Rất nhiều người bị triệu chứng đau dạ dày “hành hạ” nhưng không biết làm thế nào để chữa, hoặc đã chữa nhưng chúng lại tái phát. Với 8 lời khuyên tạm biệt bệnh dạ dày sau đây bạn có thể yên tâm tận hưởng cuộc sống mà không lo những chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đau bao tử, chảy máu dạ dày,… khi chúng “ghé thăm”.
Cuộc sống ngày càng có nhiều đổi mới, mức sống của con người dần được nâng cao hơn nhưng mặt trái là chúng ta phải đối mặt nhiều hơn với những căn bệnh liên quan đến đường ruột. Các chuyên gia cho rằng con người ở thời hiện đại thường bị cuốn vào vòng xoáy công việc, họ thường phải làm việc quá sức, áp lực đè nặng, không có nhiều thời gian để dưỡng sức cũng như ăn uống đàng hoàng dẫn đến hàng loạt căn bệnh dạ dày khác nhau. Muốn có sức khỏe tốt và hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh chúng ta cần thay đổi những thói quen xấu và những lời khuyên sau sẽ có ích cho chúng ta.
8 Lời khuyên tạm biệt bệnh dạ dày vĩnh viễn
1. Món ăn cay nóng có hại cho dạ dày cần tránh xa
Thức ăn được tẩm nhiều gia vì trong đó có nhiều vị cay nóng sẽ khiến niêm mạc dạ dày dễ bị kích ứng đồng thời khả năng tiết axit tiêu hóa cũng tăng lên. Điều này khiến người ăn bị đau rát dạ dày nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nặng nhất là gây loét bao tử. Ợ hơi, ợ chua và ợ nóng cũng là những triệu chứng thường thấy khi chúng ta thường thức những món ăn này.
2. Tránh ăn quá nhiều, ăn quá no
Đừng tự “đày đọa” bao tử của monh bằng việc ăn quá nhiều một lúc nhé. Bởi vì bạn không chỉ vô tình tạo sức ép lớn tỏng lòng dạ dày mà còn khiến lớp thành bị giãn căng, hệ thóng tiết dịch tiêu hóa bị kích thích liên tục. Và hậu quả là người bệnh đau bụng âm ỉ, bụng căng chướng khó chịu do thức ăn không tiêu.
Giải pháp cho bạn là chia thức ăn thành nhiều phần và dùng hết trong các bữa ăn nhỏ. Mỗi bữa ăn cách đều nhau và cần có thời gian cố định, không nên ăn khi chuẩn bị đi ngủ.
3. Chế biến thức ăn bớt mặn cũng giúp chữa bệnh dạ dày
Các nhà khoa học đã phát hiện rằng vi khuẩn hp trong dạ dày có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn ở những bệnh nhân có sở thích ăn mặn. Không chí có vậy chúng còn là tác nhân khiến các tế bào ung thư dạ dày dễ hình thành hơn (thống kê cho thấy 14% bệnh nhân bị đau dạ dày bị ung thư hóa liên quan đến vấn đề ăn mặn).
Liều lượng muối cung cấp cho cơ thể được khuyên là không nên nhiều hơn 6g mỗi ngày.
4. Đừng vận động mạnh hay tập thể dục ngay sau khi ăn
Khi mới ăn xong thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết, nếu bạn vội vã làm việc hoặc thực hiện ngay những động tác thể dục sẽ khiến bao tử “đình công” đấy. Cụ thể là quá trình phân hủy thức ăn sẽ bị giãn đoạn, người bệnh bị đau tức bụng rất khó chịu.
Bạn chỉ nên tập những động tác nhẹ nhàng sau khi ăn xong nửa tiếng.
5. Có biện pháp giải tỏa căng thẳng thường xuyên.
Một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp nhất ở thời hiện đại chính là tình trạng stress kéo dài. Trong khi chúng ta căng não suy nghĩ, gồng mình vật lộn với đống công việc thì trong dạ dày cũng đang “cuộn sóng”.
Khi quá mệt mỏi, căng thẳng hệ thân kinh sẽ truyền tín hiệu kích thích cơ thể tiết ra nhiều chất để dung hòa, những chất này kích thích tăng tiết dịch vị tiêu hóa trong bao tử, lượng dịch dư thừa này chính là thủ phạm gây đau và viêm loét dạ dày.
6. Giảm lượng đậu nành trong thực đơn hằng ngày
Tất cả những món ăn có chứa đậu nành đều không có lợi cho người bệnh viêm loét dạ dày hoặc đau bao tử. Bên cạnh những thành phần dinh dưỡng bổ ích chúng lại chứa nhiều hợp chất kích thích tuyến dịch vị tiêu hóa hoạt động và gây ra hàng loạt các biểu hiện khó chịu khác như ợ chua, ợ nóng, đau ngực, cổ họng.
7. Tránh xa các chất có hại như chất kích thích, cồn, chất gây nghiện
Phải kể đến bia rượu, cà phê, thuốc lá,… Tất cả những nhân tố vừa kể đều chứa ít nhiều chất hóa học độc hại. Chúng khiến dạ dày chúng ta bị kích ứng, tiết axit tiêu hóa bất thường và tăng nguy cơ nhiễm độc cho đường ruột. Không chỉ có vậy đây còn là thủ phạm hại gan, hại phổi, phá hủy sức miễn dịch con người nhanh chóng.
8. Bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng từ thực phẩm lành mạnh
Bị bệnh dạ dày có nghĩa là khả năng tiêu hóa bị hạn chế nên ắt hẳn chất dinh dưỡng cũng bị thiếu hụt. Chính vìvcậy bạn cần chú ý bù đắp thêm lượng chất vi lượng, vitamin, khoáng chất từ thực phẩm sạch. Lời khuyên đến bạn là nên chọn những hoa quả, rau củ màu sắc đậm, sặc sỡ như vàng, đỏ, xanh, cam. Lúc chế biến thì nen chọn cách hấp. hầm hay luộc nhừ.
Ngày đăng: 12/10/2021 - Cập nhật lúc: 9:26 AM , 12/10/2021
Bài được quan tâm
Hành trình chữa bệnh trào ngược dạ dày tại Thuốc dân tộc của người nhân viên trẻ
Bệnh Đau Dạ Dày Là Gì? Triệu Chứng, Cách Chữa Trị Từ Bác Sĩ Tiêu Hoá
Chuyên Gia Phân Biệt Viêm – Đau Dạ Dày, Bao Tử & Hướng Dẫn Cách Đẩy Lùi Hiệu Quả Từ Thảo Dược
Xóa tan mọi khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra cùng chuyên gia tiêu hóa