Có nhiều ý kiến cho rằng mít có tác dụng rất tốt đối với dạ dày nhưng cũng có không ít ý kiến trái chiều cho rằng thực phẩm này có thể gây tình trạng đầy hơi, khó chịu. Vậy bị đau dạ dày có nên ăn mít không?
Theo thống kê tại bệnh viện Bạch Mai, hiện nay có hơn 85% dân số mắc bệnh về đường tiêu hóa mà trong đó, viê16m đau dạ dày là căn bệnh rất phổ biến. Các bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa tại đây cũng giải thích rằng, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh lý dạ dày có một phần tác động từ chế độ ăn uống. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ăn uống không đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói là những nguyên nhân khiến cho dạ dày dễ bị tổn thương và tạo áp lực, khiến bệnh trở nên ngày càng trầm trọng.
Các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo, việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm khoa học sẽ hỗ trợ điều trị, bảo vệ dạ dày và giúp hệ tiêu hóa “vận hành” trơn tru hơn. Bên cạnh các thực phẩm nên sử dụng như rau xanh, hoa quả tươi, thì các loại thức ăn có chứa nhiều tính axit như cam, chanh, giấm gạo không được khuyến khích sử dụng trong thời kỳ viêm dạ dày bùng phát. Vậy bị đau dạ dày có nên ăn mít không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chính xác nhất.
Bạn có thể tham khảo bài viết: 4 cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả áp dụng giảm ngay cơn đau
Bị đau dạ dày có nên ăn mít không?
Có nhiều nguồn thông tin cho rằng ăn mít có thể khiến cho bệnh nhân bị đầy bụng, khó tiêu, không tốt với những người có đường tiêu hóa kém. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây các nhà nghiên cứu người Úc đã chỉ ra rằng mít là thực phẩm hoàn toàn có lợi với đường tiêu hóa, đặc biệt là đối với những người bị đau dạ dày. Bởi vì:
+ Trong mít có chứa nhiều vitamin C, chất xơ, đường sacarozo tự nhiên có tác dụng giảm nhiệt, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện dòng chảy của dịch tiêu hóa, đẩy mạnh khả năng hấp thu dưỡng chất và đào thải cặn bã ra bên ngoài. Chính vì điều này, mít được xem là thực phẩm có lợi và nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày để giải quyết tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
+ Ngoài ra, với hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng với các khoáng chất như kali, kẽm và mùi hương dịu nhẹ, mít giúp cho cơ thể thư giãn và ngăn chặn tình trạng kích thích đau dạ dày do căng thẳng. Vì vậy mà tình trạng bệnh được cải thiện ở mức đáng kể.
+ Với hàm lượng lignans, saponin và phytonutrient có trong mít còn giúp khống chế được các tế bào mầm mống có nguy cơ dẫn đến ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày và làm chậm lại tiến trình thoái hóa tế bào.
→ Kết luận: Bệnh nhân đau dạ dày có thể sử dụng như một loại trái cây tráng miệng và chỉ nên ăn với mức vừa phải, không nên ăn quá nhiều trong cùng một lúc.
Để sử dụng mít cho dạ dày hiệu quả, các bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Nên làm sạch phần nhựa của quả mít trước khi ăn để dạ dày tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.
- Không nên ăn mít khi dạ dày trống rỗng, nó có thể khiến cho dạ dày tiết ra nhiều axit và gây khó chịu hơn.
- Khi ăn mít, chúng ta nên nhai kỹ để làm giảm áp lực cho dạ dày.
- Tuyệt đối không nên ăn mít vào buổi tối trước khi đi ngủ, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài ra, bệnh nhân bị đau dạ dày cũng cần phải thận trọng trong vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc, cụ thể:
+ Ăn nhiều rau có màu xanh đậm, hoa quả có màu sắc, thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp,… Bên cạnh đó, hãy hạn chế thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, chiên xào vì nó gây áp lực lớn cho dạ dày. Các thực phẩm giàu tính axit như cam, chanh, dâu tây cũng hạn chế sử dụng.
+ Uống đủ nước, nguồn nước sẽ giúp cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và bớt bị cản trở hơn.
+ Thời gian nghỉ ngơi và ăn uống cần được ổn định và sắp xếp sao cho hợp lý. Tốt nhất nên chia thức ăn thành những bữa ăn nhỏ và không nên ăn quá no trong một lần tránh làm dạ dày quá tải.
BS. Đặng Thị Tuyết Mai, bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM khuyến cáo: “Bệnh nhân bị đau dạ dày không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn khi bệnh nhân điều trị không đúng cách. Đối với bệnh nhân viêm đau dạ dày thì chế độ ăn uống cũng cần phải hết sức thận trọng.”
→ THAM KHẢO MỘT SỐ CÁCH CHỮA ĐAU DẠ DÀY SAU:
Như vậy, với thắc mắc bị đau dạ dày có nên ăn mít không trên đây đã được chuyên gia giải đáp cụ thể. Để nắm rõ hơn về tình trạng sức khỏe, các bạn nên trực tiếp thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khoa về chế độ dinh dưỡng cũng như phương pháp điều trị.
Bích Loan
Ngày đăng: 01/10/2021 - Cập nhật lúc: 12:09 AM , 01/10/2021
Bài được quan tâm
Hành trình chữa bệnh trào ngược dạ dày tại Thuốc dân tộc của người nhân viên trẻ
CHIA SẺ ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH VIÊM DẠ DÀY VI KHUẨN HP+ (DƯƠNG TÍNH)
Chuyên Gia Phân Biệt Viêm – Đau Dạ Dày, Bao Tử & Hướng Dẫn Cách Đẩy Lùi Hiệu Quả Từ Thảo Dược
Xóa tan mọi khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra cùng chuyên gia tiêu hóa
Tôi bị đau da day, bi hp và viêm hang vị da day. Mỗi khi ăn mit vào thi khoảng 15 phút sau bắt đầu đau. co khi đau kéo dài cả đêm. nên không biết bài viết nay co sự nghiên cứu hay không, chú còn với tôi ăn mít vào đau nhanh hơn thuốc nhấm nữa
Bác Hà Tiên comment đúng rồi. Tôi cũng bị đau dạ dày ăn mít vào là đau ngay. Bệnh nhân đau dạ dày không được ăn mít, sầu riêng, vải, nhãn. Ăn những trái cây mát nhưng không chua. Ví dụ Thanh Long thì ăn được. Bưởi, cam, quýt, chanh, chuối tiêu tuyệt đối ko được ăn