Siêu âm dạ dày có phải nhịn ăn không? Bên cạnh nội soi dạ dày, siêu âm dạ dày cũng là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh chính xác nhất hiện nay.
Tuy là một bệnh phổ biến nhưng ở một số trường hợp, các triệu chứng của đau dạ dày sẽ khá mơ hồ dẫn đến việc phát hiện bệnh trễ và gây khó khăn trong việc điều trị. Nhằm giải quyết vấn đề này, y học hiện đại đã đưa ra các phương pháp hỗ trợ cho các bác sĩ giúp phát hiện sớm, cũng như thuận tiện hơn trong việc chữa bệnh. Siêu âm dạ dày là một trong những số đó. Về việc nhiều người thắc mắc có cần nhịn ăn trước khi siêu âm hay không, các bác sĩ đến từ bệnh viện Đa khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giải đáp ngay trong bài viết này.
Người được thực hiện siêu âm dạ dày có phải nhịn ăn hay không?
Hiện nay, ở một số bệnh viện lớn có tổng cộng 3 cách kiểm tra được tình hình bên trong của dạ dày, bao gồm nội soi dạ dày (gây mê hoặc không gây mê), dùng viên nang để nội soi dạ dày và siêu âm dạ dày.
# Siêu âm dạ dày là gì?
Bạn cần biết, siêu âm dạ dày đã có mặt tại các bệnh viện lớn tại Việt Nam từ nhiều năm về trước. Sự xuất hiện của phương pháp này đã giúp các bác sĩ giải quyết được rất nhiều vấn đề, trong công việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nói một cách dễ hiểu thì siêu âm là phương pháp thăm dò, không phải là phương pháp điều trị. Khi tiến hành siêu âm, các bác sĩ sẽ bôi một lượng gel trong lên vùng cơ thể cần siêu âm, sau đó đưa một đầu của máy dò tiếp xúc trực tiếp với cơ thể.
Gel dùng để siêu âm khi bôi lên có cảm giác mát, nên bạn có thể yên tâm là quá trình này rất dễ chịu. Tiếp đó, bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò, quét xung quanh khu vực vùng thượng vị, hình ảnh siêu âm sẽ được chuyển trực tiếp lên màn hình chính. Theo các chuyên gia y tế thì phương pháp này không sử dụng các chất phóng xạ ion hóa nên hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe, và dĩ nhiên là không hề xâm lấn đến dạ dày.
# Có cần nhịn ăn trước khi siêu âm dạ dày?
Bác sĩ Nguyễn Minh Đức (công tác tại khoa Xét nghiệm, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch) giải đáp về vấn đề này như sau: Mục đích của siêu âm dạ dày là kiểm tra tình trạng bệnh lý tại cơ quan này, vì thế để có thể đảm bảo kết quả thu được nằm ở mức chính xác nhất thì các bác sĩ chuyên khoa thường sẽ chỉ định bệnh nhân nhịn ăn trước khi tiến hành siêu âm.
Thời gian cần thiết bệnh nhân cần nhịn ăn là từ 6-8h đồng hồ. Nguyên nhân của việc nhịn ăn này là nhằm giúp cho thiết bị siêu âm có thể thấy được rõ hơn tình hình bên trong dạ dày. Nếu dạ dày của bệnh nhân còn thức ăn thì dạ dày sẽ thực hiện hoạt động co bóp, cản trở quá trình siêu âm. Đặc biệt là những đồ ăn khó tiêu sẽ khiến cho dạ dày tích khí, có thể gây sai lệch kết quả chẩn đoán.
Không chỉ phải nhịn ăn, người thực hiện siêu âm dạ dày còn phải uống 1 lúc 2 lít nước, uống nhiều nước sẽ giúp cho quá trình siêu âm diễn ra dễ dàng hơn. Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải những biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ mắc các bệnh nguy hiểm, bị đau vùng thượng vị dữ dội thì không cần phải nhịn ăn. Bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng cấp cứu.
Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm dạ dày cho bạn vào buổi sáng hoặc ngay sau khi bạn thức dậy vì sau 1 đêm nghỉ ngơi dạ dày đã rỗng. Lúc này, thiết bị siêu âm có thể dễ dàng hoạt động hơn rất nhiều.
# Ưu điểm và hạn chế của siêu âm dạ dày
Đánh giá về siêu âm dạ dày, nhiều chuyên gia đã nhận xét là phương pháp này cho ra kết quả nhanh chóng, không gây khó chịu cho bệnh nhân, chi phí lại thấp. Nhưng riêng đối với dạ dày thì siêu âm không thể giúp bác sĩ quan sát chi tiết được mức độ tổn thương do viêm loét. Đặc biệt là vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày không bị phát hiện qua thiết bị siêu âm. Như vậy, nếu bạn cảm thấy dạ dày của mình ổn thì chỉ cần siêu âm định kì hàng năm để ngăn ngừa đau dạ dày và các bệnh lý về đường tiêu hoa khác. Còn đối với người bệnh, nếu kết quả siêu âm không khiến bạn hài lòng, bạn có thể đề nghị với bác sĩ được thực hiện nội soi dạ dày.
Tham khảo thêm: Các phương pháp nội soi dạ dày tốt nhất hiện nay
# Đối tượng có thể thực hiện siêu âm dạ dày
Dạ dày nằm ở vùng thượng vị của ổ bụng, do đó mà nhiều bác sĩ còn gọi chung siêu âm dạ dày là siêu âm ổ bụng. Về đối tượng, hầu hết mọi trường hợp đều có thể thực hiện siêu âm nếu muốn hoặc được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không nên đi siêu âm, đó là người đang gặp các vấn đề về da và mô mềm, bởi siêu âm lúc này dù ít hay nhiều cũng sẽ lây lan sang người khác.
Siêu âm dạ dày không chỉ giúp các bác sĩ sớm tìm ra những vấn đề về dạ dày, mà còn có thể phát hiện các bệnh liên quan đến vùng ổ bụng như xơ gan, viêm gan mãn tính, gan xơ hóa, ung thư gan, viêm túi mật, sỏi thận, viêm tuyến tụy, lá lách to, sỏi thận, bệnh phụ khoa v.v…
Nói tóm lại, câu hỏi siêu âm dạ dày có nhịn ăn hay không đã được các bác sĩ giải đáp chi tiết. Siêu âm dạ dày cũng an toàn như các phương pháp chẩn đoán khác, vì vậy, bạn và gia đình nên hình thành thói quen siêu âm định kì để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Chúc cho gia đình bạn luôn được khỏe mạnh.
My Nguyễn.
Bạn cũng nên tìm hiểu thêm:
Ngày đăng: 29/09/2021 - Cập nhật lúc: 3:05 PM , 29/09/2021
Bài được quan tâm
Giải mã bài thuốc “thần kỳ” của Thuốc dân tộc giúp NSND Trần Nhượng chữa khỏi đau dạ dày lâu năm
“Vì sức khỏe người Việt VTV2” giới thiệu bài thuốc chữa bệnh dạ dày của Thuốc dân tộc
Chuyên Gia Phân Biệt Viêm – Đau Dạ Dày, Bao Tử & Hướng Dẫn Cách Đẩy Lùi Hiệu Quả Từ Thảo Dược
Xóa tan mọi khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra cùng chuyên gia tiêu hóa