Triệu Chứng Viêm Dạ Dày Cấp Tính và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Triệu chứng viêm dạ dày cấp tính thường được nhận biết qua các dấu hiệu như ấn vào thành bụng thấy đau nhói, nôn mửa, đại tiện ra máu,… Do đó, cần nhận biết biểu hiện viêm dạ dày cấp tính để có cách điều trị kịp thời.

Theo TS.BS Lê Thành Lý, Ủy viên BCH hiệp hội Gan- Mật TP. HCM, nguyên trưởng khoa Nội Tiêu Hóa – Gan Mật, BV Chợ Rẫy thì viêm dạ dày cấp tính là hậu quả nghiêm trọng của một số vấn đề bao gồm chất lượng sinh hoạt, vệ sinh kém dẫn đến nhiễm khuẩn và gây viêm. Bệnh làm nhiễm trùng niêm mạc, lở loét và thậm chí là gây ung thư dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Mặc dù đây là bệnh lý khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng nắm bắt thông tin về bệnh chính xác, ngay cả với những người đang mắc bệnh.

Triệu chứng viêm dạ dày cấp tính
Triệu chứng viêm dạ dày cấp tính kèm theo những cơn đau thắt ở vùng thượng vị

Hiểu hơn về viêm dạ dày cấp tính – Những nguy cơ gây ung thư dạ dày

Các thống kê mới đây tại bệnh viện Johns Hopkins (JHH) hàng đầu tại Mỹ cho biết trong suốt giai đoạn trưởng thành của mỗi người đều có ít nhất một lần phải đối mặt với các triệu chứng viêm dạ dày cấp tính. Trong số đó, có hơn 80% tỷ lệ người bệnh có khả năng tái phát trong thời gian dài và có nguy cơ gây biến chứng. Điều này một lần nữa cho thấy, căn bệnh viêm dạ dày cấp đang là vấn đề “nhức nhối” trong xã hội hiện nay, với nguy cơ phát bệnh khá cao.

1- Định nghĩa: Viêm dạ dày cấp tính là gì?

Viêm dạ dày cấp tính được bùng phát khi lớp niêm mạc bị tổn thương hoặc do các tác nhân gây kích ứng và gây nên hiện tượng xuất huyết ở dạ dày. Bệnh viêm dạ dày cấp tính thường được phát hiện tại một vị trí hoặc toàn bộ dạ dày với đặc tính là bùng phát dữ dội và chỉ diễn biến trong một thời gian ngắn. Nếu không được phát hiện và điều trị, viêm dạ dày cấp tính vẫn có thể tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn tổn thương nghiêm trọng.

Nguyên nhân và triệu chứng viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày cấp tính là một dạng tổn thương dưới niêm mạc

Các triệu chứng viêm dạ dày cấp tính gây ra những cơn đau dữ dội và có thể biến mất ngay sau đó. Khác với viêm dạ dày mãn tính, viêm dạ dày cấp tính thường xuất hiện nhanh chóng và biến mất khi gặp phải các tác nhân có thể làm tổn thương niêm mạc như virus, vi khuẩn, căng thẳng thường xuyên, sử dụng bia rượu, thức ăn cay, nóng, thức ăn có tính kích thích,…

2- Một số nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính

NSAID và corticoid là một trong số những tác nhân gây phổ biến gây viêm dạ dày cấp tính. Ngoài ra, chúng còn được phát sinh từ một số nguyên nhân như:

Tác nhân bên ngoài:

  • Nguồn thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm hoặc có chứa nhiều độc tố.
  • Thực phẩm nhiễm vi khuẩn, nhiễm độc do tụ cầu, ecoli,…
  • Thường xuyên sử dụng thức ăn cay, nóng hoặc các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,….
  • Các loại kháng sinh tổng hợp như KCL, quinine, sulfamid,  aspirin,…
  • Do kích thích nhiệt, dị vật hoặc tổn thương vật lý,…

Nguyên nhân bên trong:

  • Người mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp như bạch cầu, sởi, thương hàn, viêm phổi, ruột thừa,… cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp cao hơn so với người bình thường.
  • Những người bị dị ứng với thức ăn như hải sản, các loại hạt, sữa cũng có có khả năng bị viêm dạ dày cấp tính về sau.
  • Bệnh nhân bị bệnh u não, xơ gan, stress lâu ngày,…

3- Triệu chứng viêm dạ dày cấp tính – Cần được phát hiện kịp thời

Thông thường, những triệu chứng viêm dạ dày cấp tính thường không được biểu hiện quá rõ ràng nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa khác. Từ những dấu hiệu viêm dạ dày cấp tính dưới đây chúng ta dễ dàng nhận biết được bệnh viêm dạ dày cấp và có biện pháp khắc phục đúng lúc hơn.

Đau tức vùng thượng vị: Viêm dạ dày cấp tính thường bùng phát bằng những cơn đau dữ dội vùng thượng vị. Đặc biệt là khi ấn nhẹ vào bụng, có triệu chứng đau nhói, khó chịu. Do đó, trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi tỉ mỉ hơn hơn về triệu chứng đau tức thượng vị.

Triệu chứng viêm dạ dày cấp tính
Một số triệu chứng viêm dạ dày cấp tính thường gặp

Ợ hơi: Khi dạ dày, tâm vị và thực quản co thắt không đồng thời sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn sinh hơi và đẩy hơi lên trên khoang miệng. Kèm theo đó là sự co thắt dữ dội của cơ hoành và cơ bụng sẽ khiến cho vùng bụng bị đầy hơi, đau tức, khi gõ nhẹ vào thành bụng sẽ có tiếng kêu rỗng. Có thể phân biệt ợ hơi và ợ nước tùy theo chất bị đẩy ra ngoài.

Buồn nôn: Thường gặp ở những người có triệu chứng về đường tiêu hóa, đặc biệt là đối với viêm dạ dày cấp tính. Hiện tượng này thường gặp khi đường tiêu hóa kích thích tống thức ăn qua đường miệng và kèm theo các triệu chứng khác như lợm giọng, nôn mửa, xuất huyết,… Tùy theo những biểu hiện của buồn nôn, chất nôn để nhận biết triệu chứng viêm dạ dày cấp tính.

Ăn không ngon miệng: Triệu chứng này có điểm khá tương đương với những người mắc bệnh về gan. Tuy nhiên đối với bệnh nhân viêm dạ dày cấp tính triệu chứng ăn không ngon miệng còn kèm theo đầy hơi, bụng khó tiêu,…

Rối loạn đại tiện: Tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ, đại tiện có máu tươi hoặc phân có màu nâu như bã cà phê,… Khi nhận biết các triệu chứng trên chính xác sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị và góp phần đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh viêm dạ dày cấp tính thường được chia thành 4 thể khác nhau: 

  1. Viêm long dạ dày: Xuất hiện tình trạng phù nề, xung huyết tại niêm mạc kèm theo các vùng viêm nhiễm do bạch cầu đa nhân tại vị trí này.
  2. Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Thành niêm mạc cùng với thành dạ dày có biểu hiện viêm tấy, có mủ,… Chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc, thủng dạ dày,…
  3. Viêm dạ dày thể xuất huyết: Niêm mạc dạ dày có biểu hiện xuất huyết thành từng mảng, tạo nên các vết xước và gây chảy máu niêm mạc.
  4. Viêm dạ dày thể ăn mòn: Do sử dụng các chất kích ứng trong thời gian dài có thể làm cho dạ dày bị phù nề và nghiêm trọng hơn là hoại tử ngay tại chỗ. Sau thời gian dài, các tổn thương này để lại các vết sẹo và gây viêm nhiễm trực tiếp.

4- Chẩn đoán triệu chứng viêm dạ dày cấp tính

Ngoài những triệu chứng đau dạ dày cấp tính được phát hiện ở bên ngoài thì việc chẩn đoán bằng phương pháp y khoa giúp nhận biết dấu hiệu bệnh chính xác hơn. Sau khi hỏi thăm về những biểu hiện ban đầu, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành một số chẩn đoán theo quy trình của y học như sau:

# Chẩn đoán xác định dựa trên:

  • Kết quả khám nghiệm lâm sàng: Thượng vị có triệu chứng co thắt đột ngột, không theo chu kỳ và có biểu hiện nóng, rát.
  • Kết quả X-quang: Niêm mạc thô và không có biểu hiện loét.
  • Kết quả soi dạ dày sinh thiết: Niêm mạc có biểu hiện tổn thương.
Chẩn đoán viêm dạ dày cấp tính
Hình ảnh so sánh dạ dày bình thường và dạ dày bị viêm

# Chẩn đoán phân biệt dựa trên:

  • Kết quả xét nghiệm Amylaza máu và nước tiểu trung bình.
  • Siêu âm túi mật bình thường.
  • Siêu âm dạ dày không có dấu hiệu thủng.
  • X-quang dạ dày, tá tràng khi có cơn đau cấp.

5- Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không? – Chuyên gia giải đáp

Trong một cuộc trao đổi ngắn mới đây, TS.BS Lê Thành Lý cũng đã giải đáp thắc mắc của một số bạn đọc về tình trạng viêm dạ dày cấp tính. Qua những lý giải khá hữu ích này mỗi người cần phải biết rằng: Quá trình viêm dạ dày cấp tính thường kéo dài khoảng vài giờ đến vài ngày và phục hồi vết thương nhanh hơn so với viêm dạ dày mãn tính. Song, bệnh thường dễ tái phát trong thời gian dài và chuyển sang thể mãn tính vì lúc này niêm mạc dạ dày đã bị phá hủy liên kết và làm mất khả năng tự miễn.

Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách thì bệnh viêm dạ dày cấp tính có thể được tiến triển thành viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày rất khó để điều trị. Chính vì vậy, khi phát hiện một trong số những biểu hiện được kể trên thì tốt nhất nên thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Cách điều trị viêm dạ dày cấp tính hiệu quả nhất

Như đã nói trên, căn bệnh viêm dạ dày cấp tính thường bùng phát và diễn biến rất nhanh nên nguy cơ tiềm ẩn và để lại biến chứng là điều không thể tránh khỏi. Do đó, vấn đề điều trị viêm dạ dày cấp cần được tiến hành điều trị và loại bỏ theo nguyên tắc cụ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm dạ dày, các chuyên gia sẽ xác định phương pháp điều trị và phục hồi phù hợp.

# Điều trị bằng tân dược:

Trong đó có cả thuốc uống theo đơn và thuốc uống kèm theo không được kê đơn. Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định kết hợp các loại thuốc trên với nhau.

– Thuốc kháng axit như TUMS, Pepto-Bismol giúp trung hòa axit có trong dạ dày. Các loại thuốc này được chỉ định cho những người có dấu hiệu viêm dạ dày với liều dùng khoảng 30 phút/lần, nếu cần thiết.

– Ngăn chặn và đối kháng với H2 như cimetidine (Tagamet), famotidine (Pepcid),… Đồng thời làm giảm lượng axit bên trong dạ dày.

– Kháng sinh được chỉ định cần thiết khi người bệnh bị nhiễm khuẩn H. pylori, Ecoli,… Một số loại kháng sinh phổ biến được kê đơn chủ yếu là amoxicillin , tetracycline (chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi) và clarithromycin .

– Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng NSAIDS hoặc corticosteroid trong một số trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, cần phải có sự hướng sự và theo dõi sát sao của bác sĩ trong thời gian sử dụng.

Điều trị viêm dạ dày cấp tính
Việc điều trị viêm dạ dày cấp tính cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: 3 loại thuốc chữa đau dạ dày tốt nhất của Nhật Bản

# Chăm sóc tại nhà:

Thay đổi lối sống, điều kiện sinh hoạt, chế độ ăn uống cũng giúp cho tình trạng viêm dạ dày cấp tính giảm thiểu một cách đáng kể. Những cải thiện đó bao gồm:

  • Không nên ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng hoặc có tính kích thích mạnh.
  • Tránh sử dụng bia rượu, cà phê, thuốc lá trong thời gian dài vì nó có ảnh hưởng đến nhu động đường ruột.
  • Chia thức ăn thành những bữa ăn nhỏ, tuyệt đối không nên ăn quá no trong một lần.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến dạ dày.
  • Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

→ Thông tin bạn đọc không nên bỏ qua:

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể với những triệu chứng viêm dạ dày cấp tính mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cần kết hợp với việc thăm khám và áp dụng phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà đúng cách. Hãy phát hiện và điều trị viêm dạ dày cấp tính ngay từ giai đoạn khởi phát để mang lại kết quả điều trị tối ưu.

Tường Vy (Tổng hợp và biên soạn)

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 28/09/2021 - Cập nhật lúc: 6:21 PM , 28/09/2021

Ẩn