Sa dạ dày là tình trạng dạ dày không còn nằm ở vị trí của nó mà thường thấp bình thường gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Áp dụng đúng cách và kịp thới cách chữa trị bệnh sa dạ dày hiệu quả nhất nếu chẳng may mắc phải là cần thiết.
Bệnh sa dạ dày là bệnh đường tiêu hóa ít gặp nên không nhiều người hiểu biết về bệnh này. Cũng như nhiều bệnh dạ dày khác, khi mắc bệnh sa dạ dày người bệnh thường có các triệu chứng như: đau vùng thượng vị, ợ hơi, chán ăn, chướng bụng, đại tiện khô,… Ngoài ra, còn dễ dàng quan sát thấy vùng bụng trên phẳng và bụng dưới phình to, cơ bụng giãn ra và cơ thể thường gầy sút lúc này. Nếu không được chữa trị kịp thời, ngoài những ảnh hưởng của nó đối với thẩm mỹ và sinh hoạt thì về lâu dài chúng còn gây ra các biến chứng nguy hiểm.
NÊN BIẾT:
Hướng dẫn cách chữa bệnh sa dạ dày hiệu quả
Để chữa bệnh sa dạ dày nhanh chóng cần kết hợp việc dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện.
Dùng thuốc chữa bệnh sa dạ dày
Để điều trị bệnh sa dạ dày có thể dùng thuốc (lưu ý cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước, không được dùng tùy tiện) hay một số bài thuốc Đông y, dân gian chữa sa dạ dày sau:
3 bài thuốc Đông y trị sa dạ dày hiệu quả
1. Bài thuốc Tính thực sắc:
- Chuẩn bị: 30g Tính thực.
- Cách thực hiện: Cho tính thực vào ấm sắc, thêm 2 bát nước đem sắc kĩ còn khoảng 60ml là được. Chia nước thuốc uống 3 lần trong ngày trước các bữa ăn. Bài thuốc này có lợi cho vòng tuần hoàn co thắt ruột, rút ngắn thời gian làm sạch ruột và làm dịu các triệu chứng về đường tiêu hoá.
2. Bài thuốc Thương truật uống thay trà:
- Chuẩn bị: 25g Thương truật.
- Cách thực hiện: Đem thương truật sắc thuốc hoặc dùng ngâm nước nóng 20 phút rồi chia uống nhiều lần trong ngày, uống thay cho trà. Uống từ 1-3 tháng là 1 liệu trình.
3. Bài thuốc Thăng vị hoàn:
- Chuẩn bị: Nhân sâm 30g; hoàng cầm 100g; tích bì sao, vừng tươi: mỗi thứ 60g; kê nội kim 40g; phòng phong 20g, cam thảo sao vàng 18g. Gia giảm: Người bị ức gan: cho thêm sài hồ, bạch thược; người đau dạ dày nặng cho thêm cửu hương; người kém ăn cho thêm bạch truật giang, phiến đậu.
- Cách thực hiện: Tất cả các vị thuốc đem tán thành bột mịn, viên thành viên mỗi viên khoảng 3g. Mỗi lần dùng khoảng 3 viên, uống mỗi ngày 2 lần cùng nước ấm.
Chia sẻ cách trị bệnh sa dạ dày bằng dân gian
- Cà rốt và rau cần: Cà rốt 400g, lá su hào 200g, táo 300g, rau cần 200g, mật ong 30 ml: Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch rồi để ráo nước, cắt nhỏ và đem ép lấy nước; sau đó cho mật ong vào trộn đều chia làm hai lần dùng trong ngày.
- Chuối trộn mật ong: Chuối tiêu 2 quả, mật ong 30 ml, táo tây 2 quả: Táo rửa sạch, chuối bỏ vỏ: xay nhuyễn; sau đó cho mật ong vào trộn đều rồi chia làm 2 lần dùng trong ngày.
- Nước củ sen và cam thảo: Củ sen 200g, vị thuốc bạch thược 10g, cam thảo 3g, táo 2 quả: Táo và củ sen đem rửa sạch, cắt nhỏ, ép thành nước; bạch thược và cam thảo cho vào nồi đất cùng 300 ml nước nấu lấy nước; Sau đó trộn 2 loại nước với nhau khuấy đều và chia thành 2 lần dùng trong ngày.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh sa dạ dày, người bệnh cũng cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện để hỗ trợ chữa trị mang lại hiệu quả cao. Cụ thể:
Lưu ý khi chữa bệnh sa dạ dày:
+ Ăn uống: Dùng thực phẩm ít xơ, mềm và dễ tiêu hóa. Tránh thức ăn cứng, được chế biến dưới dạng chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều gia vị cay nóng và các chất kích thích khác như: rượu, cà phê, trà, đồ chua,… Khi ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
+ Sinh hoạt: Điều chỉnh thời gian làm việc nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ giấc.
+ Tập luyện: Chú ý đều đặn tập các bài tập giúp săn chắc cơ bụng trên và cơ bụng dưới, nên tập sau khi ăn khoảng 2h là tốt nhất.
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:51 PM , 10/10/2022