Đau dạ dày là một chứng bệnh thuộc về đường tiêu hóa rất phổ biến hiện nay, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày chủ yếu là do chế độ ăn uống không khoa học. Ngoài việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc Tây thì phương pháp dân gian được khá nhiều người áp dụng. Thông thường, ta hay nghe cách chữa đau dạ dày bằng quả sung, nghệ, mật ong, chuối xanh, chứ ít khi nghe đến dùng cây mía chữa đau dạ dày. Vậy sự thật việc dùng mía chữa đau dạ dày có hiệu quả hay không? Cách dùng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
1. Hướng dẫn cách dùng nước mía chữa đau dạ dày
Trong thực tế, mía được dùng làm nguyên liệu chế biến thành đường, một trong những gia vị quan trọng trong mỗi bữa ăn gia đình hàng ngày. Đồng thời, đây cũng là thức uống giải khát tuyệt vời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể sảng khoái, xua tan đi những mệt mỏi trong những ngày hè nắng nóng, oi bức. Ngoài ra, theo Đông y mía có vị ngọt, tính bình nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu đờm, chỉ khát, chữa các chứng ho, viêm họng, nôn mửa, giảm sốt, tiểu tiện ra nước đỏ, chữa đau dạ dày. Chính vì vậy, đây được xem là một nguyên liệu chữa đau dạ dày vô cùng hiệu nghiệm.
Để chữa chứng đau dạ dày bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 1 ly nước mía.
- 1 ly rượu nho.
Cách dùng: Trộn đều nước mía và rượu nho với nhau rồi uống ngày 2 lần vào hai buổi sáng – tối. Kiên trì thực hiện bệnh đau dạ dày sẽ giảm đang kể. Tuy nhiên, cách làm này có hiệu quả cao hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người hấp thu có tốt không?
→ Song song với việc điều trị bệnh, bạn cần biết được Bị bệnh đau dạ dày nên kiêng gì? và ăn gì để nhanh khỏi bệnh và bệnh không bị nặng hơn, cụ thể như sau:
+ Không ăn uống thực phẩm lạnh, vì đối với những người mắc bệnh dạ dày thường có chức năng tiêu hóa kém. Vì vậy, việc ăn đồ lạnh sẽ khiến cho dạ dày cảm thấy khó chịu hơn, đồng thời phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.
+ Không ăn thức ăn nhiều gia vị cay nóng, vì nếu hấp thụ quá nhiều sẽ làm cho triệu chứng đau dạ dày tăng lên, thậm chí kèm theo nguy cơ bị tiêu chảy.
+ Tránh thực phẩm chứa cồn, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc. Vì những thực phẩm này rất dễ gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày gây loét và chảy máu dạ dày.
+ Không ăn thức ăn có tính axit vì chúng sẽ làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Những thực phẩm được kể đến như cam, chanh, đồ muối chua.
+ Hạn chế thức khuya, làm việc căng thẳng, stress, vì yếu tố tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
2. Một số công dụng tuyệt vời của nước mía nên biết
Ngoài là nguồn thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe và công dụng chữa đau dạ dày thì mía còn có một số công dụng tuyệt vời sau đây:
– Chữa đại tiện táo bón: Để chữa chứng táo bón, bạn cần lấy nước mía, trộn chung với mật ong nguyên chất, mỗi thứ một cốc. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi ăn.
– Chữa khí hư ở phụ nữ: Bài thuốc này khá phức tạp, nguyên liệu cần có như sau: Lá mía tím 30 gam, hoa mò đỏ 20gam, lá huyết dụ 30gam, rễ mò trắng 80gam. Tất cả những nguyên liệu trên đem thái nhỏ, sao vàng rồi sắc lên uống hàng ngày. Sử dụng một thời gian bạn sẽ thấy khí hư giảm bớt hẳn.
– Thuốc an thai: Nguyên liệu cần có 30 gam mầm mía, 30 gam củ gai, 20 gam ích mẫu, 80 gam củ gấu, 2 gam sa nhân. Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, sắc với khoảng 400 ml nước, sắc cho đến khi còn 100 ml là dùng được, uống trong 2 ngày và chia làm 2 lần/ ngày.
– Chữa nhiệt miệng, khô miệng, ho, viêm họng bằng cách nấu cháo gạo nếp cho nhừ, thêm nước ép mía nguyên chất vào khuấy đều và ăn ngay khi còn nóng.
∗ Mía có rất nhiều công dụng tuyệt vời, tuy nhiên khi sử dụng mía để ăn hoặc chữa bệnh, mọi người nên lưu ý một số điều sau:
+ Mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với những người có tỳ vị hư yếu, đầy bụng đi phân lỏng thì không nên uống nhiều nước mía và không nên uống thường xuyên.
+ Lượng đường cao nên nếu sử dụng quá nhiều rất dễ gây ra tình trạng béo phì vì cơ thể bị dư năng lượng.
+ Uống nước mía ở hàng quán thì nên cẩn thận vì rất dễ mất vệ sinh, cho thêm đường hóa học, bảo quản sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
→Có thể bạn đang thắc mắc vấn đề: Ở TP HCM nên khám chữa đau dạ dày ở Bệnh viện nào?
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:55 PM , 10/10/2022