Hiện tượng đau bụng bên trái bên phải

Những cơn đau bụng có phải là biểu hiện của bệnh tật? Hiện tượng đau bụng bên trái bên phải đã dự báo cho bạn các vấn đề gì về sức khỏe? Cùng benhduongtieuhoa.com giải quyết thắc mắc này ngay sau đây. 

Đau bụng có thể nói là một hiện tượng thường gặp nhất, mà bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải gặp nhiều lần trong đời. Thông thường, tình trạng này sẽ là biến mất khoảng vài phút sau đó. Nhưng nếu như bạn bị đau bụng kéo dài, đau thường xuyên, cơn đau cố định tại một vị trí thì không thể xem thường. Nguyên nhân là vì ổ bụng là nơi tập trung nhiều nhất các cơ quan nội tạng. Mỗi vị trí đau sẽ rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.

(hình)

I/ Bị đau bụng bên trái thường xuyên là dấu hiệu của những bệnh gì?

Theo những kết quả của bộ môn giải phẫu học thì bên trái của chúng ta sẽ là vị trí của các cơ quan nội tạng như dạ dày, thận, đại tràng, bàng quang, buồng trứng v.v…Chỉ cần có thể xác định được cơn đau xuất hiện ở đâu, bên trái phía trên hay phía dưới, bạn sẽ biết được nguy cơ mắc bệnh của mình, cụ thể như sau:

1/ Đau bụng ở phía trên, bên trái

Khu vực này được tính từ xương ức, kéo dài đến trên rốn. Nếu từ 1-2 ngày cảm giác đau bụng âm ỉ hoặc đau nhói lên lại xuất hiện, thì rất có thể dạ dày, thận trái và tụy tạng của bạn đã gặp vấn đề. Một số chứng bệnh phổ biến nhất liên quan đến các cơ quan này bao gồm:

  • Đau dạ dày: Tuy dạ dày nằm ở giữa và trên vùng thượng vị, nhưng khi dạ dày bị đau, chúng ta sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn. Kèm theo đó là cảm giác nóng ran ở vùng bụng, cảm giác này sẽ rõ ràng hơn khi bụng đói. Người bị đau dạ dày sẽ rất thường xuyên bị ợ nóng, ợ chua và cảm thấy buồn nôn, chướng bụng.
  • Đau thận trái: Thận là một cơ quan cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là đàn ông. Vì vậy nên khi bắt gặp những cơn đau nhói bất thường ở bên lưng trái, lan dần ở vùng bụng trái phía trên, cùng với biểu hiện sốt, tiểu ra máu…bạn hãy lập tức đến bệnh viện ngay, tránh những hậu quá đáng tiếc về sau.
  • Đau tụy tạng: Một trong những triệu chứng đầu tiên của căn bệnh nguy hiểm này là đau bên trái vùng thượng vị và đau lan sang vùng lưng. Cơn đau dữ dội và kéo dài sau nhiều tiếng kèm theo nôn mửa và đau quặn sau khi ăn, uống nước.

2/ Đau bụng ở phía dưới, bên trái

Bạn có biết, khu vực ổ bụng phía dưới nằm chếch về bên trái là vị trí của các cơ quan cực kỳ quan trọng của hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Vậy, khi bị đau bụng ở vùng này thì bạn đã bị bệnh gì?

  • Rối loạn tiêu hóa: Đây là một vấn đề phổ biến nhất và cũng nằm ở mức độ nhẹ nhất. Từ trẻ em cho đến người lớn tuổi đều có thể bị rối loạn tiêu hóa, nhưng thường thì bệnh sẽ tự khỏi ngay sau khi hệ tiêu hóa của người bệnh ổn định lại. Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, chúng ta sẽ gặp những cơn đau bụng quặn thành từng cơn ở dưới rốn và ngay lỗ rốn. Khi ấn vào bụng sẽ thấy đau, bụng cứng lên, đôi khi đau đến vã mồ hôi và đi phân lỏng.
  • Viêm loét đại tràng, trực tràng: Đây là một trong những bệnh lí rất phổ biến ở độ tuổi từ 40-60 và có xu hướng ngày càng gia tăng. Khi khi viêm loét đại trực tràng, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau ở vùng bụng trái, thường xuyên mót đại tiện nhưng mỗi lần đi lại không được bao nhiêu. Phân của người bị đau trực tràng sẽ thường lỏng và có lẫn máu. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, thiếu máu, tụt huyết áp, sốt cao.
  • Viêm bàng quang: Khi bàng quang bị nhiễm khuẩn, vùng bụng bên trái của người bệnh sẽ bị đau dữ dội kèm với những dấu hiệu như đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, nước tiểu có màu vàng sẫm và đôi khi có lẫn máu tươi.
  • Bệnh sỏi tiết niệu: Nếu thi thoảng bạn bị đau nhói lên ở vùng bụng trái phía dưới, cơn đau lan tỏa ra sau lưng, buồn nôn và nôn, đau buốt khi tiểu tiện thì rất có khả năng đường tiết niệu của bạn đã có sự xuất hiện của sỏi. Hãy đến bác sĩ ngay, tránh để sỏi phát triển lớn làm tắt nghẽn ống tiểu.

Bên cạnh những căn bệnh nguy hiểm trên, các bác sĩ nhận định rằng khi cơ thể chúng ta xuất hiện tình trạng đau ở bên trái, phía dưới thì nguy cơ bị các bệnh như thoát vị bẹn, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu, viêm vòi trứng v.v…cũng khá cao.

II/ Các bệnh khiến bụng bên phải bị đau thường xuyên

Cơ thể chúng ta được cấu tạo phần lớn theo quy tắc đối xứng, do đó có một số cơ quan sẽ được gấp đôi lên hoặc nằm ở cả ổ bụng để cân bằng và thực dễ dàng thực hiện các chức năng hơn như thận, đại tràng, ruột non, buồng trứng v.v… Bên cạnh đó cũng có một số bộ phận chỉ có một và nằm ở phía bên phải như: gan, túi mật, ruột thừa v.v…

1/ Đau bụng ở phía trên, bên phải

Những cơn đau xuất phát từ vùng bụng bên phải, chếch về phía trên là dấu hiệu của một số bệnh rất đáng quan ngại như viêm gan, nhiễm trùng ống mật, đau đại tràng, đau thận phải. Các bệnh này sẽ được biểu hiện bởi những cơn đau khá dễ phân biệt, cụ thể như sau:

  • Đau gan: Đây là giai đoạn đầu tiên, báo hiệu cho chúng ta biết rằng bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể đang gặp phải vấn đề. Mỗi ngày, gan phải thực hiện gần 200 chức năng, do đó sẽ rất dễ bị thương tổn bởi vi khuẩn và những thói quen xấu. Khi bị đau gan, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhẹ ở vùng bụng phải, trên rốn một chút; đồng thời da cũng bị vàng đi, tròng trắng của mắt ngả vàng, sụt cân, chán ăn, hay mệt moỉ. Đau gan lâu ngày không được điều trị sẽ chuyển sang viêm gan, cuối cùng là ung thư gan cực kỳ nguy hiểm.
  • Tắc ống mật hoặc nhiễm trùng túi mật: Khi mắc phải những căn bệnh này, bạn sẽ cảm thấy đau thắt cùng lúc bên bụng phải và chấn thủy, mỗi đợt đau có chiều hướng tái phát rất dữ dội. Một điều đặc biệt của tắc ống mật và nhiễm trùng túi mật là khoảng cách giữa các đợt phát bệnh có khi là vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm nên khá khó khăn để xác định được bệnh sớm.
  • Đau đại tràng (ruột già): Cảm giác bộ phận này bị đau sẽ cuồn cuộn rất đặc trưng, có thể là cả bên phải lẫn bên trái hoặc chỉ đau ở một bên. Người bệnh cũng sẽ nhận thấy nhu cầu đi vệ sinh của mình tăng cao, kèm theo đó là đại tiện ra phân lỏng.
  • Đau thận phải: Mỗi con người khỏe mạnh đều sẽ sở hữu 2 quả thận, được gọi là thận trái và thận phải. Để có thể phát hiện sớm xem bản thân có bị đau thận phải, bạn hãy để ý xem mình có bị đau lưng âm ỉ, đau nhức nhối rồi lan sang phần bụng bên phải hay không. Nếu có, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị.

2/ Đau bụng ở phía dưới, bên phải

Ngoài đại tràng ra thì vị trí bên phải, ở phía dưới rốn còn là nơi “trú ngụ” của ruột thừa. Tuy chỉ là một đoạn ruột nhỏ vài centimet, nhưng ruột thừa cũng không gây hại và cũng không có tác dụng gì trong quá trình tiêu hóa. Khi bị đau ruột thừa, những dấu hiệu đầu tiên có thể thấy là kém ăn, hay mỏi mệt, tiêu hóa kém, đau quặn bên phải v.v…càng về sau, cơn đau sẽ dữ dội và đặc trưng hơn rất nhiều. Do đó, khi bị ruột thừa bị đau, chúng ra sẽ bị đau bụng ở phía bên phải nằm dưới rốn.

→ Nói tóm lại, hiện tượng đau bụng bên trái bên phải là những biểu hiện đầu tiên của một số bệnh nguy hiểm. Dựa vào vị trí cụ thể xảy ra cơn đau, mức độ lặp lại, thời gian kéo dài, mức độ đau mà chúng ta có thể tạm xác định được tình trạng của mình. Để chắc chắn hơn, chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Biên Niên.

Những điều bạn cần biết thêm:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 30/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:09 AM , 01/10/2021

Ẩn Trung tâm Thuốc dân tộc

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay