Hở van dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hở van dạ dày là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường hay mắc phải. Thế nhưng nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hở van dạ dày vẫn còn là một “ẩn số” đối với khá nhiều người. 

Bên cạnh viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản thì hở van dạ dày cũng là một bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong những bệnh nhân bị hở van dạ dày thì người trong độ tuổi lao động chiếm đại đa số. Về cơ bản thì đây là một bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì rất có thể các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh.

những điều cần biết về hở van dạ dày
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa là những điều cơ bản bạn cần nắm rõ về bệnh hở van dạ dày.

I. Hở van dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu

Để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát thì hiển nhiên chúng ta cần nắm rõ được những thông tin cơ bản của hở van dạ dày như đây là bệnh gì, có nguyên nhân gây bệnh và những dấu hiệu nhận biết ra sao.

1. Hở van dạ dày là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?

Theo chu trình thông thường thì thức ăn sau khi được đưa vào họng sẽ đi qua thực quản, qua tâm vị rồi vào đến dạ dày. Tại tâm vị sẽ có một bộ phận gọi là cơ vòng thực quản dưới, có nhiệm vụ như một chiếc van một chiều. Nhiệm vụ của van này là ngăn thức ăn và dịch dạ dày không bị trào ngược lên thực quản. Do đó, khi cơ vòng thực quản bị hở thì dịch tiêu hóa và thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ khó giữ yên được trong dạ dày. Bên cạnh van ở tâm vị dễ bị hở này thì dạ dày còn có một van nữa nằm bên dưới nó và ruột, gọi là van môn vị nhưng may mắn là van này ít bị hở hơn nhiều.

Hở van dạ dày thường là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và sẽ còn gây ra những hậu quả khác. Vấn đề này không chỉ gây ra tình trạng hôi miệng thường xuyên, khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút mà còn là nguyên nhân chính của những cơn nôn ói. Việc không phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng này sẽ kéo theo những di chứng nguy hiểm như loét dạ dày, viêm thực quản, loét thực quản, chít hẹp thực quản v.v… Chưa dừng lại ở đó, người bị hở van dạ dày lâu ngày sẽ bị sụt cân, người gầy yếu do cơ thể khó hấp thu được dinh dưỡng.

2. Nguyên nhân nào gây nên tình trạng hở van dạ dày?

Thật may mắn cho chúng ta là các chuyên gia trong lĩnh vực y tế đã nghiên cứu và xác định được những nguyên nhân giúp hở van dạ dày hình thành. Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

nguyên nhân gây hở van dạ dày
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến van tâm vị của dạ dày bị hở như ăn uống, sinh hoạt, bệnh lí v.v…
  • Thói quen ăn uống phản khoa học: Nếu bạn hay ăn uống thất thường, ăn không đúng giờ đúng giấc, thường xuyên ăn khuya, ăn quá no hoặc để bụng quá đói, ăn nhiều các loại thực phẩm khó tiêu hóa và nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thức ăn đóng hộp…thì nguy cơ bị hở van dạ dày của bạn sẽ tăng lên gấp đôi so với những người có chế độ ăn uống khoa học, tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa.
  • Các vấn đề bệnh lí về dạ dày: Trường hợp người đang bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa thì dịch dạ dày sẽ bị đẩy lên thường xuyên hơn. Cũng có thể do người bệnh được sinh ra với van dạ dày lỏng hơn người khác, lâu dần sẽ trở nên hở và tạo điều kiện cho thức ăn trào ngược lên.
  • Lối sống không lành mạnh: Không chỉ chế độ ăn uống mà chế độ sinh hoạt cũng đóng một nguyên nhân chính gây nên tình trạng van dạ dày bị hở. Thường xuyên uống các thức uống có cồn như rượu bia và sử dụng các chất kích thích không chỉ khiến cho van dạ dày bị hở mà còn gây ra các bệnh nguy hiểm khác về dạ dày nói riêng và đường tiêu hóa nói chung.

3. Các dấu hiệu thường thấy của bệnh hở van dạ dày

Theo các bác sĩ thì tại thời điểm van dạ dày mới bị hở ra thì bệnh nhân sẽ khó có thể phân biệt được những dấu hiệu của bệnh so với các vấn đề khác về dạ dày. Song, người bệnh hãy cố để ý xem mình có gặp tất cả các vấn đề được liệt kê dưới đây hay không. Nếu câu trả lời là “có” thì trên 85% bạn đã mắc chứng hở van dạ dày.

  • Đau quặn vùng thượng vị (chính giữa, trên rốn)
  • Đau rát ở cuốn họng và càng đau hơn khi nôn
  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là sau khi ăn xong
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng cả khi no và đói
  • Miệng luôn cảm thấy đắng chát, ăn uống không ngon
  • Hôi miệng
  • Cảm thấy bụng bị chướng, đầy hơi kéo dài rất khó chịu
  • Tức ngực, khó thở và có thể dẫn đến mất ngủ
  • Trọng lượng cơ thể và sức đề kháng giảm sút đáng kể
các dấu hiệu của bệnh hở van tâm vị dạ dày
Bệnh hở van dạ dày sẽ được bộc lộ bởi những dấu hiệu như buồn nôn, đau thượng vị v.v…

II/ Hướng dẫn cách điều trị bệnh hở van dạ dày

Cũng như các bệnh về đường tiêu hóa khác, hở van dạ dày có khả năng chữa khỏi hoàn toàn rất cao nếu được phát hiện và điều trị sớm. Thông thường thì các bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị của bệnh trào ngược dạ dày thực quản để chữa hở van dạ dày. Chỉ trừ trường hợp bệnh diễn biến phức tạp thì mới cần thiết để can thiệp phẫu thuật. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp chữa hở van dạ dày dưới đây:

  • Trong trường hợp van tâm vị của dạ dày chỉ mới lỏng chứ chưa hở, bạn có thể dùng các loại thuốc có tác dụng trung hòa acid và kích thích khả năng vận động của thực quản dạ dày.
  • Phương pháp mổ nôi soi Nissen cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục nhanh tình trạng nôn ói do van trên của dạ dày bị hở. Nguyên tắc thực hiện của nội soi Nissen là khâu nhiều mũi trước và sau túi phình vị để có thể ôm lấy tâm vị và thực quản.
  • Bên cạnh những phương thức điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ và lưu ý không ăn quá no (đặc biệt là trước khi đi ngủ 1-2h đồng hồ)
  • Đối với trường hợp bị hôi miệng do hở van dạ dày, người bệnh có thể súc miệng bằng nước muối loãng 3 lần mỗi ngày để sát khuẩn và khử mùi hôi. Hoặc có thể nhai kĩ và nuốt vỏ chanh sau khi ăn xong để làm sạch răng và giúp cho hơi thở có mùi thơm dễ chịu.

→ Hở van dạ dày không phải là một bệnh khó chữa, nhưng lại khiến cho những ai không may mắc phải cảm thấy khó chịu vô cùng, kéo theo giảm chất lượng cuộc sống. Đừng lo lắng, vì từ giờ bạn đã có thể chủ động phòng ngừa bệnh này từ những thông tin chi tiết ở trên. Hy vọng bạn sẽ luôn biết trân quý sức khỏe của mình.

Ánh Nhật. 

Thông tin cần thiết dành cho bạn:

1/5 - (1 bình chọn)

Ngày đăng: 27/09/2021 - Cập nhật lúc: 11:48 PM , 28/09/2021

Ẩn

Bình luận

Hở van dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bình luận

  1. Nguyen Thị Ngan says:

    Dạ theo bài viết trên hở van tâm vị hoàn toàn chữa khỏi được đúng không ạ . Em bị gần 8 năm rồi, nhưng chữa trị khắp nơi vẫn chưa khỏi

  2. Nguyên thị anh says:

    Em hoi miệng. Viêm hang vị .Viêm thanh quản.Viêm họng hạt. Dã cắt amidan trào nguoc thực quản. Hay ợ hoi. Ợ chua nóng.
    Dáng miẹng.
    Khuẩn hp.
    Những triều trứng ỏ trên em đều bị cả .em bị trào ngược từ nhỏ .hôi miệng 20 năm rồi. Có cách nào chữa ko ạ .giúp em vói

    1. zicziczic says:

      Chữa được em, có bài thuốc Sơ can bình vị tán hay lắm, trước mình chữa mãi không khỏi mà dùng 1 liệu trình đỡ đến tận bây giờ đó, bạn tham khảo ở đây này https://www.thuocdantoc.org/benh-viem-dau-da-day.html

  3. Trúc says:

    Tôi cứ đói là bị hôi miệng kb có cách nào chữa khỏi k ạ

  4. Le uy says:

    Tôi không đau, nhưng thỉnh thoảng bị đẩy mùi hôi khó chịu. Thuốc gì đặc trị a

  5. Nam Anh says:

    Đói là bị hôi miệng là như thế nào bác sĩ

Comments are closed.