Top 6 loại thuốc giảm co thắt dạ dày hiệu quả [Nên Biết]

Để điều trị chứng co thắt dạ dày nhanh chóng cần áp dụng một số mẹo giảm đau co thắt dạ dày và phối hợp dùng thuốc chống co thắt dạ dày. Giới thiệu đến bạn đọc 6 loại thuốc giảm co thắt dạ dày hiệu quả được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Các cơn co thắt dạ dày thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau như: mắc bệnh viêm dạ dày ruột, dị ứng với thức ăn, do hành kinh, hoặc hoạt động thể lực mạnh. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, dùng thuốc giảm co thắt dạ dày và áp dụng các mẹo giảm đau là các cách để khắc phục chứng bệnh này hữu hiệu nhất.

6 loại thuốc giảm co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc giảm đau co thắt dạ dày gồm 2 nhóm thuốc là: Thuốc chống co thắt có tính hướng cơ và Thuốc chống co thắt có tính làm giãn cơ.

1. Thuốc chống co thắt có tính hướng cơ

*Papaverin:

6-loai-thuoc-giam-co-that-da-day-hieu-qua

+ Dược tính: Làm giãn cơ trơn do ức chế sự phosphoryl hóa, cản trở sự co cơ; ngoài ra còn hủy sự co thắt sinh ra do acetylcholin, bradykinin, serotonin.

+ Chỉ định: Thường dùng trong các trường hợp:

  • Tăng nhu động ruột, dạ dày trong viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột).
  • Cơn đau quặn mật, co thắt đường mật (sỏi mật, viêm túi mật, viêm đường mật).
  • Cơn đau quặn thận, co thắt đường niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bể thận, viêm bàng quang).
  • Cơn đau co thắt tử cung (đau bụng kinh, dọa sảy thai).

+ Tác dụng phụ:

  • Gây quá mẫn gan, có thể viêm gan với biểu hiện vàng da, thay đổi enzym gan, tăng bạch cầu ưa eosin.
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chán ăn, táo bón hay tiêu chảy.
  • Khi tiêm tĩnh mạch nhanh, có thể gây đỏ bừng mặt, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, suy hô hấp, ngừng thở, tử vong.
  • Gây ra các biểu hiện không có lợi cho người bị bệnh Parkinson (tương tác ngược với thuốc levodopa).
  • Dùng liều cao sẽ gây chóng mặt, nhức đầu ngủ gà, ngủ lịm, quen thuốc.

*Nospa:

+ Dược tính: Nospa chống co thắt cơ trơn nhưng không thuộc nhóm kháng cholinergic.

+ Chỉ định:

  • Đau do co thắt dạ dày ruột, hội chứng ruột bị kích thích, cơn đau quặn mật, co thắt đường mật (sỏi mật, viêm túi mật, viêm đường mật).
  • Cơn đau quặn thận, co thắt đường niệu sinh dục (sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bể thận, viêm bàng quang), cơn đau do co thắt tử cung (đau bụng kinh, co cứng tử cung).

+ Tác dụng phụ:

  • Có thể gây chóng mặt, buồn nôn nhưng hiếm gặp.
  • Tiêm nhanh có thể gây hạ huyết áp, gây tương tác làm mất hiệu lực của levodapa.

*Mebeverin:

+ Dược tính: Tác dụng chủ yếu trên các cơ trơn bị co thắt, trực tiếp vào cơ ruột ở mức độ tế bào. Đồn thời ức chế Ca++ vào nội bào, thư giãn cơ, làm bình thường lại sự rối loạn nhu động ruột.

+ Chỉ định:

  • Hội chứng ruột kích thích với tình trạng kích thích đại tràng mạn tính, táo bón do co thắt, viêm mạc đại tràng, viêm đại tràng do co thắt với các biểu hiện đau bụng, đầy bụng,…
  • Chứng co thắt dạ dày ruột thứ phát do bệnh lý thực thể.
  • Đau và rối loạn chức năng ống tiêu hóa (đặc biệt ở kết tràng, đường mật).

+ Tác dụng phụ:

  • Gây buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt.
  • Hiếm thấy: phát ban, hồng ban, mề đay, nổi dát sần, phù mạch, giảm tiểu cầu, sốt, viêm đa khớp.

2. Thuốc chống co thắt có tính làm giãn cơ

*Atropin:

 6-loai-thuoc-giam-co-that-da-day-hieu-qua1

+ Dược tính: Thuốc kháng muscarnic ngăn chặn các hoạt động của acetylcholin của hệ giao cảm tạo nên hiệu ứng kháng cholinergic và hiệu ứng với hệ thần kinh trung ương. Từ đó làm giảm co thắt co trơn, giảm nhu động, ruột giảm tiết dịch đường ruột, chống lại cơn buồn nôn và nôn.

+ Chỉ định:

  • Dùng trong các trường hợp: viêm dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, nôn do say tàu xe.
  • Phối hợp trong các thuốc đau dạ dày, tiêu chảy.

+ Tác dụng phụ:

  • Làm giãn đồng tử, ngoài ra còn làm liệt cơ mi mắt không thể nhìn gần được.
  • Làm giảm tiết dịch nên gây khô mắt.
  • Làm cho tim đập chậm nhưng qua nút xoang nhĩ, tác động kháng muscarinic của nó lại làm cho tim đập nhanh hơn, làm co mạch, tăng huyết áp.
  • Ở liều cao, atropin gây kích thích, run rẩy, sau đó chuyển sang ức chế giao cảm, ảo giác, hôn mê.

*Hyoscinum:

+ Dược tính: Giống atrorpin.

+ Chỉ định: Dùng trong đau do co thắt và tăng nhu động dạ dày ruột, do sỏi thận, sỏi mật, đau bụng kinh.

+ Tác dụng phụ:

  • Gây khô miệng, cổ họng, đau mờ mắt, bồn chồn, chóng mặt, loạn nhịp tim, bí tiểu nhẹ, đỏ bừng mặt, ngất, dị ứng da.
  • Khi tiêm gây rối loạn điều tiết thoáng qua.
  • Ở liều cao gây đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, mất phương hướng, ảo giác, mất trí nhớ ngắn hạn, hôn mê, có thể có hành động cực đoan.
  • Có hiệu ứng phấn khích và tính dục mạnh hơn atropin nhưng yếu hơn hyoscin.

*Hyoscin:

+ Dược tính: làm giãn cơ giống như hyoscinum.

+ Chỉ định:

  • Dùng trong đau do co thắt và tăng nhu động dạ dày ruột, do sỏi thận, sỏi mật, đau bụng kinh.
  • Phòng nôn, say tàu xe.
  • Làm giãn đồng tử (tương tự như atropin).
  • Làm khô dịch tiết đường hô hấp (trong khoa tai mũi họng).
  • Dùng trong tiền mê (do làm suy yếu bộ nhớ như diazepam).

+ Tác dụng phụ:

  • Có thể gây khô miệng, cổ họng và mũi, khát nước.
  • Nhìn mờ, tăng nhạy cảm với ánh sáng (do đồng từ bị nở).
  • Gây táo bón, tiểu khó, nhịp tim nhanh.
  • Ở liều cao gây đỏ bừng, sốt, bồn chồn, phấn khích, ảo giác, mê sảng.

Trên đây là 6 loại thuốc chống co thắt dạ dày thường được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên vì những tác dụng phụ nguy hiểm mà chúng có thể gây ra, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Muốn chữa trị dứt điểm chứng co thắt dạ dày cần tìm ra nguyên nhân và xác định phương pháp chữa trị tối ưu nhất. Một trong những nguyên nhân chính gây ra co thắt dạ dày phải kể đến căn bệnh viêm dạ dày ruột. Chắc hẳn có rất nhiều bệnh nhân đang ái ngại khi dùng thuốc kháng sinh để chữa trị bệnh viêm dạ dày ruột, đẩy lùi co thắt dạ dày. 

Vậy còn phương pháp nào khác chấm dứt tình trạng này hay không?

Chống co thắt đau dạ dày không cần dùng thuốc kháng sinh

Theo nhiều khuyến cáo của chuyên gia y tế thế giới, sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể gây ra những hệ luỵ cho các cơ quan khác của cơ thể. Lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra hiện tượng nhờn thuốc, tạo ra nhiều bất lợi trong quá trình điều trị bệnh dạ dày, đẩy lùi cơn co thắt dạ dày. 

Thực tế cho thấy rằng, ngày càng nhiều bệnh nhân từ bỏ thuốc Tây y, quay lại điều trị bằng thuốc Đông y. Bởi lẽ, thuốc Đông y chiết xuất từ thành phần tự nhiên, an toàn và không có tác dụng phụ. Nhiều vị thuốc Đông y người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không lo lắng về tác dụng phụ. 

Sau nhiều quy trình thẩm định, kiểm nghiệm thuốc nghiêm ngặt, Sơ can Bình vị tán là bài thuốc được nhiều chuyên gia đầu ngành tiêu hoá đánh giá cao. Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế tại Thuốc dân tộc – một trong những đơn vị giành được nhiều giải thưởng cao trong ngành YHCT. 

trung tam thuoc dan toc
Thuốc dân tộc là lựa chọn tin tưởng cho người bệnh

Cơ chế điều trị bệnh dạ dày của Sơ can Bình vị tán: giảm tấn công, tiêu diệt vi khuẩn, tăng bảo vệ, Sơ can Bình vị tán được chia thành 3 chế phẩm nhỏ với công dụng khác nhau: 

  • SƠ CAN BÌNH VỊ – VIÊM LOÉT HP: Cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng. Điều trị Hp dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
  • SƠ CAN BÌNH VỊ – TRÀO NGƯỢC: Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng.
  • CAO BÌNH VỊ: Các vị trong bài thuốc đóng vai trò như những kháng sinh Đông y tự nhiên giúp thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, giảm trào ngược thực quản, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau.

Trước khi bài thuốc được công bố rộng rãi, Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiến hành cuộc thử nghiệm lâm sàng. Sau khi được đánh giá hiệu quả bởi hội đồng khoa học gồm nhiều chuyên gia, bài thuốc cho kết quả như sau:

ket qua dieu tri benh da day bang so can binh vi tan
Nhiều bệnh nhân đã chấm dứt tình trạng co thắt dạ dày do viêm dạ dày ruột gây ra

Khác biệt với những bài thuốc Đông y trị viêm dạ dày ruột thông thường, Sơ can Bình vị tán có lộ trình điều trị rõ ràng theo từng giai đoạn: 

  • 7-14 ngày: Giảm các triệu chứng đau rát thượng vị, buồn nôn,..
  • 15-30 ngày: Giảm tình trạng viêm loét dạ dày, tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP. 
  • 2-3 tháng: Làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bồi bổ dưỡng chất khôi phục tỳ vị, ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Đồng thời giải quyết triệu chứng co thắt dạ dày.

→ BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:50 PM , 10/10/2022

Ẩn