Nhiều người thừa nhận là mình gặp phiền toái do gặp phải hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài, nhưng lại chưa người biết được đó là dấu hiệu của bệnh gì. Tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Còn gì tệ hơn là cứ sau khi thưởng thức bữa ăn là chúng ta lại cảm thấy bụng đau và thế là phải đi ngoài, vừa khó chịu lại vừa làm giảm chất lượng cuộc sống. Theo các bác sĩ thì tình trạng này không phải là hiếm khi mỗi năm đều có 10-15% dân số mắc phải. Cũng đừng lo lắng nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy muốn đi ngoài sau khi ăn xong, vì chỉ khi hiện tượng này lặp đi lặp lại trong một thời gian ngắn thì mới là biểu hiện của một số bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết rõ đó là những bệnh nào và bạn cần làm gì để khắc phục (cố vấn chuyên môn: Bs. Lê Văn Hà).
I/ Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài là dấu hiệu của những bệnh gì?
Cơ thể của chúng ta được tạo ra bởi những hệ cơ quan, trong đó, những cơ quan nội tạng được sắp xếp hầu hết trong ổ bụng. Do đó, nếu phát hiện ra bản thân hoặc người nhà có hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài, bạn hãy lưu tâm đến một số bệnh lí như sau:
1/ Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm
Một số người sẽ tỏ ra nhạy cảm với một số loại thực phẩm hơn những người khác, dẫn đến việc sau khi ăn xong sẽ bị ngứa khắp người, nổi mẩn đỏ, đau bụng đi ngoài và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến sưng vù cơ thể, khó thở, thậm chí là ngất xỉu. Một số thực phẩm gây dị ứng phổ biến như bò, tôm, đậu phộng v.v…Bạn cần hiểu rõ cơ chế dị ứng của cơ thể mình để tránh được tình trạng đi ngoài sau khi ăn xong.
Bên cạnh nguyên nhân cơ địa ở trên, nhiều người không hề dị ứng với thực phẩm nào cũng bị đau bụng, đó có thể là do ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm (hay còn được gọi là ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra ngày càng phổ biến khi chất lượng thức ăn ngày càng giảm mạnh. Khi chúng ta ăn phải những thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bị ôi thiu, bị nhiễm khuẩn, có chứa các chất phụ gia độc hại thì sẽ bị ngộ độc thực phẩm.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh là từ 15-30 phút sau khi ăn những thức ăn có các yếu tố trên, chúng ta sẽ bị đau bụng rất dữ dội, cơn đau quặn lên thành từng cơn, đau đến vã mồ hôi kèm theo tình trạng nôn mửa, sốt cao, chóng mặt, tiêu chảy. Và tệ hơn là người bệnh sẽ bị đi ngoài phân lỏng thành nhiều lần trong ngày, khiến cơ thể bị mất sức và mất nước đáng kể. Ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể gây tử vong nếu không được cứu chữa, vì vậy chúng ta không được phép xem thường.
2/ Viêm loét dạ dày
Người bị đau dạ dày mãn tính hoặc viêm loét dạ dày sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài. Viêm loét dạ dày là một bệnh hình thành từ sự tổn thương của dạ dày ở lớp niêm mạc, tình trạng viêm loét ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn Hp và những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống của chúng ta. Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ thường xuyên và đau cồn cào sau khi ăn xong hoặc khi để bụng đói. Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng, tình trạng chán ăn, sụt cân và đau bụng đi ngoài ngay sau khi ăn xong.
3/ Bệnh Celiac
Không phổ biến như ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa nhưng chứng bệnh Celiac này cũng sẽ khiến cho bạn bị đau bụng và đi ngoài ngay khi ăn xong. Tuy căn bệnh này còn khá xa lạ với đại đa số dân số Việt Nam, nhưng bạn cũng cần hiểu về nó để chủ động ngăn tình trạng đau bụng đi ngoài thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân gây ra bệnh này là sự dung nạp Gluten quá mức cần thiết. Gluten có nhiều trong trứng, mì căn, lúa mì, soda, lúa mạch đen và các chất phụ gia có trong các loại thức ăn được chế biến sẵn.
4/ Viêm ruột thừa
Hiện tượng đau bụng đi ngoài sau khi ăn xong có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa. Đặc điểm nhận dạng của bệnh này là những cơn đau âm ỉ xung quanh rốn và lan dần xuống phần bụng dưới, chếch về phía bên phải. Bên cạnh cảm giác đau đặc trưng, bệnh nhân sẽ còn có những biểu hiện tương tự như rối loạn tiêu hóa như táo bón,ăn xong bị đau bụng tiêu chảy, nôn ói, chán ăn, sưng vùng bụng ở góc bên phải. Đây là một bệnh rất nguy hiểm, nếu không được các bác sĩ điều trị kịp thời sẽ có khả năng cao chuyển sang đau ruột thừa cấp và vỡ ruột thừa.
5/ Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích còn được gọi tắt là IBS và ăn xong đau bụng đi ngoài là một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của hội chứng này. Sở dĩ có tình trạng phiền toái này là vì ở một số người, sự co thắt ở ruột sẽ đặc biệt cao hơn, mạnh hơn và kéo dài hơn so với những người khác, khiến cho thức ăn vừa được dạ dày tiêu hóa xong đã được đẩy ra ngoài. Hoạt động nhanh quá mức bình thường của ruột sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy bụng đau và đi ngoài ra phân có lẫn nhầy ngay sau khi ăn xong được từ 20-30 phút.
Bên cạnh những bệnh lí phổ biến gây ra tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài kể trên, một số vấn đề khác như u đại tràng, viêm loét đại tràng, Polyp đại tràng, nhiễm khuẩn đường ruột, cơ thể không dung nạp được Lactose…cũng sẽ gây nên biểu hiện tương tự.
II/ Phải làm gì để khắc phục tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài?
Ngay từ những lần đầu tiên gặp phải tình trạng bụng bị đau và đi ngoài ngay sau khi ăn xong không lâu, bạn hãy lưu ý thực hiện theo những lời khuyên sau đây để có thể bảo vệ cho sức khỏe của bản thân, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Thường thì những lần đi ngoài sau khi ăn xong sẽ đi ra phân lỏng, do đó chúng ta cần uống thật nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước. Cẩn thận hơn có thể uống nước biển khô để bù vào lượng nước vừa bị thất thoát.
- Đối với những người bị đau dạ dày và bị hội chứng ruột kích thích, hãy tập cho mình thói quen chia nhỏ bữa ăn ra, đồng thời nên bổ sung những thức ăn dễ tiêu hóa để giảm áp lực lên dạ dày, ruột.
- Khi bụng bị đau, bạn hãy dùng tay xoa nhẹ nhàng ở khu vực tập trung cơn đau sau đó chườm ấm để giảm đau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống một ít trà gừng, trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà bạc hà…để làm giảm tình trạng khó chịu này và hạn chế việc đi ngoài nhiều lần.
- Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa, vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên ăn từ 1-2 hũ sữa chua không đường mỗi ngày (không ăn khi bụng đang đói) nhằm bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, hỗ trợ các cơ quan của hệ hoạt động ổn định hơn. Sữa chua cũng sẽ giúp giảm bớt tình trạng tiêu chảy.
- Tuyệt đối không dùng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa được các bác sĩ xác định ra nguyên nhân gây bệnh.
Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên trưởng khoa Khám bệnh, BV YHCT TW đánh giá:
“Hiện tượng đau bụng đi ngoài sau ăn là triệu chứng phổ biến của viêm loét dạ dày. Nhưng nhiều người bệnh lại chủ quan. Sau khi thăm khám và xác nhận mắc viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân cần tìm ngay phương pháp chữa trị để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.”
Bài thuốc giúp hết đau bụng đi ngoài sau ăn
Một trong những bài thuốc có tác dụng chữa viêm loét dạ dày tá tràng giúp hết cơn đau bụng đi ngoài sau ăn được bác sĩ Tuyết Lan đánh giá cao đó là Sơ can Bình vị tán do Trung tâm Thuốc dân tộc bào chế.
Những loại dược liệu quý với công dụng chữa viêm loét dạ dày hiệu quả phải kể đến:
- Bố chính sâm: Vị ngọt, tính mát, vào các kinh tâm và thận. Hiệu quả bài thuốc được ví như nhân sâm Hàn Quốc.
- Tam thất: Vào kinh, can, vị, tâm, phế, đại tràng, có tác dụng hoá ứ, cầm máu, tư bổ.
- Bạch thược: Nhuận gan, làm giảm đau, liễm âm, dưỡng huyết, lợi tiểu.
- Ô tặc cốt: Khắc phục các triệu chứng dạ dày, lao lực, cầm máu, tiêu chảy.
- Bắc sài hồ: Hoá giải nhiệt, sơ can giải uất.
- Kim ngân hoa: kháng viêm, kháng virus, kháng nấm.
Ưu điểm vượt trội của bài thuốc Sơ can Bình vị tán:
- Được bào chế từ đội ngũ chuyên gia hàng đầu ngành tiêu hoá.
- Kết quả thử nghiệm lâm sàng trên 400 trường hợp tích cực: 87.8% bệnh nhân chữa khỏi bệnh; 10.5% bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng đau bụng đi ngoài sau ăn nhưng với mật độ thưa thớt; 1.7% bệnh nhân không điều trị dứt điểm vì không tuân thủ liệu trình của bác sĩ.
- Bào chế dạng cao và viêm hoàn tiện lợi.
- Bài thuốc không có tác dụng phụ, an toàn, lành tính, có thể sử dụng lâu dài như một vị thuốc bổ để phòng tránh bệnh tái phát.
Nếu sau khi đã thực hiện theo những biện pháp trên mà tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngược lại còn kèm theo sốt cao và gia tăng số lần đi ra phân lỏng, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Thiên Nhiên.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày đăng: 27/09/2021 - Cập nhật lúc: 11:48 PM , 28/09/2021