Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu khỏi mạch máu ống tiêu hóa. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, bên cạnh việc được cấp cứu kịp thời thì cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa đúng cách là rất cần thiết. Tuy nhiên, vì đây là căn bệnh ít gặp và biểu hiện cấp tính, bất ngờ nên nhiều người còn bối rối khi gặp phải trường hợp này. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bác sĩ Hùng, chuyên khoa tiêu hóa chia sẻ.

1. Triệu chứng của bệnh xuất huyết tiêu hóa

Trước khi nhắc đến vấn đề hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ Hùng cho rằng: Mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức về dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết tiên hóa để xử lý kịp thời khi gặp phải. Các dấu hiệu gồm:

  • Nôn ra máu: Đây là triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh nhân bị chảy máu dạ dày – tá tràng. Thường nôn ra máu đen lẫn cục hoặc lẫn thức ăn. Hoặc chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản ( nôn ra máu ồ ạt, máu đỏ tươi, số lượng nhiều và tỉ lệ tử vong cao)
  • Đi ngoài ra máu hoặc phân đen: Phân đen như bã cà phê, mùi khắm, thường là lỏng. Trường hợp phân có máu tươi có thể là do chảy máu nhiều trong vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hay chảy máu thấp của đường tiêu hóa
  • Xanh xao, suy nhược, hoa mắt, chóng mặt nếu mất máu kéo dài. Mức độ nặng có thể kèm triệu chứng sốc: Da tái xanh, vã mồ hôi, mạch nhanh, hạ huyết áp, tiểu ít, khó thở và có thể co giật,…

2. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Xem thêm:

a. Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cơ bản:

  • Cho bệnh nhân nằm thoải mái, không kê gối dưới đầu
  • Cần hạn chế tối đa tiếng ồn
  • Chăm sóc kèm an ủi, động viên bệnh nhân, tránh để bệnh nhân lo lắng, suy sụp tinh thần
  • Bệnh nhân chảy máu và choáng váng nên cho thở bằng bình oxy
  • Đặt catheter, truyền giữ mạch bằng nước muối đẳng trương
  • Đặt ống thông dạ dày tá tràng để hút hết máu đông trong dạ dày- theo dõi tình trạng chảy máu qua ống thông
  • Cho bệnh nhân đại tiện tại chỗ để kiểm tra phân
  • Khi tình trạng nôn ra máu chấm dứt cần cho bệnh nhân ăn nhẹ, như: cháo trắng,..

b. Thực hiện y lệnh ( theo lời bác sĩ)

  • Cho bệnh nhân uống thuốc theo y lệnh một cách khẩn trương
  • Lấy máu xét nghiệm, chụp X quang theo y lệnh
  • Phụ giúp bác sĩ đặt catheter đo áp lực tĩnh mạch trung tâm khi có chỉ định

c. Theo dõi bệnh nhân

Theo dõi bệnh nhân cũng là bước cần thiết để chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

  • Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áo, nhịp thở của bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cứ cách nửa tiếng 1 lần. Nếu có bất thường phải báo ngay với bác sĩ.
  • Theo dõi tình trạng tinh thần của người bệnh. Đo lượng nước tiểu để phát hiện các triệu chứng thiểu niệu hoặc vô niệu
  • Theo dõi tình trạng và số lần nôn mửa ra máu,…
  • Theo dõi tình trạng đau bụng và tính chất của phân về: Màu sắc, số lần, số lượng máu và phân
  • Theo dõi việc sử dụng thuốc của bệnh nhân
  • Theo dõi tình trạng toàn thân để phát hiện sớm tình trạng mất máu nặng: Da nhợt nhạt, mạch nhanh, huyết áp thấp, chóng mặt.

d. Giáo dục sức khỏe chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:

  • Phòng và tránh bị xuất huyết tiêu hóa bằng cách: Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, tránh xa rượu bia, cà phê
  • Sử dụng các thuốc kháng viêm đúng cách đúng liều, hợp lý
  • Phát hiện sớm các bệnh lý đường tiêu hóa và điều trị triệt để, tránh để bệnh gây biến chứng
  • Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh xuất huyết tiêu hóa và tích cực phối hợp điều trị.

3. Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa thế  nào là tốt?

Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa được đánh giá là tốt chỉ khi:

  • Bệnh nhân được yên tĩnh, an tâm điều trị
  • Tình trạng chảy máu giảm xuống hoặc mất đi
  • Các dấu hiệu sống ở bệnh nhân ổn định
  • Lượng nước tiểu của bệnh nhân tăng lên
  • Bệnh nhân được ăn uống theo chế độ hợp lý
  • Giải quyết được nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa
  • Người chăm sóc thực hiện đầy đủ các y lệnh khẩn trương và chính xác

Lưu ý: Để chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa tốt nhất, sau khi được ra viện, người thân và bệnh nhân đều phải được hướng dẫn cách nhận biết xuất huyết tiêu hóa sớm nhất và các nguyên nhân có thể gây ra bệnh để tránh xa. Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa phải tốn nhiều thời gian để hồi phục. Do đó, nếu gia đình có điều kiện có thể mời điều dưỡng riêng chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa tại nhà.

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:52 PM , 10/10/2022

Ẩn