Chữa đau dạ dày bằng củ tam thất là một bí quyết được nhiều người công nhận, về tính hiệu quả và mức độ an toàn của nó. Thế nhưng làm thế nào để có thể dùng củ tam thất để trị bệnh đau dạ dày thì vẫn còn là một ẩn số cần được giải đáp.
Đau dạ dày vốn được biết đến là một bệnh lí về đường tiêu hóa phổ biến nhất trên thế giới. Theo thống kê, có đến gần 45% người trưởng thành thừa nhận mình đã hoặc đang bị đau dạ dày. Sở dĩ có con số cao đến như vậy là vì bệnh đau dạ dày sẽ đến từ những thói quen rất thường thấy ở chúng ta. Như việc thường xuyên để bụng quá no hoặc quá đói, bỏ bữa, không ăn sáng, thức khuya, stress kéo dài v.v…cùng các nguyên nhân bệnh lí khác.
Cũng chính vì đau dạ dày là một căn bệnh nhiều người mắc phải nên thực tế đã ghi nhận có vô số thuốc uống và bài thuốc, được cho là có thể chữa đau dạ dày. Mỗi phương pháp, nguyên liệu sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau. Trong đó, bài thuốc chữa đau dạ dày bằng củ tam thất được khá nhiều người chia sẻ.
I. Vì sao củ tam thất có thể chữa được bệnh đau dạ dày?
Cây tam thất (tên khoa học: Panax Pseudo-Ginseng Wall) thuộc họ Ngũ gia bì. Trong dân gian, củ tam thất được gọi bằng những cái tên khác như sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm. Loại thực vật này lần đầu tiên được miêu tả khoa học vào năm 1829. Sau này, cây tam thất được có mặt trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (xuất bản năm 2004) của tác giả Đỗ Tất Lợi.
Tuy mới chỉ được khoa học hóa từ vài chục năm về trước, nhưng việc nhìn nhận củ tam thất như một vị thuốc đã tồn tại từ rất lâu. Theo Đông y, củ tâm thất có tính ôn, vị ngọt và được dùng để trị các chứng thổ huyết, chóng mặt, nhức đầu, sưng viêm, cầm máu, hóa ứ v.v…và đau dạ dày. Sở dĩ loại củ có lớp vỏ khá xù xì màu vàng nâu này có thể chữa được một số bệnh là vì trong tam thất có chứa các chất như Acid amin, Arasaponin A, Arasaponin B, hợp chất Sterol cùng các nguyên tố Ca, Fe.
II. Các bài thuốc chữa đau dạ dày bằng củ tam thất
Với tất cả những công dụng trên, củ tam thất có thể được dùng để trị bệnh đau dạ dày bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là 2 cách được nhiều người đánh giá tốt nhất trên các diễn đàn chữa bệnh dạ dày.
1. Chữa đau dạ dày bằng bột tam thất và mật ong
Mật ong và củ tam thất đều có những tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người và khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau thì sẽ cho ra bài thuốc trị đau dạ dày, viêm loét niêm mạc dạ dày rất hiêu nghiệm. Không những thế, tam thất – mật ong còn giúp chữa các bệnh khác như táo bón, ho khan và giúp cho hệ tiêu hóa cùng sự lưu thông máu được thuận lợi hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 củ tam thất
- 1 muỗng cafe mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, gọt vỏ và chần sơ củ tam thất, sau đó tán nhuyễn.
- Khi dùng, pha bột tam thất với nước ấm và mật ong theo lượng vừa đủ, sau đó khuấy thật đều tay cho hỗn hợp sánh mịn lại. Có thể để hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh để dễ uống hơn.
- Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ hỗn hợp trên, uống liên tục trong 2 tuần sẽ làm giảm cơn đau dạ dày của bạn đáng kể.
2. Củ tam thất và gạo nếp chữa đau dạ dày hiệu quả
Gạo nếp có khả năng kháng viêm rất hiệu quả. Ngày xưa, người ta hay dùng gạo nếp để ngâm vết thương để trị ngứa và tiêu độc. Do đó, kết hợp củ tam thất với gạo nếp sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đau dạ dày ngay cả ở những bệnh nhân lâu năm. Người bệnh thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
Nguyên liệu cần có:
- 2 củ tam thất
- 1/2 chén gạo nếp (loại tốt)
- 500 gam xương ống (heo).
Các bước thực hiện:
- Rửa củ tam thất thật sạch, ngâm cho thật mềm rồi thái thành những lát mỏng.
- Xương heo cũng phải rửa sạch máu và nhớt rồi chần qua với nước sôi.
- Vo gạo nếp với 3 lượt nước. Đổ xăm xắp nước vào gạo rồi cho củ tam thất và xương heo vào hầm cùng. Hầm cho đến khi tất cả chín mềm (thời gian còn tùy thuộc vào loại nồi).
- Có thể nêm nếm gia vị cho vừa ăn để dùng hằng ngày thay cơm.
- Món này cần kiên trì ăn trong 1 tháng thì mới có công dụng trị đau dạ dày.
Những lưu ý khi dùng củ tam thất chữa đau dạ dày
Củ tam thất được chứng minh là có khả năng trị bệnh. Nhưng cũng như những loại thảo mộc tự nhiên khác, khi sử dụng củ tam thất bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Củ tam thất có thể được dùng cho phụ nữ sau sinh (dưới sự cho phép của bác sĩ) nhưng tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ đang mang thai. Một số thành phần trong tam thất sẽ có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.
- Người đang bị tiêu chảy không nên dùng củ tam thất. Nguyên nhân là vì tam thất có khả năng trị táo bón nên sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy tiến triển tệ hơn, khiến người bệnh bị mất nước.
- Tốt nhất không nên cho trẻ em ăn củ tam thất.
- Hiệu quả trị bệnh đau dạ dày của củ tam thất còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người.
- Không nên sử dụng củ tam thất quá nhiều vì sẽ không tốt cho sức khỏe.
Với công dụng chữa đau dạ dày bằng củ tam thất ở trên, bạn có lẽ đã vững tâm hơn và không còn thắc mắc nữa. Người bệnh có thể thực hiện song song 2 bài thuốc để rút ngắn thời gian chữa bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần nghỉ ngơi và ăn uống khoa học. Và hãy nhớ đến tìm gặp bác sĩ chuyên khoa dạ dày ngay nếu tình trạng bệnh không có tiến triển hoặc có những dấu hiểu trở nặng. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
Nhi Nguyễn.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày đăng: 01/10/2021 - Cập nhật lúc: 12:09 AM , 01/10/2021
Bài được quan tâm
Hành trình chữa bệnh trào ngược dạ dày tại Thuốc dân tộc của người nhân viên trẻ
Giải mã bài thuốc “thần kỳ” của Thuốc dân tộc giúp NSND Trần Nhượng chữa khỏi đau dạ dày lâu năm
Chuyên Gia Phân Biệt Viêm – Đau Dạ Dày, Bao Tử & Hướng Dẫn Cách Đẩy Lùi Hiệu Quả Từ Thảo Dược
Xóa tan mọi khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra cùng chuyên gia tiêu hóa