Điều trị viêm loét dạ dày theo Y Học Cổ Truyền cũng là phương pháp mà nhiều người bệnh muốn hướng tới điều trị, lý do đơn giản những bài thuốc này được phối hợp từ những vị thuốc từ thiên nhiên dễ dàng đào thải qua gan và thận nên khi dùng sẽ gây ra ít tác dụng phụ có hại tới cơ thể. Nền Y Học Cổ Truyền hiện nay đang được kế thừa từ những tinh hoa chữa bệnh của các thầy thuốc, lương y giỏi từ xa xưa như Hải Thượng Lãn Ông, Tụy Tĩnh, Hồ Đắc Li… Vậy hãy xem sách y học cổ truyền chẩn đoán và điều trị bệnh viêm loét dạ dày như thế nào nhé!
Chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày theo Y Học Cổ Truyền
Theo tài liệu Y Học Cổ Truyền để lại thì bệnh viêm loét dạ dày được hiểu là một chứng bệnh vị quản thống. Bệnh này chỉ sự đau đớn xảy ra ở vùng thượng vị nơi thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn.
Bệnh có liên quan tới tạng tỳ, can, vị, khi tỳ chủ vận hóa thì vị chủ thu nạp, tỳ lấy thăng làm nhuận vị và vị lấy giáng làm hòa. Nên nếu vị không thu nạp thì sẽ ảnh hưởng đến sự vận hóa của tỳ, tỳ không vận hóa được thủy cốc sẽ làm thủy cốc bị ứ trệ và làm giảm vai trò thu nạp của vị. Khi đó vị không giáng được sẽ gây ra các vấn đề buồn nôn, nôn chứng bụng, đau bụng, ợ chua, đau dữ dội, vã mồ hôi, đau 2 bên mạn sườn và thổ huyết, đại tiện phân đen, khí nghịch.
Tạng can giúp điều hòa tỳ vị, nếu các tạng tương khắc với nhau sẽ sinh bệnh tại tạng tỳ, gây can khí uất kết làm tỳ không thăng vị, không giáng làm sự tiêu hóa bị ảnh hưởng sinh bệnh vị quản thống hay còn được gọi là bệnh viêm loét dạ dày như hiện nay.
Cách điều trị viêm loét dạ dày theo Y Học Cổ Truyền
Căn cứ vào những tổn thương do can, vị, tỳ gây ra và nhận biết chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày. Các thầy thuốc sẽ áp dụng cách điều trị dựa vào 2 thể bao gồm:
- Thể tỳ vị hư hàn
- Thể can khí phạm vị
Căn cứ vào các thể, sẽ áp dụng các phương thuốc, vị thuốc phù hợp điều trị gồm:
1/ Điều trị ở thể tỳ vị hư hàn
Nhận biết thể tỳ vị hư hàn thông quan các triệu chứng được thầy thuốc đề cập như: vùng thượng vị đau, gặp lạnh thì cơn đau dữ dội hơn, xoa hoặc chườm nóng sẽ thấy giảm đau. Kèm theo đó là chân tay lạnh, ăn uống kém, thích đồ nóng, bụng đầy trứng, tiểu tiện khó, rêu lưỡi.
Mục tiêu điều trị bệnh: Thầy thuốc điều trị viêm loét dạ dày do thể tỳ vị hư hàn sẽ tập trung tác động ôn trung kiện tỳ chữa bệnh.
Bài thuốc 1:
- Thành phần: Hoàng kỳ 8g, gừng sống 5 lát, hương phụ 12g, quế chi 12g, bạch thược 10g, đại táo 16g, cao lương khương 8g, cam thảo 4g.
- Cách dùng: Dùng sắc uống, cứ 1 lít nước thì sắc cạn còn khoảng 300ml nước thì chắt ra dùng. Ngày 1 thang, chia làm 3 lần sắc uống.
Bài thuốc 2:
- Thành phần: 20 gram chi tử, 20 gram thược dược, 20 gram đan bì, 8 gram thạch bì, 10 gram trần bì, 16 gram trạch tả, 12 gram bối mẫu.
- Cách dùng: Bài thuốc dùng sắc uống, cho thuốc vào ấm chế thêm khoảng 1,2 lít nước vào đun sôi thì vặn nhỏ lửa để sắc, còn khoảng 250ml thì lấy uống. Ngày sắc 3 lần uống theo liệu trình thang thuốc đã cắt.
Bài thuốc 3:
- Thành phần bài thuốc: hương phụ 20g, ô dược 20g, diên hồ sách 12g, cam thảo 8g, trần bì 10g, sa nhân 10g, táo nhân 10g.
- Cách dùng: Khi dùng đem đập diên hồ sách cho dập nát ra rồi cho vào cùng với các vị thuốc trên và sắc uống. Bài thuốc 4 liều, ban ngày uống 3 liều, ban đêm uống 1 liều.
2/ Điều trị ở thể can khí phạm vị
Trong y học cổ truyền, phát hiện bệnh ở thể can khí phạm vị dựa vào các triệu chứng biểu hiện bao gồm: đau bụng dữ dội, đau có thể lan sang vùng lưng, cảm giác đầy bụng, chướng bụng, người nóng tình dễ cáu gắt, giận dữ, rêu lưỡi trắng nhuận, chất lưỡi hồng, mạch huyền…
+ Mục tiêu trị bệnh: Áp dụng vị thuốc có tác dụng sơ can hòa vị
+ Phương thuốc dùng: Dùng bài thuốc sài hồ sơ can thang hoặc tiêu dao thang.
Bài thuốc 1: Thể hỏa uất
- Thành phần gồm: Sa sâm 12g, đương qui 12g, câu kỷ tử 12g, mạch đông 12g, sinh địa 14, xuyên luyện tử 6g. Dùng sắc uống, chia ra làm 3 lần sắc uống trong ngày. Dùng theo liệu trình thầy thuốc chỉ định.
- Tác dụng: Sơ can, tiết nhiệt, dưỡng âm, hòa vị.
Bài thuốc 2: Can khí phạm vị
- Thành phần: Sài hồ 8g, bạch thược 12g, cam thảo 4g, chỉ xác 8g, hương phụ 8g, xuyên khung 8g. Các vị thuốc này dùng sắc uống chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Công dụng: Sơ can lý khí, hòa vị chỉ thống.
Bài thuốc 3: Thất tiêu tán
- Thành phần bài thuốc gồm: Ngũ linh chi 100g, bồ hoàng 100g. Khi dùng đem phơi khô, tán thành bột rồi dùng pha với nước uống. Mỗi lần uống khoảng 10g, ngày chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
- Công dụng: Giúp thông lạc hoạt huyết và tốt cho lương huyết chỉ huyết.
Chia sẻ các bài thuốc trị bệnh viêm loét dạ dày theo y học cổ truyền mà mọi người có thể tham khảo. Tuy nhiên không khuyến khích người bệnh làm theo bởi các bài thuốc này chỉ dựa trên các đơn thuốc cũ, người bệnh muốn dùng cần căn cứ vào bệnh tình cụ thể mới áp dụng trị bệnh cho hiệu quả tốt nhất.
THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:55 PM , 10/10/2022