Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?

Theo thống kê của hiệp hội tiêu hóa quốc gia, hiện nay có đến 95% tỷ lệ bệnh nhân bị viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP. Nhưng liệu rằng bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?

Căn bệnh viêm loét dạ dày đang chiếm đa số bệnh nhân do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng trong đó, lây qua đường ăn uống là nguyên nhân phổ biến và gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, quý bạn đọc có thể theo dõi chi tiết hơn ở phần bên dưới.

Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?
Bệnh viêm loét dạ dày có thể bắt nguồn từ chế độ và cách thức ăn uống

Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?

Tuần qua, chuyên trang benhduongtieuhoa.com nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc về tình trạng viêm loét dạ dày. Mà trong đó, có một thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm đó là “bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?”, cụ thể như sau:

Hỏi: “Tôi bị bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không thưa chuyên gia? Tôi nghe nhiều người nói bệnh này cũng có thể lây lan cho những người trong gia đình. Tôi sợ các con còn quá nhỏ mà mắc bệnh viêm loét dạ dày giống tôi thì tội lắm. Tôi có cần phải tránh xa để không lây cho mọi người không? Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi với ạ. Rất mong nhận được sự phản hồi từ chuyên gia.”

Nguyễn Bá Hộ, Lâm Đồng

Đáp:

Theo GS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch hội Nội khoa Việt Nam, bệnh viêm loét dạ dày có thể lây cho người khác nếu người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP. Như chúng ta đều biết, vi khuẩn HP là một dạng vi khuẩn khá phổ biến trong niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân hàng đầu khiến cho dạ dày viêm loét, nghiêm trọng hơn là dẫn đến ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP sản xuất ra các catalase, protease, ngoại độc tố có khả năng làm tổn thương niêm mạc và ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa.

Trong số các bệnh lý về dạ dày thì đáng sợ nhất là triệu chứng loét bờ cong nhỏ, môn vị hoặc tiền môn vị, viêm loét hang vị và biến chứng thành ung thư. Cũng theo BS. Phạm Thế Hiển, nguyên Trưởng khoa Nội tiêu hóa, BV Đa khoa Xanh Pôn cho biết, hiện nay số bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa ngày càng tăng và đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến dạ dày, đại tràng bắt nguồn từ lối sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn HP lây lan.

Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?
Các chuyên gia khuyến cáo không nên gắp thức ăn cho nhau tránh lây lan vi khuẩn HP

Chính vì vi khuẩn HP có nhiều trong nước bọt, các mảng cao răng nên rất dễ lây lan từ người này sang người khác khi gắp thức ăn, mớm thức ăn cho nhau. Ở Việt Nam, nhiều người có thói quen dùng chung chén nước chấm, dùng đũa chia thức ăn cho nhau hoặc sử dụng chung chén để ăn uống, chính vì vậy mà khả năng lây bệnh cũng cao hơn so với các nước trên thế giới. Hiện nay, viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP thường rất khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát, chính vì vậy, mỗi người nên tự đề phòng trước các tác nhân nguy hiểm. Nguy cơ bệnh phát triển thành mãn tính và có nguy cơ gây ung thư dạ dày rất cao.

Đừng nên bỏ lỡ: Cách phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhiều người chưa biết

Ngoài con đường ăn uống, những người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP còn có thể dẫn đến lây lan qua một số con đường khác như là:

Lây qua đường truyền miệng – miệng: Các vi khuẩn HP tồn tại rất nhiều trong nước bọt, cao răng, niêm mạc lưỡi, khoang miệng người bệnh,… Do đó, việc tiếp xúc trực tiếp bằng đường miệng, sử dụng bàn chải đánh răng, bát đũa, hôn trực tiếp, nhai mớm thức ăn cho trẻ cũng có thể dẫn đến nguy cơ gây bệnh. Điều này nhằm chứng minh rằng căn bệnh viêm loét dạ dày có khả năng lây lan qua đường ăn uống rất cao.

– Lây qua đường phân – miệng: Vi khuẩn HP cũng được đào thải qua phân, do đó thói quen không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, không che đậy thức ăn kỹ lưỡng cũng có thể dẫn đến hiện tượng lây nhiễm bệnh qua các tác nhân trung gian như ruồi, gián, chuột,…

– Lây bệnh gián tiếp từ dạ dày – dạ dày: Có thể nói đến vấn đề vệ sinh đầu dò trước khi nội soi không đảm bảo có thể đưa vi khuẩn HP từ người ngày vào cơ thể người khác. Tuy nhiên, trường hợp này cũng rất phổ biến trong việc nội soi dạ dày ở những cơ sở y tế không chất lượng.

Qua những thông tin trên đây có thể thấy, bệnh viêm loét dạ dày có thể lây qua đường ăn uống rất cao. Vì vậy để hạn chế tình trạng này các bạn có thể:

  • Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải, dụng cụ ăn uống, ly nước, nước chấm hoặc gắp thức ăn cho nhau.
  • Vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tuân thủ theo phương châm ăn chín, uống sôi và đảm bảo vật dụng gia đình sạch sẽ trước khi sử dụng.
  • Che chắn thức ăn thật kỹ, tránh ruồi bọ tấn công.
  • Không nên nhai mớm cơm cho trẻ tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cho những người trong gia đình.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà bông sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?
Việc sử dụng chung đồ dùng ăn uống, nước chấm cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày bởi vi khuẩn HP

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc: Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Các thông tin trên đây đã vừa giải đáp cho thắc mắc “Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?”. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc sẽ có cách nhìn nhận cũng như phòng tránh viêm loét dạ dày hiệu quả và an toàn hơn. Chúc các bạn sức khỏe!

Tuệ Mẫn

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 04/10/2021 - Cập nhật lúc: 5:25 PM , 04/10/2021

Ẩn