Tìm hiểu về bệnh trĩ và giải pháp điều trị hiệu quả từ chuyên gia

Trĩ là một căn bệnh vô cùng phổ biến. Thậm chí người xưa còn có câu: “Thập nhân cửu trĩ” – 10 người thì 9 người bị trĩ. Vậy nhưng không phải ai cũng có những kiến thức chính xác về căn bệnh này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh trĩ qua bài viết dưới đây để biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

>> Tin liên quan: Những điều bạn cần biết về bệnh trĩ và giải pháp điều trị an toàn, không cần phẫu thuật

Bệnh trĩ là gì? Các triệu chứng bệnh trĩ thường gặp

Bệnh trĩ là một căn bệnh xuất hiện ở vùng nhạy cảm – trực tràng, hậu môn. Bệnh xảy ra khi các tĩnh mạch từ vùng hậu môn căng giãn quá mức và phình đại, hình thành các búi trĩ. Các búi này sẽ tạo cho người bệnh luôn có cảm giác vướng víu, khó chịu, khiến việc đại tiện trở nên khó khăn và gây đau đớn cho người bệnh.

Bệnh trĩ có thể chia làm 3 loại tùy theo vị trí của các búi trĩ:

  • Bệnh trĩ nội: Các búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn, sa ra ngoài khi bệnh phát triển ở mức độ nhất định.
  • Bệnh trĩ ngoại: Các búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn nên người bệnh có thể dễ dàng phát hiện
  • Bệnh trĩ hỗn hợp: Mắc cùng một lúc cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại
Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Ta có thể phân biệt trĩ nội – trĩ ngoại thông qua những triệu chứng dưới đây:

Trĩ ngoại: Hình thành bên ngoài hậu môn nên bệnh nhân có thể phát hiện bệnh dễ dàng bằng mắt hoặc sờ bằng tay. Chính bởi vị trí của búi trĩ như vậy mà bệnh trĩ ngoại gây khó chịu vô cùng, đặc biệt là khi ngồi. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng.

Trĩ nội: Ở cấp độ 2 trở đi, bệnh nhân trĩ nội có thể nhận biết bệnh dễ dàng do búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện. Nhưng ở giai đoạn đầu trĩ nội rất khó phát hiện vì không thể nhìn thấy búi trĩ và thường không gây đau. Người bệnh có thể phát hiện bệnh trĩ nội qua một số các dấu hiệu như đại tiện khó khăn, đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu…

Nguyên nhân bệnh trĩ – Đừng chỉ nắm phần ngọn mà bỏ qua gốc rễ

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan gây nên bệnh trĩ mà nhiều khi chúng ta không nghĩ tới như:

  • Do thói quen lao động và sinh hoạt: Những người làm công việc phải đứng lâu (cảnh sát giao thông, bảo vệ…) hay ngồi lâu, ít vận động (thư ký, bán hàng, lái xe…), người thường xuyên mang vác vật nặng… rất dễ bị trĩ.
  • Do thói quen ăn uống: Người thường xuyên ăn các loại thực phẩm, đồ ăn cay nóng, các món ăn dễ gây táo bón, ăn ít chất xơ, uống ít nước, thường dùng chất kích thích như rượu bia… có nguy cơ bị trĩ rất cao.
  • Do bệnh lý đường tiêu hóa: Các hội chứng rối loạn thải phân như táo bón, tiêu chảy, hội chứng lỵ… là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ.
  • Do nguyên nhân khác: Việc mang thai, sinh con ở phụ nữ; do tuổi già; béo phì,… cũng là nguy cơ gây bệnh.

Bên cạnh đó, theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân cốt lõi gây ra bệnh trĩ đó là tình trạng tắc nghẽn khí huyết tại vùng tĩnh mạch hậu môn. Máu ứ tích tụ lâu ngày khiến tĩnh mạch giãn ra hình thành nên búi trĩ. Người bệnh cần hiểu được căn nguyên sâu xa này thì mới có thể điều trị được bệnh trĩ một cách hiệu quả nhất.

Nguy hiểm khôn lường vì coi thường bệnh trĩ

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc khám và điều trị bệnh trĩ, Ths. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Nội, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương cho biết: “Bệnh trĩ giai đoạn đầu chỉ gây cảm giác khó chịu và đau rát khi đi vệ sinh, việc điều trị không phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân luôn có tâm lý e ngại, không khám chữa, khiến cho bệnh trĩ chuyển biến phức tạp, khi ấy sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.”

Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan vì bệnh trĩ có thể dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng như: Sa nghẹt búi trĩ, rối loạn chức năng hậu môn, viêm nhiễm, hoại tử, nhiễm trùng máu,…

Cùng theo dõi video dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về các biến chứng khôn lường của bệnh trĩ:

Xem thêm: Những sai lầm về bệnh trĩ mà nhiều người hay mắc phải và cách điều trị dứt điểm

Đi tìm giải pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay

Tiềm ẩn đằng sau là rất nhiều nguy hiểm, vì vậy, bệnh trĩ cần được điều trị kịp thời, càng sớm càng tốt. Với sự phát triển không ngừng, y học ngày nay có rất nhiều cách để điều trị bệnh trĩ. Mỗi phương thức lại có những ưu và nhược điểm riêng:

Chữa bệnh trĩ bằng Tây y

Sử dụng các loại thuốc giúp co, teo búi trĩ; phẫu thuật cắt trĩ với bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nặng

– Ưu điểm: Giải quyết nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ

– Nhược điểm: Chỉ giải quyết được các triệu chứng tại chỗ của bệnh, không triệt bệnh từ gốc, khiến bệnh rất dễ tái phát, gây đau đớn và rất dễ để lại biến chứng nếu phẫu thuật. Ngoài ra, thuốc tây có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.

Dùng mẹo dân gian điều trị bệnh trĩ

Sử dụng các cây cỏ có trong vườn nhà, được lưu truyền trong dân gian

– Ưu điểm: Dễ kiếm, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, lành tính

– Nhược điểm: Chỉ có tác dụng khi bệnh nhân mới ở giai đoạn đầu của bệnh. Và chỉ có thể hỗ trợ điều trị, không thể chữa bệnh hoàn toàn. Nếu sử dụng sai cách hoặc quá tin tưởng vào thuốc dân gian, người bệnh có thể bị hoại tử hậu môn.

Qua những phân tích trên cộng với những gì chúng ta đã đề cập trong phần nguyên nhân gây ra bệnh, có thể dễ dàng nhận thấy rằng cả 2 phương pháp nói trên đều chưa thể giải quyết được vấn đề căn nguyên của bệnh trĩ. Không chỉ vậy, những nhược điểm của 2 phương pháp này còn khiến cho việc điều trị bệnh trĩ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Hiện nay, phương pháp Đông y được xem là sự lựa chọn tối ưu hơn cả. Bởi thuốc Đông y có nhiều ưu điểm như: an toàn, lành tính, điều trị từ căn nguyên của bệnh, giúp phòng ngừa bệnh tái phát. Phương pháp này khắc phục được hầu hết những nhược điểm của các cách chữa bệnh trĩ kể trên. Do vậy, đây là một trong những phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng. 

Vậy bài thuốc Đông y nào điều trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay?

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Bí quyết từ vùng núi rừng Tây Bắc

Áp dụng nguyên lý của Đông y, điều trị bệnh trĩ từ căn nguyên gây bệnh, bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Trung tâm Thuốc dân tộc là giải pháp điều trị bệnh trĩ một cách toàn diện đã được công nhận và kiểm chứng qua kết quả nghiên cứu trên thực tế.

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Từ công thức bí truyền điều trị bệnh trĩ của người H’mông, các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã dày công nghiên cứu để tìm ra công thức kết hợp tối ưu nhất các loại thảo dược, tạo nên bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang.

Ngoài ra, tùy theo thể trạng và cơ địa từng người, bác sĩ tại Trung tâm sẽ kê liều lượng phù hợp nhất với người bệnh. Vì vậy mà Thăng trĩ Dưỡng huyết thang có thể sử dụng cho nhiều đối tượng với nhiều tình trạng bệnh khác nhau, mỗi người bệnh lại được điều trị theo một phác đồ riêng. Kể cả phụ nữ sau sinh và trẻ em trên 5 tuổi cũng có thể sử dụng bởi các thảo dược thiên nhiên vô cùng lành tính.

Những ưu điểm vượt trội khiến Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được nhiều người bệnh tin dùng

Bài thuốc an toàn từ những loại thảo dược quý giá

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là sự kết hợp của hơn 30 loại thảo dược quý hiếm như: tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ, nghệ tươi, xà sàng tử, hoàng liên, khổ sâm, hòe hoa, đại hoàng, ngư tiên thảo,… Đây đều là những thảo dược vô cùng an toàn cho sức khỏe người dùng.

Đặc biệt hơn, các thảo dược này đều được Trung tâm Thuốc dân tộc trồng và sản xuất tại chính những khu dược liệu, nhà máy dược do Trung tâm xây dựng để có thể kiểm soát được chất lượng của nguồn nguyên liệu. Người bệnh vì thế sẽ không còn phải hoang mang khi điều trị bệnh giữa thị trường dược liệu Đông y thật giả lẫn lộn.

Ths.Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan chia sẻ về chất lượng các loại thảo dược trong Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Xem thêm: Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Kết tinh hơn 30 loại thảo dược quý hiếm của núi rừng

Sự kết hợp chưa từng có trong việc chữa bệnh trĩ từ Tây y cho đến Đông y

Là sự kết hợp của 2 bài thuốc nhỏ: thuốc uống và thuốc ngâm, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được mệnh danh là bài thuốc có “tác dụng kép” trong điều trị bệnh trĩ. Thuốc uống giúp giải quyết vấn đề gốc rễ bên trong cơ thể gây nên bệnh; còn thuốc ngâm sẽ giúp người bệnh loại bỏ các triệu chứng bên ngoài.

Tác dụng kép của 2 bài thuốc trong Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Chính nhờ sự kết hợp “trong uống, ngoài ngâm” này mà các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành đã đánh giá Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc toàn diện nhất trong việc điều trị bệnh trĩ – điều mà chưa phương pháp nào thực hiện được:

“Trước nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị bệnh trĩ từ gốc rễ mà vẫn an toàn, hiệu quả cho đến khi Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được biết đến. Có thể nói đây là niềm tự hào của y học cổ truyền Việt Nam” – Ths.Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

“Thăng trĩ Dưỡng Huyết thang là giải pháp chữa trĩ tốt nhất trong những cách mà tôi đã từng áp dụng. Từ sau khi đưa bài thuốc này vào điều trị, bệnh nhân của tôi hầu hết đều không có hiện tượng tái phát nữa.” – Ts. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương)

Một lưu ý nhỏ cho cho những ai mắc bệnh trĩ:  Ngoài việc điều trị bằng thuốc, để việc điều trị bệnh trĩ đạt được kết quả như mong đợi, người bệnh còn cần tuân thủ theo đúng chế độ ăn uống, sinh hoạt mà bác sĩ đề ra. Chính lối sống lành mạnh cũng đã hỗ trợ phần nào việc ngăn không cho bệnh trĩ không thể quay trở lại.

Cần duy trì lối sống lành mạnh để điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ tuy không phải là căn bệnh khó chữa nhưng nếu bệnh nhân chủ quan để bệnh kéo dài thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi bệnh đã chuyển biến nặng. Vậy nên người bệnh cần khám chữa ngay khi phát hiện những dấu hiệu đáng nghi của bệnh trĩ.

Mọi thắc mắc về bệnh trĩ và cách điều trị với bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang, bệnh nhân có thể liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được giải đáp:

Trung tâm Thuốc dân tộc

Địa chỉ:

  • Tại Hà Nội: B31 Ngõ 70 – Nguyễn Thị Định – Q.Thanh Xuân – Hà Nội
  • Tại Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan – Phường 2 – Phú Nhuận – HCM
  • Tại Quảng Ninh: 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long, Quảng Ninh

Số điện thoại/ Zalo:

Website: www.thuocdantoc.org

Fanpage: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc

Thông tin hữu ích:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 30/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:10 AM , 01/10/2021

Ẩn