Bệnh lồng ruột ở trẻ em là một căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Nếu cứ để vậy không chạy chữa thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đồng thời có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi gặp một triệu chứng như: Đau bụng, nôn mửa, sắc mặt tái nhợt, sốt nhẹ, phân của bé có lẫn máu và nhớt thì các mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Vì có thể những triệu chứng này là do bệnh lồng ruột gây ra. Vậy bệnh lồng ruột ở trẻ có những dấu hiệu cơ bản và cách điều trị như thế nào? Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
1/ Nhận biết trẻ bị lồng ruột sớm hạn chế nguy hiểm
Lồng ruột ở trẻ là căn bệnh ít khi gặp. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mắc phải. Khi trẻ bị lồng ruột thường có một số triệu chứng cụ thể như:
– Cơn đau bụng sẽ càng ngày càng nặng hơn.
– Bé la hét và khóc to hơn thường co chân hoặc uốn cong mình mỗi khi cơn đau xuất hiện.
– Trẻ có thể bị nôn.
– Khoảng một nửa số trẻ đi ngoài ra phân nhầy, có máu.
– Trẻ vã mồ hôi và mệt lả.
– Sau khoảng một vài giờ, trẻ có thể có dấu hiệu mất nước với biểu hiện như mắt trũng sâu, miệng khô và dính, tã bỉm không có dấu hiệu ướt.
– Nếu tình trạng này tiếp diễn mãi dạ dày của trẻ có thể trở nên cứng và sưng phồng lên. Chúng ta có thể cảm nhận thấy một khối có hình dài ở phần bụng giữa phía trên hay bên phải.
Càng được chẩn đoán sớm việc điều trị càng có hiệu quả cao. Do vậy nếu bạn thấy trẻ có biểu hiện cụ thể trên đây. Các mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để khám và được bác sĩ tư vấn kịp thời.
→ Bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin: Trẻ bị đau bụng dưới rốn cảnh báo bệnh gì?
2/ Trẻ em dưới 1 tuổi thường hay mắc bệnh lồng ruột
Lồng ruột là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng khúc ruột phía dưới hoặc có thể ngược lại. Điều này làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột rất nguy hiểm.
Lồng ruột là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng theo các thống kê cho thấy có tới 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi. Đặc biệt là các bé trai bụ bẫm. Trong đó, độ tuổi bị nhiều nhất là từ 5-6 tháng tuổi.
Hầu hết các trường hợp bị bệnh lồng ruột đều không xác định được nguyên nhân. Có nhiều ý kiến cho rằng trẻ bị lồng ruột là do bé chuyển từ thời kì bú sữa mẹ sang ăn dặm nên ruột dễ co bóp bất thường. Đồng thời, do kích thước của các đoạn ruột ở trẻ em quá chênh lệch nhau nên dễ xảy ra lồng ruột. Lồng ruột có thể liên quan đến các dấu hiệu bất thường như u bướu, polype trong lòng ruột hay những đợt nhiễm bệnh gây rối loạn co bóp ruột.
→ Bệnh lồng ruột thường hay gặp ở trẻ nhỏ, nếu như không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh lồng ruột là căn bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Căn bệnh này có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu đến các phần bị ảnh hưởng của ruột.
Nếu không được điều trị nguyên nhân, mô thiếu máu của thành ruột dẫn đến chết. Mô chết có thể dẫn đến lỗ thủng trong thành ruột, có thể gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng khoang bụng.
3/ Tránh nhầm lẫn đau quặn bụng và bệnh lồng ruột ở trẻ
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường ruột. Vì ở trẻ có sức đề kháng yếu. Mà khi bị bệnh trẻ chỉ biết khóc nên các bậc cha mẹ rất khó biết chính xác được bệnh của bé. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đau bụng ở trẻ, không phải trường hợp nào khi thấy trẻ đau quặn bụng cũng khẳng định trẻ bị chứng lồng ruột. Chính vì vậy, cần phân biệt rõ chứng đau quặn bụng và bệnh lồng ruột của trẻ qua những triệu chứng khác nhau sau đây:
a. Hiện tượng bé bị đau quặn bụng
Hiện tượng này thường xảy ra khoảng 4 – 6 tháng đầu đời của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng đau bụng quặn ở trẻ sơ sinh là do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ và sức đề kháng của trẻ còn quá yếu.
Biểu hiện:
- Cơn đau bụng quặn thường xảy ra vào buổi chiều hoặc buổi tối, đầy hơi chướng bụng.
- Bé có biểu hiện bắt đầu co chân về phía bụng hoặc đá thẳng chân ra để cố gắng làm giảm đau bụng.
- Sờ bụng bé có thể căng cứng, thấy bé có biểu hiện nắm chặt tay hoặc cong lưng trong cơn đau.
- Bé khóc to, thường khóc nhiều hơn 3 tiếng/ ngày và hơn 3 ngày/ tuần
⇒ Đau quặn bụng thường không đe dọa đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên các mẹ có thể làm dịu cơn đau cho bé bằng cách xoa dầu cho bé ấm bụng, hoặc đặt bé nằm sấp trên đùi bạn và sưởi ấm bụng bé bằng một túi nước ấm, hay massage nhẹ nhàng cho bé.
b. Hiện tượng bé bị lồng ruột
Lồng ruột thường xảy ra ở các bé khỏe mạnh, bụ bẫm, ham ăn, và hay gặp nhất ở lứa tuổi từ 4 – 9 tháng đầu đời.
Đối với chứng đau quặn bụng có thể xác định được nguyên nhân. Còn đối với chứng lồng ruột thì có đến 90% trẻ bị lồng ruột lần đầu tiên không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố được đánh giá là có nguy cơ cao như: Trẻ bị rung lắc mạnh, do kích thước ruột của bé mất cân đối, do trẻ có Polip, bị viêm đường hô hấp trên, viêm ruột. Do thay đổi sữa hay chuyển qua chế độ ăn dặm làm nhu động ruột của bé không thích nghi kịp dẫn đến những thay đổi đột ngột.
Biểu hiện:
- Khi đang ăn chơi bình thường, bé bỗng nhiên khóc thét lên từng cơn.
- Lúc đau bé thường ưỡn người, bỏ bú, khóc kéo dài độ vài phút sau đó nằm yên 10 – 15 phút lại tỉnh dậy, có thể bú một ít rồi khóc tiếp.
- Khi khóc mặt bé thường trắng bệch, lưng cong ưỡn lên, hai tay nắm chặt, chân co lại hay đạp lung tung.
- Sau đó bé có thể bị nôn, nhìn ở bụng trẻ thường có một cục nổi lên dài.
4/ Cách xử lý dành cho mẹ khi trẻ bị lồng ruột
Lồng ruột là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy trẻ có những triệu chứng nói trên, các mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện kiểm tra gấp. Các bác sĩ sẽ xác định bệnh qua thăm khám và siêu âm.
Nếu bị lồng ruột, trẻ sẽ được tháo lồng bằng hơi, nghĩa là bằng cách đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng. Dưới hướng dẫn của máy X-quang tại chỗ, các bác sĩ sẽ bơm hơi dần vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn.
Nếu trẻ được đưa đến quá muộn thì thường cần phải phẫu thuật để tháo khối ruột lồng. Lúc này đoạn ruột lồng đã chui sâu vào nhau gây sưng nề, tắc nghẽn mạch máu và hoại tử. Các bác sĩ phải phẫu thuật để cắt đoạn ruột đó. Tuy nhiên, việc chăm sóc và hồi sức sau mổ rất khó khăn và phức tạp, trẻ dễ tử vong do suy kiệt và viêm phổi nặng.
Bệnh này đôi khi có thể tái phát ngay cả sau khi đã được điều trị. Do vậy trẻ cần phải ở lại bệnh viện để được theo dõi trong vòng 1 – 2 ngày. Trẻ có thể xuất viện khi đã ăn uống và đại tiện bình thường trở lại.
Lồng ruột là một dạng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có diễn biến nhanh với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý để sớm phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
→ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
- Cảnh giác với bệnh lồng ruột ở người lớn
- Địa chỉ khám chữa trào ngược dạ dày tốt tại TP HCM
- Nhận biết bệnh tắc ruột ở trẻ em và cách khắc phục
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:53 PM , 10/10/2022
Be nha toi duoc28 ngay tuoi bi di ngoai phan co mau hong da 7 ngay bs cho uong men tied boa makhong do xin hoi co la be bi benh gi van chua tri rap sao
Bé em bị lồng ruột bẩm sinh.mà bé mới gần 2 tháng.có đi khám gần đó bs bảo bị lồng ruột bẩm sinh.phải đợi 6 tháng xuống nhi đồng phẫu thuật.bé hay nôn ra sữa và chỗ rốn bị lồi ra.giờ phải làm sao hã bs.cho em 1 lời khuyên
Be nha toi duoc28 ngay tuoi bi di ngoai phan co mau hong da 7 ngay bs cho uong men tied boa makhong do xin hoi b.s la be bi benh gi vi be sinh thuong o bv tu du va be duoc bs chi dinh vao khang sinh 5 ngay sau sinh bleu hien cua be la khoc be van bu binh thong
Bé em bị lồng ruột bẩm sinh.mà bé mới gần 2 tháng.có đi khám gần đó bs bảo bị lồng ruột bẩm sinh.phải đợi 6 tháng xuống nhi đồng phẫu thuật.bé hay nôn ra sữa và chỗ rốn bị lồi ra.giờ phải làm sao hã bs.cho em 1 lời khuyên
Trời, theo kinh nghiệm của tôi thì bệnh lồng ruột diễn biến rất nhanh, đâu thể chờ đến 6 tháng phẫu thuật vì phần ruột bị lồng có thể bị hoại tử và phải phẫu thuật cắt đoạn bị hoại tử đó, nói chung rất nguy hiểm. Nếu phát hiện sớm còn dùng bơm hơi trong bệnh viện để tháo lồng ruột được, muộn hơn mà lồng sâu thì phải mổ để tháo, lâu nữa mà hoại tử ruột thì phải cắt. Bạn nên đưa con đến bệnh viện lớn để khám đi bạn ạ.
Be nha e dc 2thang.ban ngay be bú mẹ ngủ binh thuong.nhung đêm thi be khoc k chiu ngu.pai om be tren tay thi be moi ngu.đặt xuong giuòng hoac noi thi be thuc va khoc.cu pai om tren tay toi sang va be hay khoc dem.be di ra phan vang binh thuog.zay cho e hoi be cu bi sao k ạ.bi cung hay bi ọc sua.