Chữa bệnh trĩ nội càng sớm thời gian khỏi bệnh càng nhanh

Bởi vì bệnh trĩ nội có xu hướng tiến triển xấu đi theo thời gian, do vậy chữa bệnh trĩ nội càng sớm, cơ hội thành công càng cao. 

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin khái quát về bệnh trĩ nội và phân tích chi tiết các cách điều trị bệnh trĩ nội phổ biến nhất hiện nay. Đọc tiếp nội dung bên dưới để được làm rõ vấn đề.

Nội dung bài viết bao gồm:

I. Hiểu đúng về bệnh trĩ nội

II. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả

III. Cách phòng tránh bệnh trĩ nội tái phát

I. Hiểu đúng về bệnh trĩ nội

Trĩ nội là căn bệnh khá phổ biến. Các số liệu thống kê cho thấy hai trong ba người có thể gặp phải bệnh trĩ vài một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Và tất cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc phải bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng và viêm ở khu vực hậu môn và phần dưới trực tràng. Khi áp lực gia tăng vì một số lý do nào đó, các tĩnh mạch này sẽ có xu hướng giãn ra và sưng phồng lên, dẫn đến sự hình thành của búi trĩ.

Bệnh trĩ nội là căn bệnh khá phổ biến hiện nay

Có hai loại bệnh trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội như cái tên đã cho thấy, nó xảy ra trong ống hậu môn và trực tràng. Đối với bệnh trĩ nội, người bệnh thường không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy có sự xuất hiện của bệnh vì chúng ít gây khó chịu ở mức độ nhẹ. Nhưng áp lực hoặc kích thích khi phân đi qua có thể làm hỏng bề mặt của trĩ và làm cho các búi trĩ bị chảy máu và gây ra đau đớn, sưng hoặc thậm chí là viêm nhiễm.

1. Triệu chứng của bệnh trĩ nội qua từng giai đoạn

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ nội được biểu hiện cụ thể qua 4 giai đoạn chính, bao gồm:

Giai đoạn 1:

  • Ở giai đoạn này, trĩ nội vẫn còn nằm bên trong khoang hậu môn hoặc trên đường răng lược. Các vết sưng cũng không nhô ra, có nghĩa là không có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ.
  • Trong một số trường hợp, bệnh trĩ nội độ 1 thường có thể nhầm lẫn với vết nứt hậu môn. Thông thường người bệnh không bị đau ở giai đoạn này. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng có thể cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy, nhưng thường là nhẹ.
  • Máu có thể lẫn vào phân trong một số trường hợp của bệnh trĩ nội trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2:

  • Trong giai đoạn 2 của bệnh trĩ nội, các mô trĩ bắt đầu phát triển và có xu hướng lòi ra ngoài phía cửa hậu môn. Các búi trĩ có thể sa ra ngoài cùng với phân khi đại tiện, nhưng chúng có thể tự thụt vào lại bên trong ống hậu môn.
  • Ở giai đoạn này, chảy máu là khá phổ biến, người bệnh có thể bắt gặp hiện tượng máu chảy kèm với phân mỗi khi đi đại tiện.
  • Các triệu chứng bệnh trĩ ở giai đoạn hai là rõ ràng hơn và có giá trị chẩn đoán một người bệnh đang gặp phải tình trạng này.

Giai đoạn 3:

  • Giai đoạn 3 của bệnh trĩ nội, các triệu chứng tương tự như ở giai đoạn 2. Nhưng ở giai đoạn này, các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn sẽ không tự quay trở lại vị trí của chúng trong ống hậu môn nữa. Lúc này người bệnh phải dùng tay đẩy vào búi trĩ mới lùi lại.
  • Trĩ nội độ 3 gây đau đớn và khó chịu hơn, máu chảy cũng có thể là nhiều hơn cần thiết phải tìm kiếm trợ giúp y tế sớm nhất.

Giai đoạn 4:

  • Trĩ nội ở cấp độ 4 là cấp độ cuối cùng khi búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn và gây chảy máu nhiều. Sự viêm nhiễm tại vị trí búi trĩ có thể xảy ra, gây nhiều khó chịu và đau đớn.
  • Vì búi trĩ có thể trĩ có thể tạo nên những vết thương hở nên chúng rất dễ bị nhiễm trùng và bội nhiễm, nhất là ở phụ nữ.
  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn dẫn đến tắc nghẽn và gây đau đớn nghiêm trọng cho bệnh nhân, thậm chí có thể dẫn đến huyết khối.

Bởi vì bệnh trĩ nội có thể tiến triển xấu đi theo thời gian nếu không được điều trị. Do vậy, hãy phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trên cơ thể nghi ngờ bệnh trĩ và nói chuyện với bác sĩ để được chẩn đoán sớm và lựa chọn hướng điều trị kịp thời.

2. Tác nhân gây bệnh trĩ nội

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và phần dưới của trực tràng của bạn có xu hướng bị gia tăng áp lực, chúng trở nên sưng và căng phồng lên là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ nội.

Nhiều nguyên nhân gây trĩ nội mà chúng ta không ngờ đến

Sự tích tụ áp lực ở các tĩnh mạch này có thể do:

  • Căng thẳng khi đi cầu.
  • Ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Ho mãn tính.
  • Mang thai.
  • Giao hợp qua đường hậu môn.
  • Chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước.

Nếu gia đình bạn có một hoặc một số thành viên đã từng mắc bệnh trĩ như cha mẹ, anh chị bạn thì bạn là người có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với những người bình thường khác.

Bệnh trĩ có nhiều khả năng gây ra do sự lão hóa khi tuổi tác lớn dần, lão hóa làm cho các mô hỗ trợ tĩnh mạch và hậu môn bị suy yếu, đó cũng chính là nguyên nhân gây gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, dẫn đến hình thành trĩ nội.

3. Nguy hại của bệnh trĩ nội gây ra cho sức khỏe

Bệnh trĩ nội nhẹ và được điều trị sớm sẽ không gây ảnh hưởng lớn cho người bệnh. Thế nhưng, càng kéo dài, mức độ ảnh hưởng của bệnh lý này tới sức khỏe của người bệnh lại càng gia tăng.

Nếu không được điều trị, bệnh trĩ nội kéo dài có thể gây nên các biến chứng sau:

  • Người bệnh cảm thấy đau đớn và trở nên ám ảnh mỗi khi đi vệ sinh.
  • Ngứa ngáy và kích thích xung quanh hậu môn khiến bệnh nhân không tự tin bước ra ngoài hay đến chốn đông người. Điều này làm ảnh hưởng đến mối quan hệ, công việc lẫn tinh thần của người bệnh
  • Thiếu máu có thể xảy ra do mất máu quá nhiều, tế bào hồng cầu khỏe mạnh không đủ để mang oxy đến các tế bào trong cơ thể bạn. Người bệnh ngày càng bị mệt mỏi, suy yếu, sa sút tinh thần và trí tuệ.
  • Các búi trĩ rất dễ bị tổn thương, trầy xước và do đó nhiễm trùng có thể xảy ra khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn và khó chịu, thậm chí còn có thể gây nên nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

II. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả

Điều trị bệnh trĩ nội càng sớm càng tốt luôn là khuyến cáo của bác sĩ đối với người bệnh phải đối mặt với tình trạng này. Mục tiêu của quá trình điều trị là giảm bớt đau đớn, sưng viêm và khó chịu do bệnh trĩ, đồng thời ngăn ngừa sự tiến triển tiêu cực làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

1/ Các chữa bệnh trĩ nội đơn giản tại nhà

Bạn thường có thể làm giảm đau nhẹ, sưng và viêm với các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà như sau:

  • Thay đổi thói quen ăn uống

Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Các chất xơ có tác dụng làm mềm phân và thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẽ, giúp bạn giảm bớt đi sự căng thẳng dồn nén có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng từ bệnh trĩ hiện có.

Uống nhiều nước là rất hữu ích cho người bị bệnh trĩ. Điều này giúp bạn ngăn ngừa được các tình trạng táo bón hoặc mất nước do tiêu chảy. Bổ sung nước đầy đủ là một trong những cách chữa bệnh trĩ đơn giản nhưng tác động lớn.

  • Giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn

Giữ sạch khu vực hậu môn là rất cần thiết và cực kỳ quan trọng đối với những người bị mắc bệnh trĩ nội. Tắm rửa hằng ngày và vệ sinh nhẹ nhàng vùng ảnh hưởng bằng nước ấm sẽ giúp kích thích lưu thông mạch máu, tránh các hiện tượng tắc mạch và nhiễm trùng có thể xảy ra.

Trong quá trình vệ sinh búi trĩ, tránh dùng khăn lau bằng cồn hoặc nước hoa để lau. Hãy lau khô nhẹ nhàng hoặc sử dụng máy sấy tóc để làm khô vùng hậu môn sau khi vệ sinh để tránh ẩm ướt.

Điều trị trĩ nội sẽ vô cùng đơn giản nếu được can thiệp sớm
  • Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên

Có rất nhiều biện pháp khắc phục bệnh trĩ tại nhà bằng cách sử dụng các nguyên liệu thảo dược xung quanh nhà. Điều này vừa mang lại tác dụng an toàn vừa hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng.

+ Cách chữa bệnh trĩ nội bằng cây lá bỏng:

Cây lá bỏng là một loại thảo dược có tính mát, vị hơi cha, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, giảm đau và tái tạo mô cho vết thương hở. Đây là một loại nguyên liệu được dân gian sử dụng phổ biến để điều trị bệnh trĩ.

Với bài thuốc này bạn dùng khoảng 6g lá bỏng, 6g rau sam và sắc nước uống mỗi ngày. Tính mát của hai loại thảo dược này sẽ giúp bạn giảm đau và cải thiện tình trạng viêm nhanh chóng.

+ Cách chữa bệnh trĩ nội bằng dầu dừa:

Dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm mềm da rất thích hợp cho người bị bệnh trĩ. Ngoài ra, trong dầu dừa có chứa hàm lượng các vitamin E, K có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ điều trị táo bón.

Dân gian thường sử dụng dầu dừa nguyên chất để điều trị bệnh trĩ bằng cách bôi dầu dừa thường xuyên vào búi trĩ, khoảng 3 lần mỗi ngày và thực hiện cho đến khi búi trĩ biến mất. Hoặc người bệnh có thể làm dầu dừa thành viên thuốc đặt hậu môn với việc đổ dầu dừa vào khay nước đá nhỏ và dúng các tấm ngăn để điều chỉnh kích thước các viên thuốc, sau đó đặt trong tủ lạnh khoảng 1 – 2 giờ, tiếp theo lấy viên thuốc ra và nhét vào hậu môn để chữa bệnh trĩ nội.

+ Rau diếp cá chữa bệnh trĩ nội:

Ngoài việc cung cấp nhiều lợi ích cho hẹ thống tiêu hóa, rau diếp cá còn có công dụng khử trùng, sát khuẩn cao. Chính vì vậy mà rau diếp cá được xem là một vị thuốc chữa bệnh trĩ nội được nhiều người dân sử dụng.

Cách thực hiện như sau: Chọn khoảng 200 lá rau diếp cá tươi rồi đem rửa sạch và cho vào nồi nước. Đem đun rau diếp cá trên bếp lửa trong khoảng thời gian là 15 – 20 phút rồi tắt bếp. Dùng nước diếp cá đã đun sôi để xông hơi vùng hậu môn. Thực hiện với cách này mỗi ngày sẽ mang lại sự cải thiện tốt cho người bị mắc bệnh trĩ nội.

+ Cách chữa bệnh trĩ nội bằng quả sung:

Theo các nghiên cứu, trong thành phần của quả sung chứa nhiều chất xơ có công dụng tốt đối với những người bị bệnh trĩ nội.

Người dân đã sử dụng quả sung để điều trị bệnh trĩ bằng cách dùng khoảng 10 quả sung, đem nấy nước trong khoảng vài chục phút. Tiếp theo dùng nước này để xông hơi vùng hậu môn, áp dụng mỗi ngày để có được kết quả tốt nhất.

→ Ngoài những biện pháp điều trị bệnh trĩ nội tại nhà đã được đề cập ở trên, người bệnh nên quan tâm đến việc thay đổi lối sống, cách sinh hoạt và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên hơn.

Nếu đã áp dụng những cách chữa bệnh trĩ nội trên mà không hết, ngược lại còn làm cho triệu chứng bệnh ngày càng thêm trầm trọng, bạn có thể chuyển sang tìm hiểu những phương pháp điều trị bệnh trĩ nội khác bên dưới đây.

2/ Sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ nội

Thuốc chữa bệnh trĩ được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện đau đớn và khó chịu nhiều hơn. Một số các loại thuốc không kê toa thường được sử dụng để điều trị bao gồm:

  • Các thuốc điều trị bệnh trĩ nội tại chỗ không kê đơn

Các loại kem, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn khác nhau có sẵn tại các hiệu thuốc mà không cần toa của bác sĩ. Thuốc này được sử dụng để làm giảm sưng đau và khó chịu ở người bị bệnh trĩ nội.

Các loại thuốc bôi trĩ có thể giúp làm giảm sưng, giảm đau

Những loại thuốc trong nhóm này chỉ nên được sử dụng trong 5 – 7 ngày tại một thời điểm. Chúng có thể kích ứng da, nhạy cảm xung quanh hậu môn của bạn nếu bạn sử dụng kéo dài. Không nên sử dụng nhiều sản phẩm cùng một lúc trong quá trình điều trị, trừ khi được các chuyên gia y tế chỉ định.

  • Kem corticosterod

Nếu bạn bị viêm nặng ở bên trong và xung quanh hậu môn, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn các loại kem corticosteroid, trong đó có chứa steroid.

Bạn không nên sử dụng kem này trong hơn một tuần tại một thời điểm vì nó có thể làm cho da xung quanh hậu môn trở nên mỏng hơn và kích ứng trầm trọng.

  • Thuốc giảm đau:

Các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol có thể giúp giảm đau do bệnh trĩ. Trong trường hợp bị chảy máu quá mức, hãy tránh dùng các thuốc chống viêm không steroid (NAISD), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen vì chúng có thể gây hiện tượng chảy máu trực tràng.

Bạn cũng nên tránh sử dụng thuốc giảm đau codeine vì có thể gây táo bón, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn các sản phẩm có chứa chất gây tê cục bộ để điều trị đau đớn do bệnh trĩ. Việc sử dụng các thuốc này cũng giống như điều trị tại chỗ bằng các thuốc không kê đơn, chỉ được sử dụng trong một vài ngày vì chúng có thể làm da xung quanh hậu môn của bạn nhạy cảm hơn.

Thuốc giảm đau codeine có thể gây táo bón, không tốt cho bệnh trĩ, nên lưu ý trước khi sử dụng

Giống như các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội tại chỗ không kê đơn, các phương pháp này chỉ nên được sử dụng trong một vài ngày vì chúng có thể làm cho da xung quanh đoạn sau của bạn nhạy cảm hơn.

  • Thuốc nhuận tràng

Nếu bạn bị bệnh trĩ nội do táo bón, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc nhuận tràng. Thuốc nhuận tràng là một loại thuốc có tác dụng làm sạch ruột, giúp phân đi qua dễ dàng hơn, từ đó làm giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở khu vực hậu môn và trực tràng.

  • Thuốc chống đông máu

Các thuốc chống đông máu được xem xét sử dụng khi người bệnh bị mất máu quá nhiều. Trong các thuốc này, hoạt chất chính là heparin có tác dụng thúc đẩy sự tái hấp thu của cục máu đông, cung cấp khả năng chống viêm và tích cực phục hồi mô liên kết từ đó giúp cầm máu tốt và góp phần làm đông máu ở người bệnh trĩ nội.

→ Bất kỳ loại thuốc nào được sử dụng cũng nên được kết hợp với một chế độ ăn uống và một kế hoạch tự chăm sóc tại nhà. Bên cạnh đó, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ về loại thuốc nào phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Tránh việc tự ý sử dụng thuốc sẽ có nguy cơ gây ra nhiều tình huống lợi bất cập hại. 

3/ Chữa bệnh trĩ nội bằng các thủ thuật xâm lấn tối thiểu

Nếu bạn bị bệnh trĩ và phương pháp điều trị tại nhà cũng như thuốc men có tác dụng giảm đau không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định một số thủ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu bao gồm:

Chữa bệnh trĩ nội
Các phương pháp xâm lấn tối thiểu điều trị bệnh trĩ nội

+Thắt vòng cao su:

  • Phương pháp được thực hiện bằng cách bác sĩ sử dụng một vòng cao su để thắt đáy búi trĩ nhằm mục đích là làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào cơ ở phía dưới lớp niêm mạc.
  • Kỹ thuật này sẽ khiến cho búi trĩ bị co và teo lại trong khoảng thời gian là một tuần. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả.
  • Thắt vòng cao su thường được áp dụng cho người bệnh có trĩ độ 2 và độ 3 không đáp ứng với các biện pháp nội khoa.

Chích xơ búi trĩ:

  • Chích xơ búi trĩ là phương pháp sử dụng thuốc để chích vào búi trĩ để tạo xơ, điều này khiến cho máu không đến nuôi búi trĩ và làm cho búi trĩ dần dần bị teo lại.
  • Thủ thuật này thường được áp dụng cho trường hợp trĩ độ 2 hoặc độ 3 bị xuất huyết.

Quang đông hồng ngoại:

  • Đây là liệu pháp sử dụng nhiệt để điều trị bệnh trĩ. Quang đông hồng ngoại sử dụng sức nóng để làm đông mô, tạo sẹo nhằm mục đích là làm giảm lượng máu đến búi trĩ, đồng thời giúp cố định vị trí búi trĩ vào hậu môn.
  • Phương pháp này áp dụng để điều trị bệnh trĩ nội độ 1 và độ 2.

Phương pháp HCPT:

  • HCPT là phương pháp sử dụng dòng điện cao tần HCPT để gây phản ứng tiêu cực trên thành mạch máu làm quang đông, thắt nút và ngăn cản máu đến nuôi dưỡng búi trĩ, từ đó khiến cho búi trĩ bị teo đi và dần biến mất.

Phương pháp PPH:

  • Đây là kỹ thuật điều trị bằng máy PPH, bác sĩ sẽ tiến hành đưa máu này vào lỗ hậu môn và điều khiển thiết bị máy bằng các nút ấn để làm lành búi trĩ.
  • Phương pháp PPH được đánh giá cao về tính an toàn, thời gian điều trị nhanh chóng (chỉ mất 20 – 30 phút) và tính thẩm mỹ cao được áp dụng khá phổ biến ngày nay.

4/ Điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp phẫu thuật

Nếu thắt búi trĩ bằng cao su hoặc các thủ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu khác không giúp ích cho người bị bệnh trĩ nội hoặc nếu các búi trĩ đã phát triển quá lớn và gây ra một số biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu cắt bỏ búi trĩ.

Điều trị bệnh trĩ nội bằng phẫu thuật
Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp tối ưu giúp chữa bệnh trĩ nội dứt điểm

Phẫu thuật cắt bỏ trĩ được các bác sĩ tiến hành bằng cách tạo ra những vết cắt nhỏ xung quanh hậu môn, có thể gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Bởi vì đây là khu vực nhạy cảm nên có thể gây đau đớn sau khi thực hiện. Việc phục hồi thường mất khoảng 2 tuần, nhưng có thể mất từ 3 đến 6 tuần để bạn cảm thấy bình thường trở lại.

Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là phương pháp an toàn và hiệu quả. Nhưng bạn sẽ cần phải có một chế độ ăn uống nhiều chất xơ, tránh táo bón và chăm sóc hậu môn của bạn để ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc nhiễm trùng.

III. Cách phòng tránh bệnh trĩ nội tái phát

Có rất nhiều cách tốt để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trĩ nội và phòng tránh bệnh tái phát bao gồm:

  • Tăng cường ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ là một hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong việc làm mềm phân và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng. Điều này thực sự có lợi cho những người bị bệnh trĩ bởi vì nó làm giảm áp lực tác động lên hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ cũng là khuyến cáo của các bác sĩ đối với người bệnh trĩ, đặc biệt là người thực hiện cắt búi trĩ.

Xem thêm thông tin về: Người bị bệnh trĩ nội nên ăn gì cho mau khỏi?

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có tác dụng tốt cho cơ thể nói chung và hệ thống tiêu hóa nói riêng. Quá trình vận động của cơ thể sẽ khiến máu được lưu thông tốt hơn, hệ tiêu hóa cũng vì thế mà diễn ra nhanh chóng, không bị căng thẳng như tiêu chảy hoặc táo bón gây nên bệnh trĩ.
  • Đi ngay khi bạn cảm thấy bị thôi thúc: Nếu bạn chờ đợi để vượt qua một chuyển động của nhu động ruột và sự thôi thúc đại tiện biến mất, phân của bạn có thể sẽ trở nên khô và khó để đi ra ngoài.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là cực kỳ quan trọng để làm thuyên giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Hậu môn của bạn sạch sẽ là điều kiện để các vi khuẩn không xâm nhập vào và gây nhiễm trùng hoặc bội nhiễm.
  • Tránh ngồi quá lâu: Ngồi quá lâu, đặc biệt là ngồi trên bồn cầu có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng.
  • Không nâng vật quá nặng: Gắng sức để nâng vật nặng trong một thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho bệnh trĩ nội hình thành hoặc tái phát ở những người đã mắc bệnh trước đó.
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân, béo phì là yếu tố làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và trực tràng. Chính vì vậy, kiểm soát cân nặng cho phù hợp là rất cần thiết để phòng tránh bệnh trĩ tái phát.

Hãy nhớ rằng, bệnh trĩ nội có thể được phòng ngừa, điều trị và không có gì là đáng xấu hổ để chúng ta che giấu bệnh. Đây là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống, do đó phát hiện sớm và lựa chọn cách điều trị bệnh trĩ nội phù hợp là điều thiết thực nên làm.

Biên soạn: Quỳnh Như

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 18/09/2021 - Cập nhật lúc: 9:49 PM , 18/09/2021

Ẩn