Những loại thuốc cầm máu dạ dày hay dùng hiện nay

Xuất huyết dạ dày xảy ra bên trong cơ thể và không chỉ khó khăn về việc phát hiện bệnh mà việc cầm máy dạ dày cũng tương đối khó. Nếu không thực sự biết và tiến hành điều trị xuất huyết dạ dày đúng cách sẽ gây chảy máu nhiều, mất máu dẫn tới tử vong. Tại bệnh viện các bác sĩ thường dùng các loại thuốc cầm máu dạ dày để điều trị là chủ yếu vì thuốc cho hiệu quả nhanh và phát huy tốt tác dụng cầm máu. Gợi ý một số loại thuốc cầm máu dạ dày thường dùng trị xuất huyết dạ dày hiện nay bao gồm: 

Thuốc cầm máu dạ dày

* Mục đích khi dùng thuốc cầm máu: 

Mục đích của thuốc cầm máu là làm tăng khả năng quá trình đông máu tự nhiên của cơ thể đối với những vết thương xuất huyết lớn trong dạ dày. Trường hợp bị xuất huyết dạ dày các bác sĩ dùng thuốc cầm máu điều trị nhằm bít lại vết thương giúp máu không chảy được. Hoạt động của thuốc cầm máu là giúp mạch máu nhỏ lại, tạo nút tiểu cầu nhanh hơn và nút tiểu cầu sẽ tập kết bên chỗ tổn thương, giai đoạn huyết tương là giai đoạn yếu tố đông máu được hoạt hóa để tạo ra các sợi ffibrin và tạo cục máu đông bít kín vết thương thành mạch ngăn ngừa chảy máu. Cuối cùng khi đã cầm máu được vết thương sẽ là giai đoạn tan cục máu đông giúp thông thoáng lòng mạch với vai trò của men plasminogen. 

Các loại thuốc cầm máu dạ dày hay dùng hiện nay

Khi dùng thuốc cầm máu dạ dày bác sĩ sẽ cân nhắc vào cơ địa, độ tuổi và tiền sử bệnh lý, mức độ tổn thương vết loét vết thủng dạ dày để tiến hành dùng các loại thuốc thích hợp nhất. Thực tế có rất nhiều các loại thuốc cầm máu dạ dày khác nhau và được bác sĩ ứng dụng tùy vào từng trường hợp khác nhau. Một số thuốc cầm máu hay dùng gồm:

1/ THUỐC CALCI CLORID

Thuốc Calci clorid là th uốc có tác dụng giúp hình thành và làm bền vững cục máu đông, giảm quá trình thẩm thấu thành mạch nên có tác dụng cầm máu xuất huyết khá tốt và nhiều tác dụng khác. Thường chỉ định dùng thuốc Calci clorid theo một số cách như:

  • Dùng trong trường hợp co giật do hạ calci máu, co thắt thanh quản do hạ calci máu, cơn tetani.
  • Chỉ định dùng dự phòng xuất huyết trong các trường hợp chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết dạ dày, xuất huyết dưới da.
  • Dùng thuốc trong trường hợp quá liều thuốc chẹn calci, ngộ độc ethylen glycol, tăng Mg2+, K+.
  • Dùng cho trẻ em chậm mọc răng, chậm lớn, co giật do hạ Calci máu.

Vì thuốc có nhiều chỉ định dùng khác nhau nên muốn phát huy tác dụng tốt nhất nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là một số đối tượng chống chỉ định dùng thuốc bao gồm: Không dùng trong tăng calci máu, tăng calci niệu, sỏi mật, sỏi thận, đang dùng Digitalis. Không tiêm bắp hay tiêm dưới da. Tránh dùng liều cao ở người suy thận, thường xuyên kiểm tra calci máu, calci niệu.

2/ THUỐC VITAMIN K

Thuốc chủ yếu dùng điều trị cho trường hợp bị xuất huyết. Trong đó có 2 loại vitamin K 1 ( nguồn gốc từ thực vật) và viamin K 2 ( nguồn gốc từ động vật). Vitamin K có vai trò rất quan trọng trong việc tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX, X tại gan. Sử dụng vitamin K có tác dụng sau 24h trở lên và với điều kiện chức năng gan còn tốt, giúp cơ thể bị thiếu vitamin K. Thuốc được chỉ định cho trường hợp thiếu vitamin K hoặc người chuẩn bị phẫu thuật gan mật, giải độc khi quá liều thuốc chống đông.

3/ THUỐC CẦM MÁU CARBAZOCHROM

Thuốc carbazochrom là một thuốc cầm máu gián tiếp. Thuốc có tác dụng chống xuất huyết, hoặc cầm máu, nó sẽ làm máu ngừng chảy bằng cách tập hợp và kết dính tiểu cầu trong máu để tạo thành một nút tiểu cầu, làm ngừng chảy máu từ vết thương hở. Trường hợp xuất huyết tiêu hóa cũng có thể dùng thuốc này cầm máu nhưng nên dùng phối hợp theo chỉ định của bác sĩ thì hiệu quả sẽ cao hơn.

4/ THUỐC CẦM MÁU ACID TRANEXAMIC

Là một loại thuốc cầm máu gián tiếp, có các biệt dược là: Transamin, Hexamic …

Chỉ định dùng thuốc thuốc acid tranexamic có tác dụng phòng và điều trị chảy máu do liệu pháp tiêu huyết khối, chảy máu cam, rong kinh, mất máu do sang thương, cầm máu tại chỗ trong và sau phẫu thuật, nhổ răng, xuất huyết tiêu hóa. Tuy nhiên thuốc có những tác dụng phụ kèm theo và sự tương tác thuốc nên khi dùng phối hợp nên có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

5/ THUỐC CẦM MÁU ADRENALIN

Thuốc adrenalin là thuốc thuộc nhóm thuốc co mạch cầm máu là thuốc tác động vào khâu tạo làm co các tiểu động mạch, giảm áp lực tới vết thương chảy máu và dễ hình thành nút tiểu cầy nhanh phát huy tác dụng cầm máu. Nhóm thuốc tác dụng co mạch cầm máu phát huy tốt trong trường hợp bị xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày.

Một số thuốc trong nhóm này bao gồm: thuốc carbazochrome dihydrate (adrenoxyl, adona),…Và các thuốc này có thể dùng tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc dùng uống để trị bệnh.

Thuốc cầm máu có tác dụng tốt trong việc điều trị xuất huyết dạ dày, tiêu hóa. Tuy nhiên khi dùng cần dùng thuốc theo hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ tránh dùng sai thuốc không phát huy tốt được tác dụng của thuốc, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

TÌM HIỂU MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 18/09/2021 - Cập nhật lúc: 9:47 PM , 18/09/2021

Ẩn