Bị đau dạ dày hãy tránh xa dứa? – “Bác sĩ giải thích”

Trong chương trình bảo vệ sức khỏe dạ dày, TS. BS Nguyễn Hữu Lân, Chuyên khoa tiêu hóa, bệnh viện Nhân dân Gia Định khuyến cáo người bị bệnh đau dạ dày hãy tránh xa dứa.

Những nhận định này của bác sĩ hoàn toàn có cơ sở khoa học. Bởi vì, các trong dứa có chứa lượng lớn axit tự nhiên lại hơi cứng nên có thể làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương trong quá trình tiêu hóa và nghiền nát. Từ đó, các axit dạ dày bị bào mòn, lở loét, dễ dẫn đến đau đớn hơn. Ngoài quả dứa ra thì quả chanh, hồng, xoài, đu đủ xanh cũng không được khuyến khích sử dụng khi bị đau dạ dày.

Bị bệnh đau dạ dày hãy tránh xa dứa
Không nên ăn dứa khi bị đau dạ dày

Lời khuyên: Bị bệnh đau dạ dày hãy tránh xa Dứa

Trong dứa có nhiều vitamin nhóm C, B, PP, Enzyme Bromelain cùng một số hoạt chất kháng viêm tự nhiên có tác dụng tốt đối với bệnh nhân viêm xoang. Bên cạnh đó, dứa có tính chua ngọt, dễ kích thích vị giác nên lại được rất nhiều người ưa chuộng với tính năng giải khát. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị đau dạ dày, dứa lại không được khuyến khích sử dụng.

Sở dĩ, bệnh nhân đau dạ dày không nên sử dụng loại trái cây này là vì nó có tác động rất lớn đối với dạ dày nhờ lượng axit dồi dào cùng với các enzyme có thể tấn công protein và kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị và làm ảnh hưởng đến niêm mạc. Nghiêm trọng hơn, sử dụng dứa trong lúc bụng đói sẽ khiến cho các axit hữu cơ tác động mạnh vào niêm mạc, gây nóng rát dạ dày, người nôn nao. Tốt hơn hết, các bạn nên thận trọng khi sử dụng dứa trong thời kỳ điều trị và phát hiện bệnh dạ dày.

Nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng Enzyme Bromelain trong dứa lại được xem là thành phần đặc biệt với khả năng chống trào ngược dạ dày rất tốt. Mặc dù tính axit trong dứa khá cao, nhưng tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của từng người mà độ ảnh hưởng của dứa cũng hoàn toàn khác nhau. Việc sử dụng dứa hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày bằng dứa sẽ an toàn và hiệu quả hơn sử dụng thuốc tân dược. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi muốn sử dụng dứa trong thực đơn hằng ngày. Nếu không được sử dụng dứa, các bạn có thể tham khảo đến các loại hoa quả khác như:

Bị bệnh đau dạ dày hãy tránh xa dứa
Một vài nghiên cứu cho rằng dứa có tác dụng làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày
  • Chuối

Trong chuối có chứa hàm lượng vitamin A, B, E, C cùng các khoáng chất khác như magie, natri, canxi, sắt, chất xơ rất an toàn đối với sức khỏe. Và đặc biệt, chuối chín có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng chuối trong lúc bụng đói vì nó cũng có tác động không tốt đối với dạ dày.

Có thể bạn muốn xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn chuối? – Có thể bạn đang thắc mắc

  • Đu đủ chín

Trong các loại trái cây thì đu đủ chín có tác dụng tốt trong việc kích thích hệ tiêu hóa và làm giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, ngăn ngừa táo bón. Bởi vì đu đủ có chứa Enzyme papain và chymopapain giúp tiêu thụ nhanh protein và sản sinh các acidic lành mạnh cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên sử dụng đu đủ xanh trong thời gian bị đau dạ dày.

Một số tác dụng của dứa đối với sức khỏe

Mặc dù không có tác động tích cực đối với bệnh nhân dạ dày nhưng dứa lại đóng vai trò rất tốt trong việc cải thiện rất nhiều bệnh lý và vô cùng hữu dụng đối với sức khỏe mỗi người. Tiêu biểu như:

– Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, dứa cung cấp hơn 50% hàm lượng vitamin C tự nhiên cho thể với tác dụng bảo vệ các tế bào và giúp ngăn ngừa các tác nhân xấu tác động, trong đó có nguy cơ về tim mạch.

– Tăng cường khả năng thị lực: Như đã nói trên dứa chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa cao có thể giúp làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng thường thấy ở người cao tuổi. Từ đó, giúp cho cơ thể luôn sảng khoái, minh mẫn.

– Cải thiện hệ cơ xương: Trong dứa có chứa lượng lớn Canxi và Manganvới tác dụng thúc đẩy sự hoàn thiện của các khớp xương, ngăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi, phụ nữ giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh,…

– Hỗ trợ đường tiêu hóa: Dứa tuy không phù hợp với những người đau dạ dày nhưng nó lại có tác dụng cải thiện đường tiêu hóa tốt vì có chứa chất xơ. Ngoài ra, dứa còn là thành phần có khả năng giảm thiểu các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón do rối loạn đường tiêu hóa.

– Ngăn ngừa đông máu: Ngoài tác dụng hỗ trợ kháng viêm thì enzyme Bromelain còn có tác dụng ngăn ngừa máu đông.

Bị bệnh đau dạ dày hãy tránh xa dứa
Ngoài dứa, các bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm có nhiều axit như xoài, đu đủ xanh, cam, chanh,…

Ngoài ra, không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả tốt. Nếu sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng, quả dứa sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như:

  • Phản ứng dị ứng: Trong quả dứa có chứa một số thành phần có khả năng làm mềm thịt, các axit tự do trong dứa còn có khả năng làm cho đầu lưỡi bị sưng, rát, khó chịu.
  • Làm tăng lượng được trong máu: Trong dứa có chứa hàm lượng đường và lượng carbon hydrate cao có thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao đột ngột nếu chúng ta sử dụng quá nhiều.
  • Gây ê buốt răng: Quả dứa có tính axit cao nên khi ăn có thể để lại một số phản ứng hóa học trong răng miệng và làm cho các chân răng bị ê, buốt.
  • Dứa có ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi. Bà bầu sử dụng quá nhiều dứa gây kích thích tử cung, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sảy thai do các enzyme bromelain tác động.

Có thể bạn đọc quan tâm:

Bị bệnh đau dạ dày hãy tránh xa dứa là lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia đầu ngành. Ngoài việc hạn chế sử dụng dứa, người bị đau dạ dày cũng nên tránh xa bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích làm ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Chúc các bạn sức khỏe!

Minh Nguyệt biên soạn

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 01/10/2021 - Cập nhật lúc: 12:09 AM , 01/10/2021

Ẩn