Người lớn đi ngoài ra bọt có phải bị viêm đại tràng?

Đi ngoài ra bọt có phải bị viêm đại tràng?. Tình trạng đại tiện ra bọt xảy ra rất phổ biến, nhưng lại không có nhiều người biết được đó có phải là một trong những triệu chứng của bệnh viêm đại tràng hay không.

Viêm đại tràng không phải là một căn bệnh hiếm gặp, mà ngược lại ngày càng có nhiều người được chẩn đoán mắc các vấn đề về đại tràng. Bệnh xảy ra khi đại tràng (ruột già) do một số nguyên nhân gây viêm nhiễm. Sự viêm này sẽ xảy ra ở niêm mạc đại tràng và dẫn đến một số triệu chứng đặc trưng, gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Về việc đi ngoài ra bọt có phải bị viêm đại tràng không sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

đi ngoài ra bọt có phải viêm đại tràng
Việc người lớn đi ngoài ra bọt là biểu hiện của những bệnh lí gù?

Hiện tượng người trưởng thành đi ngoài ra bọt có phải bị viêm đại tràng hay không?

Đi ngoài là một trong các hoạt động quan trọng, diễn ra hàng ngày của cơ thể và đó là một quá trình dài. Cụ thể, thức ăn sau khi được đưa vào miệng thì sẽ bắt đầu hành trình tiêu hóa thông qua các cơ quan dạ dày – ruột non – ruột già (đại tràng) – trực tràng – hậu môn. Chúng ta nạp vào thức ăn và thải ra phân, đó là một điều rất bình thường. Nhưng bạn có biết, nhìn phân có thể đoán được tình trạng sức khỏe hay không?

1- Vì sao có người lại bị đi ngoài ra bọt?

Một người khỏe mạnh, có hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ cho ra phân có chất lượng ổn định, không mềm quá cũng không quá cứng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp người lớn sẽ đi ngoài ra phân có sủi bọt (thường thì phân lúc này cũng sẽ mềm hơn bình thường). Bất cứ thứ gì cũng có nguyên do của nó, đi ngoài ra bọt cũng vậy. Sau đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho phân của chúng ta sủi bọt một cách thường xuyên:

+ Nóng trong người: Phân sủi bọt cho là một biểu hiện cho thấy bạn đang bị nóng trong người do cơ địa, thức khuya hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh. Riêng đối với những người uống nhiều thuốc kháng sinh thì không chỉ có hiện tượng sủi bọt mà còn có mùi nồng hơn bình thường. Cách tốt nhất để cải thiện là uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ hòa tan.

+ Bất ổn về tâm lý: Căng thẳng kéo dài không chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tiêu hóa, mà còn khiến cho người trưởng thành gặp phải tình trạng đi cầu ra bọt. Nguyên nhân là vì mỗi khi chúng ta bị stress, nhu động ruột sẽ hoạt động mạnh hơn gấp nhiều lần.

+ Rối loạn tiêu hóa: Chứng rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, xảy ra vì những co thắt không bình thường ở các cơ vòng. Nguyên nhân là vì chúng ta nạp vào dạ dày những thức ăn không hợp vệ sinh, có tính hàn hoặc tính nóng mạnh hơn mức cho phép. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ bị tiêu chảy 3-4 lần ngay sau khi phát bệnh. Sau khi đi ngoài xong, nếu quan sát kỹ sẽ thấy có một lớp bọt mỏng nổi trên phân.

+ Viêm đại tràng: Bên cạnh nguyên nhân cơ địa và vấn đề từ ăn uống, người trưởng thành có thể đi ngoài ra bọt do viêm đại tràng (có trường hợp do viêm đại tràng co thắt). Ngoài tình trạng đi ngoài ra phân mềm có sủi bọt, viêm đại tràng cũng sẽ khiến cho người bệnh bị đau bụng quặn từng cơn, tim đập nhanh hơn mức bình thường, đầy hơi, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, táo bón xen kẽ với tiêu chảy v.v…

Xem thêm: Giải pháp mới cho người bệnh đại tràng lâu năm từ phương thuốc bí truyền của người Tày

đi ngoài ra bọt do bị viêm đại tràng
Một trong những triệu chứng của bệnh viêm đại tràng là đi ngoài ra bọt.

Viêm đại tràng là một bệnh lý về đường tiêu hóa không thể xem thường. Bởi nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ trở thành mãn tính, đồng thời dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, xuất huyết đại tràng và nghiêm trọng nhất là ung thư đại tràng.

2- Cần phải làm gì để khắc phục tình trạng đi ngoài ra bọt?

Theo thống kê thì tỷ lệ người lớn đi ngoài ra bọt không hề thấp, nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách khắc phục được tình trạng. Không để cho bạn phải giữ sự thắc mắc đó quá lâu, chuyên mục của chúng tôi sẽ gửi đến bạn những hướng dẫn cần thiết.về những việc mà bạn nên làm khi bị đi ngoài ra bọt. Tình trạng này sẽ được phân thành 2 trường hợp, chúng tôi tạm đánh số là 1 và 2.

# Trường hợp 1: Bình thường

  • Đi ngoài ra bọt ở người lớn sẽ là một hiện tượng bình thường khi số lần đi ngoài từ 1-2 lần trong ngày. Đồng thời cân nặng vẫn duy trì ở mức ổn định, bụng không bị đau quặn kéo dài.
  • Trong trường hợp này, chúng ta không cần phải bận tâm vì đó không phải là dấu hiệu của bệnh, mà chỉ là những biểu hiện của việc lượng nhiệt cơ thể tăng cao. Chỉ cần bạn chú ý điều chỉnh lại khẩu phần ăn uống và nghỉ ngơi nhiều hơn thì phân sẽ không còn bị sủi bọt nữa.

# Trường hợp 2: Bất thường

  • Trong trường hợp tình trạng đi ngoài ra bọt kéo dài, diễn ra thường xuyên và có kèm theo những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng sẽ được cho là bất thường và cần lưu ý.
  • Đối với rối loạn tiêu hóa, bạn có thể uống một số loại men tiêu hóa như Lactomin plus, Smecta, Antibio, cốm Bioacimin theo liều lượng từ 1-2 lần/ ngày.
  • Nếu phân hoặc nước tiểu có lẫn máu, hãy đến gặp bác sĩ ngay sau đó, tránh để bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Xem thêm video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2: Chuyên gia tư vấn điều trị bệnh đại tràng an toàn và hiệu quả

# Chúng ta có thể làm gì để ngăn ngừa tình trạng đi ngoài ra bọt ở người lớn?

Đại tiện ra bọt có thể là phản ứng bình thường của cơ thể với thức ăn có tính nóng, do tình trạng tâm lý hoặc do bệnh lý. Dù vì lý do gì đi chăng nữa thì đây cũng là một tình trạng khiến cho chúng ta lo lắng, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng ngược. Vì vậy, ghi nhớ những điều sau đây để phòng tránh là điều rất cần thiết:

ngăn ngừa tình trạng người lớn đi ngoài ra bọt
Chúng ta cần làm gì để có thể ngăn ngừa tình tràng đi ngoài ra bọt ở người trưởng thành?
  • Hình thành cho bản thân thói quen ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kĩ để có thể ngăn những tác hại từ môi trường và giảm áp lực làm việc lên dạ dày.
  • Lưu ý, phải rửa tay thật sạch trước khi ăn. Thói quen này sẽ giúp bạn tránh đến trên 50% các bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dành sự quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm. Thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh về dạ dày ngày càng tăng cao ở các nước trên thế giới.
  • Hạn chế ăn các món cản trở quá trình tiêu hóa, gây nóng trong người. Đồng thời bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể để nếu có bị đại tiện ra bọt thì cũng không bị mất nước.
  • Điều quan trọng là phải luôn giữ tinh thần được thoải mái, hạn chế căng thẳng và dành nhiều thời gian hơn để tập thể dục, nghỉ ngơi một cách hợp lí.

→ Như vậy, tình trạng người lớn đi ngoài ra bọt là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng, nhưng cũng có thể chỉ là hiện tượng bình thường của cơ thể. Do vậy, để có thể biết được đó có phải là bệnh lý hay không, bạn hãy quan sát số lần đi ngoài ra bọt và những bất thường của cơ thể. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt!

Bệnh nhân bị viêm đại tràng 3 năm hết bệnh sau 3 tháng nhờ giải pháp Đông y

Thương Nguyễn.

Bạn có thể cũng quan tâm:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 29/09/2021 - Cập nhật lúc: 3:06 PM , 29/09/2021

Ẩn