7 Loại thuốc giảm axit dạ dày được đánh giá cao hiện nay

Axit dạ dày có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu lượng axit được bài tiết quá nhiều, chúng sẽ bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây các bệnh lý như: viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm axit dạ dày nhằm khống chế lượng axit dư thừa, hỗ trợ điều trị bệnh lý dạ dày và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

thuốc trị trào ngược dạ dày
Có rất nhiều loại thuốc được dùng điều trị trào ngược dạ dày

 7 thuốc giảm axit dạ dày được đánh giá cao hiện nay

Hiện nay, có hai nhóm thuốc ức chế axit dạ dày cơ bản là thuốc kháng H2 và thuốc bơm proton. Thuốc kháng H2 hoạt động trên cơ chế cản trở việc gắn Histamin lên thụ thể H2, nhờ vậy ức chế được quá trình tiết axit và pepsin dạ dày. Sau này, thuốc bơm proton (PPI) ra đời, hoạt động trên cơ chế ngăn ngừa enzym trong dạ dày sản sinh axit.

Những loại thuốc có tác dụng giảm axit dạ dày hiệu quả, được bác sĩ chỉ định nhiều trong các phác đồ điều trị phổ biến hiện nay là:

Lansoprazole

Lansoprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, có tác dụng ức chế dạ dày tiết axit, từ đó làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày.

thuốc trị trào ngược dạ dày
Bác sĩ hay chỉ định thuốc Lansoprazole khi bị trào ngược dạ dày

 

Thuốc được chỉ định để điều trị bệnh lý về dạ dày như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, các chứng bệnh do hiện tượng tăng tiết axit gây nên như u đa tuyến nội tiết, hội chứng Zollinger – Ellison, tăng dưỡng bào hệ thống). Các chuyên gia thường phối hợp Lansoprazole với kháng sinh để trong phác đồ tiêu diệt vi khuẩn Hp.

Thuốc hấp thu nhanh, tỉ lệ liền sẹo đạt 95% sau 8 tuần điều trị ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc là chóng mặt, buồn nôn, đâu đầu, táo bón, phát ban, khó tiêu, ỉa chảy….

Cimetidin

Cimetidin thuộc nhóm thuốc kháng H2, được dùng điều trị ngắn hạn (4 – 8 tuần) một số bệnh lý về dạ dày, các hội chứng do tăng tiết axit dạ dày.

thuốc chữa trào ngược dạ dày
Bệnh nhân hay được chỉ định dùng thuốc Cimetidin khi bị trào ngược dạ dày

Sản phẩm có nhiều dạng và hàm lượng khác nhau (dạng siro, viên nén, viên nang, thuốc tiêm, dịch truyền). Ưu điểm của sản phẩm là hấp thu nhanh vào đường tiêu hóa, phát huy tác dụng sau 20 – 30 phút và hấp thu toàn thân chỉ sau 2 giờ. Tuy nhiên điểm hạn chế là thuốc thải trừ nhanh, chỉ sau khoảng 12 giờ là hết tác dụng, vì thế cần dùng rải đều liều thuốc trong ngày.

Bên cạnh đó, Cimetidin gây tương tác với nhiều loại thuốc khác. Thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: đâu đầu, chóng mặt, ngủ gà, lú lẩn, trầm cảm, kích động, chứng vú to ở đàn ông, giảm khả năng tình dục ở nam giới, loạn nhịp tim, giảm huyết áp…, cần đặc biệt cẩn trọng khi dùng.

Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chuyên gia tư vấn điều trị bệnh dạ dày an toàn và triệt để bằng Đông y

Sơ can Bình vị tán

Sơ can Bình vị tán là thuốc Đông y đặc trị các bệnh lý về dạ dày bao gồm: dư axit dạ dày, trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm hang vị,… Đây là bài thuốc được nghiên cứu và phát triển dựa trên 10 bài thuốc cổ, bởi đội ngũ chuyên gia y học cổ truyền hàng đầu Việt Nam tại Trung tâm Thuốc dân tộc.

Bài thuốc bao gồm 3 chế phẩm dành cho những nhóm triệu chứng riêng biệt. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn sao cho phù hợp:

  • Sơ can Bình vị – Trào ngược: Giảm axit dạ dày, chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau,…
  • Sơ can Bình vị – Viêm loét HP: ầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh, chống viêm, giảm đau,…
  • Cao Bình vị: Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, thanh nhiệt giải độc và sát trùng,…

Sản phẩm này được bào chế hoàn toàn từ các loại thảo dược thiên nhiên nên vô cùng an toàn, lành tính, được Bộ Y tế chứng nhận không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng. Ngay cả trẻ em cũng có thể sử dụng Sơ can Bình vị tán.

Xem thêm: Những điểm đặc biệt chỉ tìm thấy ở bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Sơ can Bình vị tán được bào chế từ hàng chục thảo dược
Sơ can Bình vị tán được bào chế từ hàng chục thảo dược

Theo đánh giá của Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên Trưởng Khoa Nội, BV YHCT TƯ), bài thuốc Sơ can Bình vị tán có nhiều ưu điểm vượt trội hơn những phương pháp chữa bệnh dạ dày hiện hành:

  • Giúp làm giảm axit dạ dày, làm giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua hiệu quả chỉ từ 15 ngày
  • Giải quyết tận gốc các bệnh lý về dạ dày, mang lại hiệu quả bền lâu, ngăn ngừa bệnh tái phát
  • An toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng
  • Sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chuẩn GACP-WHO và GMP-WHO
  • Có dạng bào chế tiện lợi, không cần đun sắc như các loại thuốc Đông y khác.

Sơ can Bình vị tán được báo chí nhiều lần đưa tin:

Bệnh nhân thoát khỏi bệnh dạ dày sau hơn 20 năm chung sống nhờ Sơ can Bình vị tán

Nizatidine

Nizatidine thuộc nhóm thuốc kháng H2. Thuốc có tác dụng ngăn cản dạ dày bài tiết axit trong dịch vị, từ đó giúp khắc phục bệnh lý và những vấn đề do axit dạ dày dư  thừa.

Nhiều nghiên cứu cho biết, các vết loét ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tiến triển sẽ liền sẹo chỉ sau 8 tuần, cải thiện bệnh viêm thực quản sau 12 tuần, khắc phục chứng ợ hơi, ợ nóng chỉ sau 1 ngày dùng Nizatidine.

Thuốc trị trào ngược dạ dày
Thuốc Nizatidine hay dùng khi bị trào ngược dạ dày

Nizatidine thải trừ qua thận, chuyển hóa qua gan nên bệnh nhân có vấn đề về gan, thận cần hạn chế sử dụng. Ngoài ra, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ: nhẹ thì đau đầu, chóng mặt, phát ban, tiêu chảy, chảy nước mũi, ho…, nặng thì gây sốt, vàng da và mắt, rối loạn sắc tố da, chảy máu bất thường…

Ranitidine

Ranitidine thuộc nhóm thuốc kháng H2 có tác dụng giảm axit dạ dày cả ngày và đêm, kể cả khi đang trong tình trạng bị kích ứng bởi thuốc hay thức ăn. Thuốc có khả năng giảm 90% axit dịch vị tiết ra sau khi uống liều thứ nhất. Ranitidine ức chế axit dạ dày mạnh hơn Cimetidin từ 3 – 13 lần. Ranitidin thường được dùng phối hợp với kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày, điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

thuốc chữa trào ngược dạ dày
Dùng thuốc Ranitidine cho người bị trào ngược dạ dày

Sản phẩm ít gây tương tác thuốc và tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ thường gặp trong quá trình dùng thuốc điều trị là: phát ban, chóng mặt, tiêu chảy, nổi ban đỏ. Chứng giảm bạch cầu, giảm enzym gan…có nhưng hiếm gặp hơn.

Omeprazole

Thuốc Omeprazole thuộc nhóm thuốc bơm proton. Với thành phần biệt dược chính là abacid, bicasan, drivo, thuốc hoạt động trên cơ chế khóa enzym của bơm proton H+ K+ ATPase của tế bào dạ dày, ngăn tình trạng dư thừa axit dạ dày. Omeprazole được chỉ định điều trị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày tiến triển, trào ngược dạ dày thực quản.

chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc
Sử dụng thuốc Omeprazole cho người bị trào ngược dạ dày

Omeprazole có dạng bao tan, bị phá hủy ở dạ dày và hấp thu ở ruột non. Sau một giờ dùng, thuốc phát huy tác dụng và đạt  đồng độ cao nhất ở huyết tương sau 2 giờ, hấp thu hoàn toàn sau 3 – 6 giờ.

Khi dùng thuốc điều trị, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, đầy hơi, táo bón, phát ban nhẹ.

Esopremazole

Thuốc Esopremazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton được dùng phổ biến nhất hiện nay. Nhờ tác dụng giảm axit dạ dày, thuốc được dùng để giảm nhanh triệu chứng khó nuốt, ợ hơi, ho, ợ nóng, tổn thương cuống họng do hiện tượng trào ngược, viêm loét dạ dày nặng.

thuốc trị trào ngược dạ dày
Dùng thuốc Esopremazole để trị trào ngược dạ dày

Không nhai hay nghiền mà nuốt trọn thuốc Esopremazole, dùng trước bữa ăn khoảng một giờ.

Bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như chóng mặt, rối trí, bồn chồn, tiêu chảy, đau cơ, ho, nghẹ… khi dùng thuốc điều trị.

Lưu ý khi dùng thuốc giảm axit dạ dày

  • Tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định rõ ràng.
  • Dùng thuốc giảm axit trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, gây chứng chướng bụng, đầy bụng, táo bón…
  • Một số thuốc giảm tiết axit dạ dày có gây tác dụng phụ như: chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nổi ban… cần theo dõi sau khi sử dụng.

Sử dụng thuốc giảm axit là giải pháp khắc phục một số bệnh lý dạ dày và vấn đề do tình trạng axit dạ dày gây nên. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn loại thuốc và liều lượng phù hợp. Tránh tình trạng tự ý dùng thuốc dùng khi chưa có hướng dẫn rõ ràng.

Bạn nên tham khảo ngay:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 30/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:10 AM , 01/10/2021

Ẩn