Phương pháp điều trị thoát vị thành bụng sau mổ

Thoát vị thành bụng sau mổ thường xảy ra đối với những trường hợp thường vận động mạnh, người già, trẻ em. Là tạng chui ra ngoài qua vết mổ cũ. Biểu hiện của thoát vị thành bụng sau mổ là có khối ở vùng sẹo mổ cũ, đau và thay đổi kích thước theo tư thế. Trường hợp này vô cùng nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng như tắc ruột, nhiễm trùng, có thể tại vị trí thoát vị hoặc toàn thân, phụ thuộc vào mức độ thoát vị và loại thoát vị. Vậy đâu là phương pháp điều trị thoát vị thành bụng sau mổ đúng đắn nhất. Chúng ta sẽ được biết rõ qua bài viết dưới đây.

phuong-phap-dieu-tri-thoat-vi-thanh-bung-sau-mo1

Thoát bị thành bụng sau mổ rất dễ xảy ra với những trường hợp

-Nhiễm khuẩn: Trường hợp nhiễm trùng vết mổ có thể do sót chỉ không tiêu, vết mổ bẩn, không thay băng sát khuẩn hay vết mổ bị ẩm ướt.

-Kỹ thuật khâu đóng bụng: Đôi khi khâu và buộc quá chặt ở những bệnh nhân gầy, suy kiệt, đái tháo đường có thể làm đứt cân cơ gây thoát vị vết mổ.

-Người bị thoát vị thành bụng có thể do các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, các bệnh lý về máu, cơ thể gầy, già yếu, suy kiệt nặng, suy gan.

-Có thể do áp lực ổ bụng sau mổ lớn như ho nhiều sau mổ, táo bón, liệt ruột gây chướng bụng do viêm tụy cấp, viêm phúc mạc, áp xe tồn dư.

-Đường mổ: Đường mổ trắng giữa ít bị bục hơn so với các đường mổ khác như đường mổ trắng bên, đường dưới sườn 2 bên.

-Các yếu tố thuận lợi khác: béo phì, bụng chướng, mang thai.

Xem thêm:

Bệnh thoát vị thành bụng ở trẻ sơ sinh

Cách điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày hiệu quả nhất

Phương pháp điều trị thoát vị thành bụng sau mổ

Thường thoát vị thành bụng sau mổ ít có tính chất cấp cứu. Điều trị chủ yếu là phẫu thuật phục hồi thành bụng. Các bước gồm:

  1. Bóc tạng dính vào vùng sẹo cũ và bóc dọc theo bờ của chu vi lỗ thoát vị
  2. Tái tạo lại thành bụng: Khâu kéo 2 lớp cân cơ lại với nhau bằng những sợi chỉ khâu tiêu, mũi rời. Trong trường hợp, lỗ thoát vị rộng, thành bụng mỏng hoặc căng khó kéo vào với nhau có thể chuyển vạt cân hoặc dùng các mảnh lưới bằng chất sợi dẻo tổng hợp để tăng cường thành bụng.

phuong-phap-dieu-tri-thoat-vi-thanh-bung-sau-mo2

Mổ tạo hình lại thành bụng đặc biệt lưu ý một số điểm sau:

– Ở người già yếu, nên cân nhắc việc chỉ định mổ. Nếu bệnh nhân không thể chịu được cuộc gây mê thì chỉ cần băng giữ bằng một đai quấn quanh bụng, không cho tạng thoát vị lồi ra.

– Điều trị tốt các bệnh lý toàn thân ở những người bị bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch, các ổ áp xe tồn dư, đợt cấp của viêm tụy mạn hoặc viêm tụy cấp tái phát… trước khi mổ tạo hình thành bụng.

– Vì chưa rõ nội dung tạng thoát vị, nên cần mổ dưới gây mê nội khí quản nếu cần đưa ruột non vào trong bụng.

– Điều trị sau mổ phải đảm bảo được vết mổ mới không bị nhiễm trùng bằng dùng kháng sinh phổ rộng, không bị tăng áp lực ổ bụng bằng cách điều trị ho, tránh táo bón bằng các thuốc nhuận tràng,  tránh bị đầy hơi chướng bụng, băng ép từng lúc thành bụng.

⇒ Chúng ta cần lưu ý những điểm sau để hạn chế bị thoát vị thành bụng sau mổ

-Không nên mang vác quá nặng.

-Hạn chế tăng cân và kiểm soát được cân nặng của mình.

-Đi đúng đứng tư thế, không nên chạy nhảy quá mạnh.

-Không nên chơi những môn thể thao dùng nhiều sức lực

-Điều trị các bệnh lý như hen ho, tránh táo bón bằng các loại thuốc nhuận tràng.

-Chế độ ăn uống hợp lý, ăn uống khoa học, không quá no hoặc quá đói.

 

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:52 PM , 10/10/2022

Ẩn Trung tâm Thuốc dân tộc

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay