Manh tràng nằm ở đâu và có tác dụng gì?

Trong ruột già, trực tràng và kết tràng là 2 bộ phận được nhắc đến nhiều nhất. Vậy phần manh tràng nằm ở đâu và có tác dụng gì thì chắc rất ít người biết đến. Nhưng đây cũng được xem là bộ phận khá quan trọng bên trong ruột già.

Tuy không được nhắc đến nhiều như các bộ phận khác nhưng manh tràng cũng là một cơ quan khá quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Vậy manh tràng nằm ở đâu và có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua những thông tin được chia sẻ dưới đây.

Manh tràng nằm ở đâu và có tác dụng gì?
Vị trí của manh tràng trong hệ tiêu hóa

Manh tràng nằm ở đâu và có tác dụng gì? – Chuyên gia đáp

Có thể nói rằng, manh tràng cũng là một bộ phận khá quan trọng trong hệ tiêu hóa. Bất cứ sự thay đổi bất thường nào ở manh tràng đều có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe chung của toàn cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung kiến thức về manh tràng cũng như những tác dụng của nó để bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn.

 Có thể bạn muốn biết: 11 nguyên nhân gây viêm đại tràng bạn không nên xem thường

Manh tràng nằm ở đâu? Cấu tạo của manh tràng

Manh tràng có hình dạng giống như 1 chiếc túi hình tròn nằm ở phía dưới hồi tràng và đổ vào phía bên của ruột già. Trong một số tài liệu khác có viết, manh tràng nằm cố định ở hố chậu có hình chiếu phản lên bề mặt thành 1 vùng tam giác nằm giữa dây chằng bẹn. Manh tràng nằm trên nửa ngoài của dây chằng bẹn và nắm giữ một số chức năng vô cùng quan trọng.

Theo cấu trúc, phần mặt trước manh tràng tiếp xúc với thành bụng trước, nhưng mạc nối lớn và các quai ruột non có thể chen ngang. Thông thường, manh tràng được phúc mạc phủ và nối với hố chậu bởi liên kết mô vô cùng lỏng lẻo.

Còn ở mặt sau manh tràng tựa trên cơ chậu (thần kinh bì đùi ngoài nằm xen giữa cơ chậu và manh tràng) và cơ thắt lưng ở phía bên phải được ngăn cách với cả 2 cơ bởi mạc và phúc mạc. Có thể có nhiều hơn 2 nếp phúc mạc nối ở mặt sau nó và phúc mạc thành. Sau manh tràng là ngách sau manh tràng – nơi mà ruột thừa thường nằm.

Ở phần đầu manh tràng thường có một đoạn ruột nhỏ khoảng 10cm và dính vào manh tràng. Đoạn ruột này khá nhỏ, hơi cong được gọi là phần ruột thừa. Nếu trong quá trình tiêu thụ thức ăn, sỏi hoặc sạn trong thức ăn rơi vào ruột thừa có thể dẫn đến tình trạng viêm ruột thừa, tắt ruột.

Trước đây, người ta thường cho rằng ruột thừa không hề quan trọng nên thường làm các phẫu thuật để cắt bỏ đoạn ruột này. Song, ngày nay người ta đã phát hiện ra ruột thừa có chứa một số lympho phong phú đóng vai trò rất thiết yếu đối với cơ thể và được xem là cơ quan miễn dịch đầu não với với chức năng lớn là tạo ra tế bào miễn dịch và thể miễn dịch. Đồng thời, ruột thừa cũng có chứa tế bào lympho B và lympho T với chức năng tiêu diệt tế bào gây hại đối với hệ tiêu hóa và cơ thể.

Manh tràng có tác dụng gì?

Theo lý giải của các nhà khoa học, manh tràng chính là đoạn đầu của đại tràng nối liền với đoạn hồi tràng ở phần ruột non. Giữa các manh tràng và hồi tràng thường có van hãm với chức năng ngăn chặn các chất có trong ruột non sang đại tràng quá nhanh và làm cản trở các chất ở đại tràng chạy ngược trở lại ruột non.

Ngoài ra, van hãm này còn có tác dụng giữ lại các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa ở ruột non để đi nuôi cơ thể. Manh tràng có chiều rộng khoảng 7,5cm và chiều ngang khoảng 6cm ở người trưởng thành. Qua đó, có thể thấy rằng, manh tràng cũng là bộ phận khá quan trọng trong đường tiêu hóa.

Vì vậy, khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường ở manh tràng hoặc bất cứ bộ phận nào trong hệ tiêu hóa, người bệnh cũng nên nhanh chóng đi đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Manh tràng nằm ở đâu và có tác dụng gì?
Hình ảnh manh trang bị viêm

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hồng, Phó trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, giảng viên chính Bộ môn Tiêu hóa tại trường Đại học Y Hà Nội: “Thông thường, viêm manh tràng cũng có những biểu hiện như các bệnh về đường tiêu hóa khác: đau bụng, tiêu chảy, ra máu, đau dạ dày, giảm cân, đại tiện ra máu,…nên rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, viêm manh tràng được xác định qua 2 trạng thái sau:

  • Cấp tính: Người bệnh có biểu hiện sốt cao từ 39 – 40 độ, đau ở vị trí hố chậu sau khi ăn, kèm theo triệu chứng buồn nôn, chướng bụng, đại tiện sẽ đỡ đau hơn, xét nghiệm thấy bạch cầu tăng lên.
  • Mãn tính: Những triệu chứng cấp tính thường tái phát nhiều lần và kéo dài từ 2 – 4 năm. Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ thiếu máu hoặc gặp phải các biến chứng như thủng ruột, làm rò rỉ các chất từ hồi tràng vào đại tràng,…

→Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Như vậy, bài viết trên đây đã vừa giải đáp thông tin manh tràng nằm ở đâu và có tác dụng gì? Hy vọng rằng, những thông tin này có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm kiếm thông tin, giải đáp thắc mắc và có biện pháp tốt hơn trong việc ngăn ngừa các bệnh gây viêm. Chúc các bạn sức khỏe và niềm vui!

Mạnh Hải thực hiện

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 27/09/2021 - Cập nhật lúc: 6:22 PM , 28/09/2021

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay