Bệnh co thắt tâm vị: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh co thắt tâm vị là căn bệnh thuộc về đường thực quản, thường có một số tên gọi khác như co thắt thực quản, giãn thực quản bẩm sinh, co thắt hoành tâm vị. Co thắt tâm vị được hiểu là rối loạn hoạt động của thực quản. Đoạn cuối của thực quản đổ vào dạ dày bị co thắt và hẹp lại. Còn đoạn ở phía trên thì bị giãn to ra. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh co thắt tâm vị, cách điều trị bệnh như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!

1/ Bệnh co thắt tâm vị thường có những triệu chứng nào?

Bệnh co thắt tâm vị là một căn bệnh thuộc về đường thực quản hiếm gặp. Thực quản là phần ống nối miệng đến dạ dày. Hiện tượng co thắt tâm vị xảy ra khi các cơ vòng thực quản dưới không thể giãn nở để đưa thức ăn vào dạ dày. Bệnh này chủ yếu gặp ở người lớn tuổi. Khi mắc phải chứng co thắt tâm vị thường có một số triệu chứng như sau:

benh-co-that-tam-vi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri1.jpg

+ Khi nuốt thường bị nghẹn là triệu chứng phổ biến nhất. Lúc đầu chỉ xảy ra với những thức ăn đặc, nhưng về sau thì thức ăn lỏng cũng có thể bị nghẹn.

+ Nôn ọe cũng là triệu chứng cơ bản nhất, nôn phần thức ăn không được tiêu hóa nằm ở thực quản.

+ Bệnh co thắt tâm vị thường có triệu chứng đau ngực. Tuy nhiên, cẩn thận có thể nhầm lẫn với cơn đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực của chứng co thắt tâm vị thường không thay đổi hoặc thuyên giảm ngay cả khi nghỉ ngơi.

+ Thường có cảm giác rát vùng thượng vị, cảm giác này rất khó chịu.

+ Khoảng 60% các trường hợp khi mắc bệnh thường không ăn uống được. Chính vì vậy mà thường bị sút cân trầm trọng.

⇒ CÓ THỂ XEM THÊM: Cơn đau tức ngực khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?

2/ Bệnh co thắt tâm vị do đâu gây nên

Bệnh co thắt tâm vị là căn bệnh hiếm xảy ra và chủ yếu gặp ở người lớn, nữ dễ mắc bệnh hơn nam. Hiện tại, căn bệnh này chưa xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, dưới đây là những yếu tố có liên quan đến bệnh mà chúng ta cần lưu ý:

benh-co-that-tam-vi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri2

+ Những người có thói quen ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh rất dễ mắc bệnh co thắt tâm vị.

+ Mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như bệnh lao, giang mai, sốt phát ban.

+ Người ăn nhiều chất gluxid, ít protit và thiếu vitamin nhóm B.

+ Nghiện rượu, thuốc lá, phơi nhiễm chất độc hóa học cũng là những yếu tố gây bệnh.

+ Rối loạn nội tiết, mắc bệnh viêm dính quanh vùng thực quản, loét tâm vị.

+ Các yếu tố như nhiễm trùng, di truyền, tự miễn cũng là những yếu tố gây bệnh co thắt tâm vị.

+ Những đối tượng dễ mắc bệnh cần lưu ý đó là người có dạng thần kinh không cân bằng, dễ có cảm xúc.

3/ Phương pháp điều trị bệnh co thắt tâm vị hiện nay

Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, chính vì vậy cần phải lưu ý và cần được chữa kịp thời. Đối với bệnh co thắt tâm vị thường có một số phương pháp điều trị chủ yếu như: Nong thực quản, cắt cơ thực quản, dùng thuốc, tiêm độc tố Botulinum, các phương pháp cụ thể như sau:

benh-co-that-tam-vi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri3

♦ Phẫu thuật cắt cơ thực quản phía trước: Phương pháp này hay còn gọi là phẫu thuật Heller. Thực hiện mổ mở hoặc qua phẫu thuật nội soi, cách làm này thường kết hợp với phẫu thuật chống trào ngược dạ dày thực quản.

♦ Nong thực quản bằng bóng hơi: Phương pháp này thường được áp dụng đầu tiên trong các phương pháp điều trị. Kích cỡ bóng tăng dần lên, tỉ lệ thành công khoảng 74-90%.

♦ Tiêm độc tố Botulinum: Cách làm này được tiêm qua nội soi thực quản vào góc thực quản dạ dày. Thông thường, hiệu quả giảm triệu chứng khoảng 6 tháng.

♦ Dùng thuốc: Một số thuốc được dùng để điều trị bệnh co thắt tâm vị đó là các thuốc ức chế calci hoặc Nitrates.

4/ Cần làm gì để hạn chế mắc bệnh co thắt tâm vị

Bệnh co thắt tâm vị tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, bệnh để lâu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Vì vậy, cần hạn chế khả năng mắc chứng bệnh này qua các việc làm đơn giản như:

+ Nên bỏ thuốc lá, bỏ rượu bia và sử dụng các chất kích thích.

+ Không nên ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

+ Khi mắc các bệnh như ho lao, giang mai cần phải điều trị triệt để để tránh gây biến chứng.

+ Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp.

+ Luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.

Tin liên quan:

Bệnh co thắt thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Địa chỉ khám chữa trào ngược dạ dày tốt tại TP HCM

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:52 PM , 10/10/2022

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay