5 Món ăn cho người bị xuất huyết bao tử

Bị xuất huyết bao tử nên ăn gì và nguyên tắc chung trong ăn uống khi dạ dày chảy máu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn 5 Món ăn cho người bị xuất huyết bao tử, đồng thời giải đáp thắc mắc trên.

Những bệnh lý liên quan đến dạ dày trong đó có xuất huyết bao tử muốn dứt bệnh hoàn toàn thì ngoài việc dùng thuốc đúng chỉ định còn cần có một chế độ dinh dưỡng và cách ăn uống thật lành mạnh. Biến chứng chảy máu trong dạ dày rất đáng gờm, bệnh nhân có thể bị đe dọa đến tính mạng nếu mất nhiều máu hay cả nguy cơ bị thủng, ung thư hóa dạ dày. Trị bệnh sớm bằng cách dùng thuốc và điều chỉnh các ăn uống hết sức cần thiết.

Người bệnh xuất huyết bao tử cần lưu ý gì trong ăn uống

– Cần tránh xa những loại thực phẩm có thể kích ứng thành niêm mạc dạ dày, thúc đẩy xuất huyết dạ dày. Ví dụ như:

  • Món ăn từ nguyên liệu dai, thô, cứng, nhiều sợi xơ: như món rau sống, thịt bò có lẫn nhiều gân, các loại rau củ quả quá giàu chất xơ hay quá già,…
  • Nhóm gia vị kích ứng dạ dày: ớt cay, tiêu hạt, dấm chua, bột cà ri,… người xuất huyết bao tử cũng tuyệt đối không nên ăn.
  • Kiêng ăn các thức uống có hại như cà phê, nước có gas, bia, rượu,…
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm được chế biến sẵn, thức ăn nhanh, làm muối, làm chua như dưa chua, dưa muối, hành tỏi ngâm, lạp xưởng, thịt hun khói,…

Món ăn cho người bệnh xuất huyết bao tử
Nên tránh xa những thực phẩm không tốt cho dạ dày

– Bổ sung vào thực đơn ăn uống những món dễ tiêu lại có tác dụng bảo vệ cho thành dạ dày, chống xuất huyết bao tử.

  • Thực phẩm trung hòa tốt dịch vị: điển hình người bị xuất huyết bao tử nên ăn trứng với sữa.
  • Điều hòa lượng axit tiết ra trong bao tử: có dầu thực vật, bánh xốp, bánh bích qui, mật ong,…
  • Thức ăn thúc đẩy tiêu hóa, làm sạch đường ruột: rau củ, hoa quả còn non là những thực phẩm tốt mà người xuất huyết bao tử nên ăn.
  • Dễ tiêu, bảo vệ niêm mạc: khoai củ, bánh mì, món ăn từ bột nếp,…

5 Món ăn cho người bị xuất huyết bao tử

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bệnh xuất huyết bao tử nên biết thêm mốt số món ăn không chỉ ngon, bổ mà còn cải thiện được bệnh giúp vết loét trong dạ dày mau lành hơn, cụ thể như sau:.

1. Món thịt lợn hấp với quả xộn xộn

Hướng dẫn cách dùng: thịt nạc heo 100g, xộn xộn khó cần 60g. Cho 2 nguyên liệu này vào khuôn và đem đi hấp cách thủy đến khi chìn hẳn thì nêm chút muối vào. Món này ăn chung với cơm.

Công dụng của món ăn: tẩm bổ cho dạ dày, tiêu trừ bớt chất độc, chống khuẩn, là món ăn tuyệt vời cho người bị xuất huyết bao tử.

2.  Món ăn từ bao tử heo và thịt rùa.

Hướng dẫn cách dùng: dạ dày lơn và thịt rùa mỗi thứ cần 200g. Rửa sạch rồi thái thành những miếng vừa ăn. Cho thêm nước vào hầm nhừ rồi nêm muối. Dùng ăn này với cơm và chia ăn 3 bữa trong ngày.

Công dụng của món ăn: chữa trị viêm loét dạ dày tá tràng dẫn đến chảy máu. giảm đau. tẩm bổ dạ dày lại giúp tăng khí huyết.

3. Cháo gạo nếp, nho khô

Món ăn cho người bệnh xuất huyết bao tử

Hướng dẫn cách dùng: gạo nếp vo rồi đãi sạch đem nấu cháo trước, khi cháo chín thì cho nho khô và ninh đến khi tơi mềm. Dùng mớn này để ăn sáng và thay cho bữa ăn xế chiều.

Công dụng của món ăn: bổ tì, trị khỏi loét dạ dày, hỗ trợ làm lành vết thương, phù hợp với người bị xuất huyết bao tử.

4. Trứng gà hấp ngó sen

Hướng dẫn cách dùng: trứng gà 1 quả, ngó sen ép lấy nước chừng 30ml, tam thất bột 3g. Trứng gà bỏ vỏ rồi rộn 2 thành phần kia vào, đánh đều rồi hấp cách thủy.

Công dụng của món ăn: có tác dụng cầm máu tốt, đánh tan những chỗ huyết bầm, giảm đau dạ dày, là món ăn mà người xuất huyết bao tử nên ăn thường xuyên.

5. Sứa biển, táo tàu

Hướng dẫn cách dùng: cần táo tàu và sứa biển 500g cho mỗi thứ, thêm đường đỏ 250g. Cả 3 nguyên liệu cho vào nồi cùng một lúc nấu cô đặc, cao đặc này uống 2 lần trong ngày. 1 thìa cho mỗi lần.

Công dụng của món ăn: chuyên trị chứng bệnh viêm loét thành dạ dày và tá tràng, giảm chảy máu, giảm đau.

Bên cạnh thiết lập thực đơn ăn uống phù hợp, biết được khi bị xuất huyết bao tử nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh cần biết thêm về cách cấp cứu xuất huyết bao tử trong những trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân mắc bệnh cày cần cẩn thận theo dõi diễn tiến của bệnh thường xuyên, khi có bất cứ điểm bất thường nào sẽ có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

⇒ BẠN NÊN BIẾT THÊM:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:50 PM , 10/10/2022

Ẩn