Hầu hết các loại thuốc tây y đều khuyến cáo nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn, tuyệt đối không nên lạm dụng vì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại. Tác dụng có hại hay gặp nhất chính là việc thuốc tây gây viêm loét dạ dày, đừng vì sự thiếu hiểu của mình khiến sức khỏe bản thân bị tổn hại. Xin giải thích rõ nguyên nhân thuốc tây gây viêm loét dạ dày và chỉ cách phòng tránh tình trạng này xảy ra, điều này do các bác sĩ đề cập nên sẽ cung cấp thông tin đúng nhất mà bạn không nên bỏ lỡ.
Thuốc Tây gây viêm loét dạ dày là vì đâu?
Thuốc Tây y có rất nhiều loại, nhiều nhóm thuốc khác nhau được phân loại theo tác dụng chữa bệnh, tác dụng phụ của thuốc. Thuốc Tây y được ví như:” con dao 2 lưỡi”, khi vừa có tác dụng chữa trị khỏi bệnh nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ tới cơ thể nhất là dạ dày, gan, thận.
Thuốc Tây gây viêm loét dạ dày
Các loại thuốc Tây gây viêm loét dạ dày là do trong thành phần làm nên một số loại thuốc có chứa chất có thể làm tăng tiết acid dịch vị, kích thích niêm mạc dạ dày hoặc gây co thắt dạ dày, rối loạn tiêu hóa gây phá hủy lớp niêm mạc dạ dày. Nếu dùng loại thuốc tây y đó thường xuyên sẽ gặp phải tổn thương dạ dày gây nên tình trạng viêm loét dạ dày là rất khó tránh được.
→ Điểm danh một số thuốc Tây y có khả năng gây viêm loét dạ dày cao được bác sĩ khuyến cao như:
1/ Thuốc Aspirin
Thuốc Aspirin là loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt được dùng khá phổ biến. Tuy nhiên các bác sĩ đang hạn chế sử dụng thuốc Aspirin chữa bệnh vì thuốc có khả năng phá hủy niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày rất cao. Nếu dùng lâu dài bệnh nhân có thể bị tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm loét và thủng dạ dày.
2/ Thuốc Ibuprofen
Hoạt chất Ibuprofen có nhiều trong thuốc giảm đau như: alaxan, antidol. Thường được sử dụn kết hợp với paracetamol để giảm đau nhanh chóng, ức chế sự tổng hợp hay phóng thích prostaglandin.
Khi dùng thuốc Ibuprofen cần lưu ý tới tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn, nôn, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày. Do đó thuốc Ibuoprofen thường không được chỉ định dùng kéo dài, không lạm dụng có thể gây bệnh lý dạ dày.
3/ Thuốc Diclofenac
Thuốc Diclofenac cũng là loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm được dùng nhiều trong trường đau bụng kinh, đau bụng, đau răng, đau xương khớp. Tuy nhiên thuốc này được chống chỉ định với người vị viêm loét dạ dày vì có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc Diclofenac để tránh mắc phải bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
4/ Thuốc Indomethacin
Thuốc Indomethacin nằm trong danh mục thuốc chống viêm – giảm đau thường dùng điều trị một số căn bệnh như đau lưng, đau xương khớp mạn tính, đau răng, đau viêm dây thần kinh, …
Tác dụng phụ của thuốc Indomethacin được cảnh báo là có khả năng gây viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn đông máu…
⇒ Lưu ý: Ở trên chúng tôi có đề cập tới 4 loại thuốc Tây y cụ thể hay dùng gây nên bệnh viêm loét dạ dày mà mọi người nên cảnh giác khi dùng. Các loại thuốc trị bệnh này thường dùng rất phổ biến nên khi bạn lựa chọn dùng thuốc tây nên cân nhắc nếu không muốn chịu đựng cơn đau và biến chứng do viêm loét dạ dày gây nên.
Cách phòng tránh dùng thuốc Tây gây viêm loét dạ dày
Thuốc Tây y luôn ẩn chứa các tác dụng phụ có hại tới sức khỏe nếu sử dụng sai cách. Do đó nếu buộc phải dùng thuốc tây y thì bạn nên chú ý tới cách dùng thuốc, phối hợp dùng thuốc làm sao phòng tránh khả năng bệnh viêm loét dạ dày có thể xuất hiện. Để dùng thuốc tây không ảnh hưởng tới dạ dày thì bạn có thể áp dụng cách sau:
- Thời gian dùng: Các thuốc không được chỉ định dùng đặc biệt trước khi ăn thì còn lại bạn nên dùng thuốc tây khi sau khi đã ăn no. Ăn no sẽ giảm được tiếp xúc của thuốc tới dạ dày và không gây nên bệnh viêm loét dạ dày.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, thuốc phù hợp với tiền sử mắc bệnh dạ dày để hạn chế thấp nhất khả năng mắc bệnh viêm loét dạ dày.
- Kết hợp dùng thuốc trị bệnh với thuốc chống viêm loét dạ dày theo sự phối hợp theo đơn của bác sĩ nhằm ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày xuất hiện.
- Khi dùng thuốc nên cân nhắc dùng các viên thuốc dạng sủi hay dạng bột sẽ giúp thuốc tan đều, hạn chế các chất trong thuốc tích tụ thành từng đám trong dạ dày gây viêm loét.
Thuốc Tây y là một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày khá phổ biến hiện nay do tuyệt đối không nên chủ quan với tác nhân này mà làm cho sức khỏe của mình bị ảnh hưởng. Khuyến khích mọi người bị bệnh nên tới bệnh viện khám và dùng thuốc hợp lý tránh sử dụng thuốc bừa bãi hủy hoại sức khỏe của mình, thậm chí có thể sốc thuốc dẫn tới tử vong.
BẤM XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:53 PM , 10/10/2022