Bạn đã từng nghe qua về phương pháp dùng chè dây để chữa bệnh đau dạ dày chưa? Thật ra thì mẹo trị bệnh này đã được rất nhiều người dân tộc Tày, Nùng áp dụng vì cho ra hiệu quả rất cao.
Theo một thống kê gần đây nhất của một trường đại học tại Mỹ thì số lượng bệnh nhân mới bị đau dạ dày đã tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả đó đã cho thấy rằng căn bênh về đường tiêu hóa này có xu hướng gia tăng theo từng năm và không có dấu hiệu sụt giảm. Điều đó thật ra cũng dễ hiểu, bởi cuộc sống hiện đại cùng với sự phát triển không ngừng đã khiến cho con người bị lôi vào những thói quen ăn uống xấu, đi kèm với đó là stress.
Đáp ứng nhu cầu của thời đại, các phương pháp chữa đau dạ dày của y học hiện đại ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn. Nhưng không vì thế mà con người ta quên đi những bài thuốc đã tồn tại, được gìn giữ từ dân gian. Hơn nữa, có nhiều người cho rằng, chữa đau dạ dày theo kinh nghiệm dân gian còn hiệu quả, an toàn mà còn tốt cho làn da. Vậy thì một trong những bài thuốc đó – chè dây đã thực hiện “sứ mệnh” chữa đau dạ dày như thế nào?
(hình)
I. Vì sao chè dây lại có thể chữa đau dạ dày hiệu quả
Đối với nhiều người sống ở vùng đồng bằng thì có lẽ chè dây vẫn còn là một cái tên khá xa lạ, bởi loại thực vật này thường chỉ mọc ở những vùng núi cao và khí hậu lạnh (như các tỉnh ở vùng núi phía Bắc nước ta). Chè dây còn có những tên gọi khác như “thau rả” trong tiếng Nùng và “khau rả” trong tiếng Tày. Trong Đông y, chè dây được gọi với cái tên “vô thích đằng” hoặc “hồng huyết long”. Người ở vùng núi phía Bắc thường uống trà bằng cách hãm lá chè dây vì nó không những cho vị rất thơm ngon mà còn có thể thanh lọc cơ thể rất hiệu quả.
Về dược tính của chè dây thì trong y học cổ truyền lẫn y học hiện đại đều đã đưa ra những kết luận khá trùng khớp với nhau. Cả 2 nền y học đều cho rằng nhiều thành phần trong chè dây có khả năng kiểm soát và tỏ ra công hiệu trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm hạch cấp, viêm phế quản cấp tính, nhiễm khuẩn đường ruột, đau dạ dày v.v…
Chúng ta sẽ tạm gác những bệnh khác và chỉ nói về đau dạ dày. Vậy thì vì sao cây chè dây được cho là có thể chữa được bệnh đau dạ dày? Câu trả lời thật ra đã có từ những năm 90 của thế kỷ XX, một nhóm Tiến sĩ, bác sĩ ở Đại học Y dược Tp.Hcm đã nghiên cứu và xác định được rằng, trong lá chè dây có chứa chất Flavonoid rất đáng kể. Chất này không chỉ có công dụng giảm các cơn đau dạ dày mà còn có khả năng loại bỏ chủng vi khuẩn Hp (Helicobater pylori) – nguyên nhân chính gây ra các chứng viêm loét ở dạ dày và tá tràng một cách nhanh chóng.
(hình)
Trong dân gian, hay nói chính xác hơn là ở các tỉnh vùng núi phía Bắc thì việc dùng lá chè dây để chữa đau dạ dày đã được phổ biến từ rất lâu. Cách chữa bệnh này được đánh giá là khá an toàn vì chè dây không có độc tính, giá thành lại gần như bằng con số O, cách làm thì đơn giản mà hiệu quả lại cao.
II. Hướng dẫn cách dùng chè dây để chữa đau dạ dày [bạn nên biết]
Thời gian để những lá chè dây có thể phát huy công dụng chữa đau dạ dày cũng không phải là ngắn. Do đó mà người bệnh hãy chế biến chè dây thành vị thuốc ở dạng khô để có thể bảo quản được lâu hơn. Cách thực hiện bài thuốc chữa đau dạ dày bằng chè dây vừa đơn giản vừa dễ làm, chắc chắc sẽ khiến bệnh nhân đau dạ dày hài lòng, cụ thể như sau:
–Chuẩn bị từ 10-15 gam lá chè dây, rửa sạch và phơi dưới nắng cho đến khi chè dây khô lại, xoăn góc và có màu hơi vàng (có thể sao vàng trên bếp thay cho phơi khô). Sau đó, bạn cho lá chè dây cùng 150ml nước vào ấm hãm trà và bắt đầu hãm trong 10 phút.
–Lưu ý, trước khi hãm trà, người bệnh cần tráng sơ chè dây với một ít nước đun sôi và lắc nhẹ để nước sôi thấm vào trà, tiếp đó mới đổ hết phần nước còn lại vào.
–Mỗi ngày, bệnh nhân đau dạ dày uống nước chè dây thay cho nước lọc, sau nửa tháng đến 20 ngày thì các triệu chứng của bệnh đau dạ dày sẽ được cải thiện rõ rệt.
(hình)
III. Những lưu ý khi dùng cây chè dây để chữa bệnh đau dạ dày
Cây chè dây sẽ chỉ có thể phát huy 100% khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày nếu như bạn ghi nhớ những điều sau đây:
- Thời điểm tốt nhất để dùng chè dây là từ 20-30 phút trước bữa ăn chính. Lúc này, dạ dày đã có một lớp thức ăn nên những thành phần hoạt tính mạnh trong chè dây sẽ không gây ra những phản ứng phụ không mong muốn.
- Nước chè dây cần được dùng khi vẫn còn ấm, nếu để nguội sẽ làm mất đi công dụng khá nhiều.
- Người bệnh lưu ý không dùng quá 70g chè dây mỗi ngày, bởi trong loại lá này có chứa hàm lượng dược tính khá cao dễ gây nên phản ứng ngược và gây mất ngủ.
- Chè dây cho dù đã được nấu thành nước trà thì cũng không được để qua đêm, sẽ có hiện tượng vi khuẩn trong trà lên men và gây hại cho cơ thể. Nếu bạn không uống hết lượng chè dây trong ấm, hãy đổ đi, mai lại pha ấm khác.
- Nước chè dây chỉ có thể chữa được những trường hợp đau dạ dày cấp tính và mới khởi phát. Bên cạnh đó, hiệu quả của phương pháp còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa của người bệnh.
Như vậy, việc dùng cây chè dây để chữa bệnh đau dạ dày rõ ràng là mang đến hiệu quả, chứ không chỉ là lời đồn thổi từ dân gian. Tuy nhiên, cũng như các liệu pháp điều trị bệnh từ cây cỏ khác, chè dây không phải là một nguyên liệu mà người bị đau dạ dày có thể lạm dụng được. Cuối cùng vẫn là lời khuyên: “hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện” quen thuộc của chuyên mục benhduongtieuhoa.com, hy vọng bạn sẽ làm theo.
Vân Dung.
Bạn cũng sẽ muốn biết thêm về:
“Bài viết là hướng dẫn cách dùng cây chè dây chữa bệnh đau dạ dày đơn giản và hiệu quả. Bạn không nên bỏ qua cơ hội tìm hiểu tốt như vậy.”
Ngày đăng: 30/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:09 AM , 01/10/2021