Bạn hoàn toàn có thể tự chẩn đoán bệnh qua vị trí đau dạ dày với độ chính xác tương đối. Tình trạng bị đau bụng, ở vị trí dạ dày là biểu hiện chung của hầu hết các chứng bệnh về dạ dày, cảm nhận và xác định đúng chỗ đau có thể giúp bạn phán đoán phần nào vấn đề tiêu hóa đang mắc phải. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cụ thể để phát hiện và phân biệt nhiều loại bệnh dạ dày khác nhau.
1/ Cách chẩn đoán bệnh qua vị trí đau dạ dày
– Bệnh dạ dày nếu đau ở phần thượng vị (trên rốn)
Nếu khu vực từ mũi xương ức xuống đến gần rốn thường xuyên bị đau đó có thể là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc chứng thoát vị ở vùng thượng vị hay chứng sỏi mật, viêm tụy.
Những triệu chứng đi kèm có thể là ợ chua, ợ nóng gây xót và nóng rát phần bụng trên, phần cổ ngực, hiện tượng trào ngược dạ dày cũng có thể xảy ra.
– Vị trí bị đau là phần giữa bụng
Có rất nhiều bệnh nhân bị đau vị trí này và thường tỏ ra lo lắng, bất an vì phần giữa bụng là nơi tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa và chúng có vai trò rất quan trọng. Phần giữa rốn bị đau nhiều ngày báo hiệu những căn bệnh bạn có thể đang gặp phải như loét dạ dày, viêm tụy, đường ruột bị nhiễm trùng, bệnh viêm ruột thừa mới chớm, viêm ở phần hang vị dạ dày.
Nếu bị đau 1, 2 ngày rồi hết có thể bạn gặp vấn đề đường ruột do ăn uống kém vệ sinh chẳng hạn nhưng nếu biểu hiện đau xuất hiện nhiều lần và thường xuyên, nhất là kèm theo những biểu hiện khó tiêu hóa, ợ chua, nóng, hay bị buồn nôn thì nên đến bệnh viện kiểm tra.
Không chỉ có phần dạ dày bị tổn thương mà cơ quan tiêu hóa khác như đại tràng cũng có bệnh nếu bạn bị đau ở những vị trí sau:
– Đau và khó chịu ở vùng bụng dưới rốn
Phần dưới rốn là vị trí của đại tràng, nếu bị đau ở đây có khả năng bạn bị rối loạn chức năng, viêm đại tràng, loét đại tràng. Những triệu chứng lâm sàn thường là bị rối loạn trong đại tiện, người bệnh không duy trì thói quen như thường ngày được, đi ngoài nhiều lần có khi khi bị táo, lúc thì ỉa chảy. Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu khó chịu như mắc ói, đau quặn từng cơn, mệt mỏi trong người.
Cần phân biệt với tình trạng bị đau bụng kinh ở phụ nữ. Cũng bị đau vùng bụng dưới nhưng chứng đau thường có xu hướng lan truyền xuống dưới đùi và bị đau ở phần lưng dưới. Có thể bị buồn nôn, mệt mỏi, buồn nôn, tay chân rã rời.
– Cơn đau nghiêng về bên trái bụng
– Cụ thể là vị trí bên trái chếch lên phía trên: cần thận với chứng bệnh rối loạn đại tràng, phụ nữ thì cảnh giác thêm các bệnh u nang buồng trứng.
– Vị trí đau bên trái chếch xuống dưới: có rất nhiều bệnh vè dạ dày và đại tràng ở khu vực đau này. Phải kể đến viêm loét dạ dày hành tá tràng, hội chứng Crohn, bệnh viêm đại tràng.
– Các bệnh đường tiêu hóa có dấu hiệu đau bên phải dạ dày
– Bên phải và phía trên dạ dày: Tình trạng viêm đạ ày tá tràng, gồm các biều hiện là đau bụng khu vực bên phải và lan phía sau lưng. Cẩn trọng thêm với các bệnh như viêm tụy, viêm túi mật.
– Bên phải và phía dưới dạ dày: bệnh viêm ruột thừa với những dấu hiệu nhận biết là bụng đau, vị trí hố chậu xuất hiện cơn đau với mật độ và mức độ tăng dần, rối loạn chức năng tiêu hóa, kén ăn, buồn nôn, có những cơn sốt nhẹ.
2/ Cảnh báo về triệu chứng bệnh qua vị trí đau dạ dày
Những cơ quan tiêu hóa cụ thể là dạ dày tập trung ở khoang bụng nên có bất kì tổn thương nào cũng thường dẫn đến đau bụng. Vì là một triệu chứng thường gặp nên có nhiều người chủ quan, không chú ý khám chữa bệnh, cứ để triệu chứng kéo dài đến khi không chịu nổi thì mới đi kiểm tra, đến lúc đó nhiều khả năng bệnh đã nặng, khó lòng khắc phục được. Nếu thấy các triệu chứng sau bạn cần cảnh giác cao:
– Cơn đau bụng tại bất cứ vị trí nào kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần hoặc mức độ ngày càng cao hơn trước.
– Bị đau quằn quại, nôn ra máu, hơi thở nặng nhọc, sốt cao.
– Đối với trẻ nhỏ chưa biết nói phụ huynh càng cần chú ý nhiều hơn. Các cơn đau thường khiến các bé quấy khóc liên tục, bỏ ăn, sốt cao.
– Đi khám, uống thuốc theo chỉ định nhưng hiệu quả không cao hoặc bệnh vẫn tái phát đều.
→ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
Ngày đăng: 12/10/2021 - Cập nhật lúc: 9:26 AM , 12/10/2021
Bài được quan tâm
Giải mã bài thuốc “thần kỳ” của Thuốc dân tộc giúp NSND Trần Nhượng chữa khỏi đau dạ dày lâu năm
Bệnh Đau Dạ Dày Là Gì? Triệu Chứng, Cách Chữa Trị Từ Bác Sĩ Tiêu Hoá
Chuyên Gia Phân Biệt Viêm – Đau Dạ Dày, Bao Tử & Hướng Dẫn Cách Đẩy Lùi Hiệu Quả Từ Thảo Dược
Xóa tan mọi khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra cùng chuyên gia tiêu hóa