Bạn biết gì về bệnh Celiac? Tuy không phải là một bệnh thường gặp nhưng Celiac sẽ có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn nên nắm rõ được các thông tin về bệnh là một việc rất cần thiết.
Bệnh Celiac (còn được gọi là chứng không dung nạp Gluten), là một căn bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn đã hoặc đang bị suy dinh dưỡng. Vì mức độ nguy hiểm của căn bệnh này khá cao nên chuyên mục sẽ gửi đến bạn những nguyên nhân, triệu chứng, cách ngăn ngừa và điều trị bệnh để giúp cho bạn chủ động hơn trong việc phòng và chữa bệnh. Những thông tin dưới đây đã được các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa của bệnh viện Nhân dân 115 (Tp.HCM) kiểm định.
I- Celiac là bệnh như thế nào?
Đây là từ chuyên môn để gọi cho một chứng bệnh đã gây ra những rắc rối lớn cho trẻ nhỏ và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng của bệnh có thể kể đến như suy dinh dưỡng, loãng xương, hội chứng xương thủy tinh, tê bì chân tay, tê bại dây thần kinh ngoại biên, chậm phát triển trí não.
Celiac là một căn bệnh tự miễn xảy ra ở đường tiêu hóa, gây ra bởi sự nhạy cảm quá mức với chất Gluten hoặc thậm chí không hấp thụ được Gluten. Chất này là một Protein được tìm thấy nhiều trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, yến mạch v.v…Sự thiếu hụt Gluten sẽ khiến cho niêm mạc ruột non sản sinh tế bào mới một cách chậm chạp, dẫn đến những ngưng trệ trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Bệnh hiếm gặp, nhưng bù lại có thể làm cho sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài. Vậy làm thế nào để biết được bản thân có bị chứng dị ứng hoặc không hấp thụ Gluten? Cách tốt nhất là bạn hãy đến bệnh viện, đề nghị được kiểm tra. Các bác sĩ sẽ thực hiện nội soi hoặc xét nghiệm mẫu mô trong ruột.
II- Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh Celiac [bạn cần biết]
Nắm rõ được nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh sẽ giúp cho bạn có được cái nhìn bao quát hơn về căn bệnh có cái tên khá kì lạ này.
1- Nguyên nhân
Như đã nói ở trên, bệnh Celiac được hình thành bởi sự dị ứng Gluten. Điều đó đồng nghĩa với việc khi người bệnh dung nạp những thức ăn có chứa chất Gluten thì hệ thống miễn dịch sẽ lầm tưởng đó là chất gây hại nên sẽ thực hiện tấn công. Hậu quả của những đợt tấn công này là khiến cho những mô lót ở thành ruột non bị tổn thương, kéo theo việc chất dinh dưỡng không được hấp thụ đầy đủ để nuôi cơ thể.
Cho đến nay thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được tại sao lại có tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp Gluten ở một số người. Nhưng bù lại, họ đã chứng minh được rằng chứng này có liên quan mật thiết đến bộ gen. Có nghĩa là, bệnh Celiac sẽ được di truyền từ cha mẹ sang con cái, từ đời này sang đời khác. Bệnh xảy ra phổ biến ở các gia đình thuộc miền Tây châu Âu, và đang có dấu hiệu lan rộng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết có một số yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ bị dị ứng Gluten như:
- Có thành viên trong gia đình như anh chị em, cô chú v.v…bị Celiac hoặc bệnh Herpes.
- Người bị hội chứng Down hoặc Turner.
- Bị bệnh tuyến giáp tự miễn.
- Tiểu đường
- Người bị viêm đại tràng.
2- Triệu chứng
Vậy, làm thế nào để có thể nhận biết được mình hoặc người thân đã bị bệnh Celiac? Câu trả lời chính xác nhất nằm ở các triệu chứng của bệnh. Cụ thể, ngay từ những lần đầu tiên bạn dung nạp Gluten vào cơ thể sẽ có những dấu hiệu dễ nhận biết như dưới đây:
- Tiêu chảy: Từ 30p đến 1h sau khi ăn thực phẩm có chứa Gluten, người bệnh sẽ cảm thấy đau quặn ở bụng trên và kèm theo là những lần đi tiêu chảy gần sát nhau. Tình trạng này cũng khiến cho bệnh nhân bị chán ăn, chướng bụng và giảm cân nặng đột ngột. Nếu tiêu chảy quá 2 ngày sẽ dẫn đến mất nước rất nguy hiểm.
- Thiếu máu: Trong một vài trường hợp, trẻ sẽ không bị tiêu chảy hoặc thậm chí không biểu hiện bệnh ra bên ngoài. Nhưng cha mẹ hãy quan sát nếu con có vẻ như bị thiếu máu, thiếu sắt, lờ đờ, ít vận động, chậm nói thì hãy đưa đến bệnh viện ngay, vì có thể bé đã bị Celiac.
- Nổi mụn nước: Những đốm mụn nước kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khi vỡ sẽ để lại thâm sẹo xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, mông, lưng dưới, mặt, khoang miệng, cổ…Đây cũng là một biểu hiện nhận biết của bệnh.
- Vấn đề về răng miệng: Dị ứng với Gluten còn được biểu hiện bằng việc răng của chúng ta sẽ bị ngả sang màu vàng sẫm hoặc có những đốm nâu, những rãnh sâu trên bề mặt răng.
- Loãng xương: Một hậu quả của bệnh này là làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin D của cơ thể, gây ra tình trạng loãng xương, đau nhức và thậm chí là khiến cho xương dễ bị tổn thương hơn bình thường.
→ Đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám ngay nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài quá 3 ngày hoặc bị đau bụng, nôn mửa quá 2 lần/ngày.
III- Kiểm soát và phòng ngừa bệnh Celiac như thế nào là hiệu quả?
Celiac là một chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, vì vậy bất cứ ai trong chúng ta cũng phải biết cách khắc phục và ngăn ngừa bệnh.
Có một điều mà chúng ta cần phải biết, đó là bệnh Celiac không thể chữa khỏi hoàn toàn được, nhưng lại hoàn toàn có thể kiểm soát được thông qua chế độ ăn uống – nguyên nhân chính gây bệnh. Điều này có nghĩa là nếu bệnh nhân kiêng ăn các thực phẩm có chứa Gluten như lúa mì, bột yến mạch, lúa mạch, bánh mì, mì ống, các loại ngũ cốc…thì những triệu chứng của bệnh Celiac sẽ giảm đi và dần biến mất.
Để có thể thực hiện tốt hành trình “nói không” với Gluten, bạn có thể áp dụng theo những cách sau đây:
- Tìm hiểu kỹ thành phần dinh dưỡng của những thực phẩm mà mình có ý định ăn, nếu có chứa chất Gluten thì hãy chọn một loại khác để thay thế.
- Gluten có chứa nhiều trong các loại lương thực và bia, thực phẩm có chứa hương cà phê, cá ngừ, nước luộc rau, bún, xà lách, khoai tây đông lạnh v.v…Điều mà người bị dị ứng chất này cần biết đó là trang bị cho mình danh sách những món chứa nhiều Gluten để tránh ăn phải.
- Cần thận trọng khi sử dụng các chất phụ gia.
Bên cạnh việc kiêng ăn các loại thực phẩm có chứa Gluten, người bị dị ứng với Gluten cũng cần thiết lập cho mình những thói quen sinh hoạt tốt cho sự hồi phục của bệnh. Đồng thời ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
- Nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ thăn khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với cơ địa, thể trạng. Đồng thời bệnh nhân cần tái khám đúng hẹn và tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống vì có thể sẽ khiến cho bệnh diễn biến phức tạp hơn.
- Bên cạnh xây dựng thực đơn không có chất Gluten, bạn cũng cần hỏi chuyên gia dinh dưỡng về những loại thực phẩm nên bổ sung để có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Thông báo với bác sĩ biết ngay khi các triệu chứng của Celiac không thuyên giảm sau 3 ngày điều trị.
- Sinh hoạt khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí cũng sẽ giúp cho bạn mau khỏi bệnh. Đảm bảo ăn ngày đủ 3 bữa chính và ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, nên đi ngủ trước 11h để ruột được nghỉ ngơi và tăng sinh tế bào.
→ Hy vọng những thông tin chuyên môn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Celiac đã giúp cho bạn có thể chủ động hơn trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh. Hãy luôn nhớ rằng đây là một căn bệnh mà bạn không thể xem thường, tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm.
Thy Như.
Những thông tin hữu ích dành cho bạn:
Ngày đăng: 29/09/2021 - Cập nhật lúc: 3:06 PM , 29/09/2021