Xin hỏi:
” Thưa bác sĩ! chồng tôi tình cờ phát hiện bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày và tôi cũng nghe nói vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm qua tiếp xúc đường thở và ăn uống. Tôi đã đi xét nghiệm và kết quả thu được là dương tính với vi khuẩn Hp luôn. Tôi đang lo lắng cho 2 con trai tôi, 1 đứa 5 tuổi và 1 đứa 3 tuổi có thể bị mắc nhiễm vi khuẩn này, tuy nhiên một số người bảo trẻ nhỏ không bị mắc nhiễm vi khuẩn Hp, có bị cũng không gây nguy hiểm gì? Xin hỏi bác sĩ trẻ em có bị nhiễm vi khuẩn Hp không và có gì khác so với người trưởng thành không ạ. Xin cảm ơn. ”
Đáp: trẻ em có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không?
Đối với những ai đang mặc định trẻ em không bị nhiễm vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày thì nên thay đổi ngay lại quan niệm này. Bởi vì đối tượng trẻ nhỏ cũng có thể mắc nhiễm vi khuẩn Hp và ảnh hưởng tới sức khỏe như người trưởng thành.
Trẻ nhỏ vẫn có khả năng mắc nhiễm vi khuẩn Hp
Dù thực tế, tỷ lệ mắc nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em trong cộng đồng thấp hơn so với người lớn và trẻ mắc nhiễm vi khuẩn Hp ít gây ra các biến chứng ác tính tới dạ dày như người trưởng thành. Do đó nhiều khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp nhưng ít biểu hiện ra ngoài làm các mẹ không phát hiện con mình nhiễm bệnh. Khác với người lớn khi trẻ nhỏ bị mắc nhiễm vi khuẩn Hp thường ảnh hưởng tới chế độ ăn uống, sinh hoạt, uống thuốc nên việc điều trị và tuân thủ uống thuốc thường khó khăn. Đặc biệt trẻ thường xuyên mắc phải bệnh viêm hô hấp trên và phải dùng thuốc kháng sinh nhiều nên dễ gây ra tình trạng kháng thuốc trong quá trình điều trị tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày ở trẻ nhỏ.
Trẻ em cũng như người lớn, có thể nhiễm vi khuẩn Hp theo nhiều đường tiếp xúc như:
- Tiếp xúc nước bọt người bị nhiễm vi khuẩn HP như hôn hoặc ngồi gần người bị nhiễm.
- Lây nhiễm qua ăn uống, thực phẩm chứa mầm bệnh trẻ cũng có thể bị mắc nhiễm
- Lây nhiễm tự nhiên qua việc tiếp xúc với không khí, nguồn nước có chứa vi khuẩn Hp.
Như vậy, trẻ nhỏ có khả năng mắc nhiễm vi khuẩn Hp bình thường nên trong quá trình nuôi con trẻ vẫn cần tiến hành các biện pháp chăm sóc phòng ngừa vi khuẩn Hp. Đặc biệt nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp thì nên đưa trẻ tới bệnh viện khám bệnh, các bác sĩ sẽ theo dõi và chỉ định các loại thuốc phù hợp điều trị vi khuẩn Hp hạn chế rủi ro biến chứng sau này.
Cách phát hiện trẻ nhỏ bị nhiễm vi khuẩn Hp
Trẻ nhỏ khi mới bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể không gặp phải biển hiện gì. Nhưng sau một thời gian sinh sôi và phát triển niê mạc dạ dày của trẻ bị tổn thương và có thể gặp những triệu chứng như:
- Đau quanh rốn, đau vùng thượng vị và thường xuyên tiếp diễn
- Trẻ bị ợ chua, buồn nôn, nôn
- Đối với trẻ bị nặng sẽ bị viêm loét dạ dày nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen tanh hôi
- Người trẻ suy nhược, chán ăn, xanh xqao và thiếu máu.
Khi ghi ngờ trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp thì ngoài dựa vào các biểu hiện gây bệnh ở trên, cần phải tiến hành dùng một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoạn bệnh phù hợp cho trẻ.
Nội soi dạ dày tìm vi khuẩn Hp ở trẻ
Căn cứ vào độ tuổi của trẻ để bác sĩ căn cứ lựa chọn phương pháp nội soi dạ dày phát hiện vi khuẩn HP và đánh giá dạ dày tá tràng của trẻ đã có những tổn thương chưa. Khi nội soi, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ lấy mẫu ở dạ dày để đem sinh thiết phát hiện vi khuẩn Hp thông quan các phản ứng cần thiết. Đối với trẻ nhỏ việc nội soi được tiến hành bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nội soi gây mê, nhằm tránh tình trạng trẻ giãy dụa khi nội soi gây xước dạ dày nên các mẹ hoàn toàn có thể an tâm.
Chủ động chăm sóc và thăm khám sức khỏe cho trẻ thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh dạ dày xảy ra ở trẻ. Nếu vi khuẩn Hp ở trẻ không được tiêu diệt sớm thì tới khi trẻ trưởng thành nguy cơ gây bệnh dạ dày, ung thư dạ dày sẽ rất cao.
GỢI Ý XEM THÊM MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Ngày đăng: 20/03/2023 - Cập nhật lúc: 11:57 PM , 20/03/2023