Ung thư dạ dày xuất hiện ngày càng nhiều, một trong những căn bệnh thường gặp ở xã hội hiện đại. Vậy bệnh ung thư dạ dày có thể chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu một số thông tin về nguyên nhân gây ung thư dạ dày và cách đối phó với bệnh trong từng thời điểm khác nhau.
Khi lớp thành niêm mạc dạ dày bị ung thư hóa, không có nhiều biểu hiện lạ xảy ra. Nếu người bị ung thư dạ dày không đi kiểm tra sức khỏe định kì thường xuyên thì khó lòng tự phát triển bệnh. Các chuyên gia y học hằng ngày vẫn nỗ lực tìm kiếm phương pháp trị dứt điểm căn bệnh ung thư này. Tin vui là đối với ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể trị khỏi còn các trường hợp còn lại có thể can thiệp để giảm tốc độ phát triển của bệnh.
Bị ung thư dạ dày là do đâu?
Ung thư dạ dày có chiều hướng gia tăng nhiều lần, các trường hợp bệnh được thống kê bị nhiều ở đối tượng có điều kiện sống không đảm bảo và số bệnh nhân là nam cao hơn nữ. Ngoài ra, cần kể đến các yếu tố khác:
– Bị tấn công bởi vi khuẩn hp (Helicobacter Pylori)
– Ung thư hóa do tính trạng viêm loét thành dạ dày kéo dài.
– Thói quen uống chất có cồn, hút thuốc lá thường xuyên gây hậu quả nghiêm trọng là ung thư dạ dày.
– Thực đơn ăn uống có quá nhiều chất dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn làm sẵn mà lượng chất xơ và vitamin từ rau quả quá ít.
– Yếu tố di truyền và tuổi tác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
– Ngoài ra những người bị bệnh thiếu máu ác tính hay người có nhóm máu A cũng được đánh giá có khả năng bị bệnh cao hơn.
Bệnh ung thư dạ dày có thể chữa khỏi được không?
Chữa khỏi ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu
Nếu phát hiện chứng ung thư dày kịp thời thì thật may mắn là thời điểm này bệnh chưa có nhiều tiến triển, y học có thể can thiệp và khắc phục triệt để. Cụ thể, trên thành niêm mạc dạ dày lúc này đã xuất hiện những tế bào bất thường nhưng chúng chưa di căn nhiều và nhìn chung cấu trúc của niêm mạc dạ dày chưa bị đảo lộn nhiều.
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất mờ nhạt, mọi người thường không nghĩ chúng là báo hiệu của căn bệnh nguy hiểm chết người. Các triệu chứng chính chỉ có ăn kém ngon, khu vực thượng vị dạ dày thường đau rát, hay bị chứng khó tiêu.
Phương pháp điều trị: bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ các phần bị bệnh hoặc tiến hành hóa trị, xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư hay đôi khi kết hợp nhiều biện pháp. Ví dụ như người bệnh sau khi được cắt bỏ bệnh phẩm, nếu phát hiện còn tồn tại dù rất nhỏ tế bào ung thư sẽ được chỉ định dùng hóa trị, xạ trị để xử lý tận gốc.
Kiểm soát bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Nếu kết quả kiểm tra ung thư dạ dày đã chuyển qua giai đoạn 2 hoặc giai đoạn cuối thì các biện pháp điều trị có tác dụng kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Nếu kiên trì điều trị tốt và giữ vừng tinh thần lạc quan, người bệnh vẫn có thể vui sống thêm nhiều năm.
Xuất huyết trong khi bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối: lúc này bệnh đã có những dấu hiệu rất rõ ràng và người bệnh bị ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Bao gồm chứng đau bụng dữ dội, bị rối loạn tiêu hóa, hay thấy buồn nôn và nôn, bị chảy máu bên trong dạ dày (nôn ra máu, đi ngoài phân có nhiều máu), cân nặng sụt giảm chóng mặt, khó nuốt thức ăn hay bị nghẹn.
Chi tiết: Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Trong quá trình điều trị ung thư dạ dày, tâm lý của bệnh nhân như thế nào rất quan trọng, thậm chí chúng quyết định đến kết quả trị liệu. Thông thường nhiều gia đình sợ người thân mắc bệnh không chịu nổi cú sốc nên giấu bệnh nhưng đây không hẳn là cách hay lâu dài. Nhiều trường hợp sau khi biết bản thân có trọng bệnh đã tích cực phối hợp với bác sĩ trong chữa trị vì lúc này khao khát được sống rất mãnh liệt. Điều quan trọng là người thân nên ở bên cạnh chăm sóc tốt và thường xuyên động viên tinh thần cho bệnh nhân.
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:50 PM , 10/10/2022