng hay dữ dội. Một số các dấu hiệu kèm theo là ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng, ăn uống không tiêu, đi cầu hoặc nôn ra máu… gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng của người bệnh.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn biết được những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày thường gặp nhất hiện nay. Đọc tiếp những thông tin bên dưới để được làm rõ.

I. 6 Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Bạn có thể nhận thấy, đau dạ dày là một bệnh lý rất phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Đó có thể là hê lụy của lối sống nhanh, sống vội mà con người đang phải chạy đua từng ngày. Tuy nhiên, rất nhiều các nguyên nhân khác cũng có thể tạo điều kiện cho bệnh dạ dày phát triển, bao gồm:

1. Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)

H.pyori là một loại vi khuẩn phổ biến phát triển ở đường tiêu hóa và có xu hướng tấn công niêm mạc dạ dày. Nó xâm nhập vào dạ dày của khoảng 60% dân số trường thành trên toàn thế giới.

Đau dạ dày do vi khuẩn
Nguyên nhân đau dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori

H.pylori thích nghi để sống trong môi trường khắc nghiệt, và độ chua của dạ dày là rất lý tưởng. Những vi khuẩn này có thể thay đổi môi trường xung quanh chúng và làm giảm tính axit của nó để sống sót. Hình dạng xoắn ốc của Hp cho phép chúng xâm nhập vào niêm mạc dạ dày của bạn và can thiệp vào phản ứng miễn dịch của bạn, tuy nhiên chúng không bị phá hủy và thay vào đó là niêm mạc dạ dày bị hư hỏng. Điều này là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày của bạn.

2. Lạm dụng thuốc

Khi bạn bị nhức đầu hoặc đau lưng, bạn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau không kê toa để điều trị. Hầu hết các trường hợp, thuốc có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Nhưng một số trường hợp, thuốc có thể làm cho dạ dày của bạn trở nên khó chịu và gây ra rắc rối.

Đau dạ dày do thuốc
Lạm dụng thuốc có thể dẫn đến đau dạ dày

Aspirin có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và gây đau bụng âm ỉ. Các thuốc giảm đau khác như inbuprofen và naproxen có thể dẫn tới chứng ợ nóng, kích ứng và dẫn đến các vấn đề dạ dày khác.

Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để đối phó với nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhưng một số người có thể bị buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng dai dẳng do dạ dày bị kích ứng.

Chính vì vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều thuốc, đặc biệt là các thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh. Dạ dày của bạn sẽ có nguy cơ rất cao bị phá hủy và gây nên đau đớn, khó chịu.

3. Do thói quen ăn uống

Dạ dày là một cơ quan quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Do đó, bệnh đau dạ dày có thể xuất phát từ chế độ ăn uống của bạn.

Nguyên nhân bị đau dạ dày
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Việc tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể kích thích dạ dày và làm loét dạ dày của bạn, nếu như những loại thức ăn này được bạn dung nạp nhiều trong một thời gian dài.

Ngoài ra, đau dạ dày có thể liên quan đến giờ giấc ăn uống của bạn. Ăn uống không đúng giờ sẽ làm cho hệ thần kinh điều khiển quá trình tiêu hóa bị rối loạn, kết quả dẫn đến tình trạng niêm mạc dạ dày bị kích thích gây đau dạ dày.

Mặt khác, nếu bạn ăn quá nhanh, dạ dày có thể phải gồng sức làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Quá trình này kéo dài có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày của bạn.

4. Căng thẳng, stress kéo dài

Não tương tác với các bộ phận của cơ thể thông qua hệ thống thần kinh. Một trong đó là hệ thần kinh ruột giúp điều hòa tiêu hóa.

Nguyên nhân đau dạ dày
Căng thẳng quá mức có thể khiến cho bạn bị đau dạ dày

Nếu trong trường hợp bạn bị căng thẳng, stress kéo dài, điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thần kinh ruột. Lúc này, quá trình tiêu hóa của bạn diễn ra chậm chạp hơn, khó khăn hơn và kết quả là gây ra bệnh đau dạ dày.

Các nghiên cứu cho thấy, các trường hợp bị đau dạ dày do nguyên nhân stress hiện nay chiếm tỉ lệ cao và ngày càng có xu hướng gia tăng do áp lực của cuộc sống.

5. Hút thuốc lá

Hút thuốc là cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày. Lý do là bởi vì, các hóa chất trong khói thuốc lá có thể kích thích niêm mạc dạ dày của bạn.

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
Hút thuốc lá có thể gây đau dạ dày

Theo một nghiên cứu từ năm 2011 trong “Tạp chí Tiêu hóa Thế giới” cho biết: Nicotin trong thuốc lá làm giảm sản xuất oxit nitric, một loại hóa chất hiện diện trong hệ thống mạch máu và thần kinh trong cơ thể. Trong dạ dày, nitric oxide có tác dụng cải thiện lưu lượng máu và tăng chất nhầy sản xuất bicarbonate, giúp bảo vệ dạ dày của bạn khỏi bị hư hại do axit. Ngoài ra, nitric oxide còn ức chế sự bài tiết của dịch dạ dày, có chứa axit clohydric. Bằng cách đó, hút thuốc là có thể là nguyên nhân gây đay dạ dày.

6. Các tác nhân khác

+ Rượu bia:

Ngoài những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày đã được đề cập ở trên. Rượu bia cũng là một tác nhân đáng được đề cập đến. Bởi vì, rượu bia là những chất kích thích có khả năng phá hoại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời, men rượu sẽ qua một quá trình chuyển hóa sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde, chất này tồn tại quá nhiều trong cơ thể sẽ gây tổn thương gan. Gan làm cho hệ thống tiêu hóa bị kém đi và kéo theo sự trì trệ của dạ dày.

+ Trào ngược dịch mật:

Dịch mật có thể bị trào ngược do vách ngăn cách giữa dạ dày và ruột non không đóng kín, khiến cho dịch mật sẽ đi vào bên trong dạ dày. Mật kết hợp với acid có thể gây ăn mòn niêm mạc, tạo thành vết loét gây bệnh đau dạ dày.

⇒ Hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày là điều rất cần thiết giúp bạn lên kế hoạch phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu trong trường hợp bạn được chẩn đoán là bị đau dạ dày thì việc biết được nguyên nhân gây bệnh cũng sẽ tạo điều kiện cho quá trình chữa bệnh đau dạ dày trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. 

II. Biện pháp phòng tránh bệnh đau dạ dày

Bạn có thể chủ động thay đổi lối sống của mình để cắt giảm nguy cơ gặp phải tình trạng đau dạ dày bằng cách:

Phòng tránh bệnh dạ dày
Biện pháp phòng tránh bệnh đau dạ dày
  • Ăn đúng giờ và tránh bỏ bữa: Điều này sẽ giúp cho dạ dày của bạn giải phóng dịch vị dạ dày chỉ trong giờ ăn và không thất thường.
  • Cắt giảm các thức ăn có khả năng cao gây kích thích niêm mạc dạ dày: Chẳng hạn như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. thực phẩm cứng.
  • Uống rượu trong chừng mực: Lượng rượu quá mức có thể làm suy yếu lớp lót bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến bạn bị đau dạ dày.
  • Từ bỏ hút thuốc: Hãy tránh hút thuốc lá trước khi bạn bị đau dạ dày.
  • Quản lý tốt những căng thẳng của bạn: Bằng cách dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giản hoặc tham gia luyện tập yoga, ngồi thiền… bạn có thể giải phóng mọi suy nghĩ tiêu cực và tâm trạng căng thẳng. Đây là cách giúp phòng tránh bệnh đau dạ dày từ sự căng thẳng.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Tập luyện thể dục thường xuyên có thể cải thiện hiệu tiêu hóa của bạn. Ví dụ, bạn có thể đi bộ một đoạn ngắn sau khi ăn để di chuyển khí trong dạ dày, tránh gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Học cách lắng nghe cơ thể: Hãy nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường ở dạ dày của mình bằng các biểu hiện bên ngoài cũng là một cách giúp ngăn chặn sự tiến triển phức tạp của bệnh mà bạn nên chú ý.

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày. Và hầu hết các nguyên nhân này có thể được bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và điều trị.

Tuy nhiên, bạn cần trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết và nhận biết sớm các triệu chứng bệnh đau dạ dày để được can thiệp điều trị sớm, đem đến sự hồi phục tốt nhất cho bạn.

Phương Anh (Tổng hợp)

5/5 - (2 bình chọn)

Ngày đăng: 18/09/2021 - Cập nhật lúc: 9:49 PM , 18/09/2021

Ẩn

Bình luận

Những nguyên nhân gây đau dạ dày bạn cần nên tránh xa

Bình luận

  1. nguyen van hung says:

    Mình dân công nghệ thông tin, thường xuyên thức đêm và bỏ bữa. giờ thì đau dạ dày thật rồi, nhưng mà công việc delay thì không được, phải ráng làm thôi. chắc tập ăn uống đúng bữa lại, mà giờ đau quá, có thuốc nào trị không nhỉ?

  2. Trần Văn Tiến says:

    Em thấy đau bụng hoài, vừa đi khám, chẳng hiểu sao lại bị nhiễm Vi khuẩn Hp, giờ khó chịu quá, có cách nào loại bỏ hoàn toàn được không nhỉ?

  3. Phạm Nguyễn Gia Khiêm says:

    HAy quá

Comments are closed.