Khi nào nên mổ bệnh trĩ nội? Mổ trĩ nội liệu có chấm dứt được tình trạng bệnh trĩ hay không? Là 2 vấn đề đang được rất nhiều bệnh nhân quan tâm và thắc mắc trong thời gian gần đây.
Nhiều người cho rằng, phẫu thuật cắt trĩ chính là giải pháp thoát khỏi bệnh trĩ nhanh nhất. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia đầu ngành, phẫu thuật cắt trĩ chỉ được áp dụng với một số trường hợp cấp bách và có tính biến chứng cao. Vậy khi nào nên mổ bệnh trĩ nội?
Khi nào nên mổ bệnh trĩ nội? – Chuyên gia giải đáp
– Trường hợp 1: “Chuyên gia ơi, bố tôi mắc bệnh trĩ đã nhiều năm rồi nhưng vì kinh tế gia đình chưa cho phép nên chúng tôi chỉ điều trị bằng cách áp dụng mẹo của dân gian. Đến nay, bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, nghe mọi người nói chỉ cần phẫu thuật là sẽ khỏi. Nên tôi muốn đưa bố lên bệnh viện chuyên khoa để mổ nhưng không biết điều kiện để được phẫu thuật trĩ là gì? Trĩ ở giai đoạn nào thì có thể phẫu thuật được, mong chuyên gia tư vấn giúp để tôi đưa bố đi điều trị kịp thời.”
Phan Thái Long, Lạng Sơn
– Trường hợp 2: “Chào mọi người, em mới phát hiện mình mắc bệnh trĩ nội độ 2 khoảng một tháng trước và đang rất hoang mang. Trong khi bác sĩ khuyến khích em nên phẫu thuật để điều trị tốt hơn thì người nhà em lại cho rằng bệnh trĩ nội độ 2 có thể điều trị được. Em đang phân vân không biết khi nào nên mổ bệnh trĩ nội độ 2, mong mọi người cho em lời khuyên với ạ. À, em còn nghe nói, sau phẫu thuật trĩ rất dễ để lại biến chứng mọi người ạ, không biết có thật như vậy hay không nữa?”
Bạn khán giả N.T. H.H, Khánh Hòa
Qua những trường hợp trên, BS. Nguyễn Văn Long, khoa Nội Tiêu Hóa, bệnh viện Bạch Mai có chia sẻ với chuyên trang benhduongtieuhoa.com như sau:
Tình trạng rối loạn tĩnh mạch trĩ kéo dài do nhiều nguyên nhân sẽ vô tình tạo điều kiện cho bệnh trĩ bùng phát. Tuy thời gian ban đầu, trĩ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng về lâu dài nó gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như tính mạng của người bệnh.
Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm: Những hình ảnh về bệnh trĩ nội, trĩ ngoại “khiến bạn rùng mình”
Hiện nay, bệnh trĩ được xác định có 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại với 4 cấp độ hoàn toàn khác nhau. Và trĩ nội được xuất phát từ các búi tĩnh mạch ở trong lòng hậu môn bị phồng to quá mức và bị sa giãn ra bên ngoài. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị phù hợp nhất. Còn trĩ ngoại được hình thành từ những đám rối tĩnh mạch nằm dưới da, xung quanh lỗ hậu môn, được bao bọc bằng da hậu môn và nằm hoàn toàn ở phía bên ngoài. Việc điều trị bệnh trĩ bằng cách phẫu thuật hay bảo tồn nội khoa còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Với những trường hợp trên, bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám và xác định mức độ bệnh cụ thể.
Qua đó có thể xác định rằng, bệnh trĩ chỉ bắt buộc phẫu thuật khi bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng, búi trĩ sa xuống và không có khả năng tự thụt lên trên được nữa. Việc thường xuyên phải đẩy búi trĩ lên sẽ để lại rất nhiều di chứng, mà trong đó tắc mạch, nứt hậu môn là những biểu hiện khá phổ biến.
Những điều cần lưu ý trước và sau khi mổ trĩ nội
Khi đã được chỉ định phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân cần phải hết sức lưu ý những điều sau đây để mang lại chất lượng điều trị tốt và hiệu quả hơn.
– Trước phẫu thuật:
- Được bác sĩ chuyên khoa giải thích rõ những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này. Đồng thời đó sẽ chỉ ra một số rủi ro có nguy cơ gặp phải trong và sau khi phẫu thuật.
- Được chỉ định thực hiện các xét nghiệm về máu, phân, nước tiểu, xét nghiệm gan, thận, điện tâm đồ cần thiết,..
- Bệnh nhân không nên ăn gì trước khi phẫu thuật khoảng 6 – 12 tiếng.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi phẫu thuật để tránh bị nhiễm trùng.
- Thư giãn cơ thể để cho mọi hoạt động của cơ thể diễn ra ở mức bình thường nhất.
– Sau phẫu thuật:
- Khoảng 24 tiếng kể từ khi phẫu thuật cắt trĩ bệnh nhân có thể được ăn uống bình thường. Tuy nhiên, không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, tiêu, ớt bởi vì chúng có khả năng kích thích đường ruột và làm ảnh hưởng nhiều hơn đối với chất lượng điều trị.
- Bệnh nhân cũng không nên ngồi quá lâu hoặc đi xe máy trong vòng 1 – 3 tuần kể từ khi phẫu thuật tránh làm cho vết thương bị chảy máu nhiều hơn.
- Hạn chế tạo áp lực cho hậu môn bằng cách thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi, đi vệ sinh nhanh và không làm việc khác trong thời gian đi vệ sinh.
- Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết thương hoàn toàn lành hẳn, bởi vì những va chạm trong khi quan hệ có thể dẫn đến chảy máu, gây đau đớn cho bệnh nhân và khiến cho việc điều trị khó khăn hơn.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Chắc hẳn bạn đã biết khi nào nên mổ bệnh trĩ nội thông qua bài viết trên đây. Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn đọc trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh trĩ, mỗi người cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày của mình. Thường xuyên bổ sung chất xơ, uống nhiều nước, ăn hoa quả tươi sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc bệnh trĩ cũng nên hạn chế vận động mạnh, khiêng vác nặng nề và ngồi quá lâu trong một tư thế. Quan trọng hơn hết là phải thường xuyên vệ sinh và giữ hậu môn sạch sẽ để hạn chế viêm nhiễm có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
Ngọc Diệp biên soạn
Ngày đăng: 27/09/2021 - Cập nhật lúc: 6:22 PM , 28/09/2021
Bài được quan tâm
Chuyên gia tiết lộ giải pháp ĐẨY LÙI TRĨ NỘI dễ dàng không cần phẫu thuật
Vì sao Thăng trĩ Dưỡng huyết thang điều trị bệnh trĩ nội gọn ghẽ đến như vậy?
Dấu hiệu và các cấp độ trĩ nội – Điều trị thế nào mang lại hiệu quả cao?
5 Cách chữa bệnh trĩ nội độ 3 (Điều trị sớm tránh biến chứng)
Cách chữa bệnh trĩ nội độ 4 nhanh, không đau
Dùng thăng trĩ Dưỡng huyết thang có ngăn chặn được bệnh trĩ tái phát sau cắt trĩ?
Bóc tách từng dược liệu “thần kỳ” trong bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đặc trị bệnh trĩ nội
4 cách chữa bệnh trĩ nội độ 2 (Chấm dứt nhanh cơn đau)
Khi nào nên mổ bệnh trĩ nội? – (Chuyên gia nói gì?)
Táo bón, đi ngoài ra máu – Dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ và cách khắc phục
Những tác hại của bệnh trĩ ngoại trĩ nội
Giải quyết táo bón kèm đi cầu ra máu ngay nếu không muốn bị trĩ ám ảnh
Chữa bệnh trĩ nội càng sớm thời gian khỏi bệnh càng nhanh
“Đánh bay” bệnh trĩ, phòng ngừa biến chứng nhờ giải pháp từ chuyên gia
Hỏi – Đáp: Cách nhận biết trĩ nội độ 2, điều trị sao cho hiệu quả?