Cách phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhiều người chưa biết

Phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tuy không khó nhưng ít ai để tâm đến. Việc phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ giúp hạn chế những chuyển biến tiêu cực khi bệnh bùng phát.

Các chuyên gia đầu ngành viện nghiên cứu tại ĐH Harvard khuyến cáo, mỗi người nên tự biết cách phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng việc cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, thời gian làm việc và nghỉ ngơi,… Bởi vì, viêm loét dạ dày, tá tràng thường gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Đừng đợi bệnh bùng phát rồi mới nghĩ đến việc điều trị, bởi lúc này có điều trị thế nào thì cũng không thể làm cho vết thương lành lặn như lúc ban đầu.

Cách phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách cải thiện chế độ ăn uống

Đừng nên bỏ lỡ: 8 triệu chứng viêm loét dạ dày cần nhận biết sớm trước khi quá muộn

Cách phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Theo thống kê, hằng năm có hơn 12.000 người trên thế giới mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày, tá tràng. Trong đó có hơn 35% tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến sang mãn tính và dẫn đến tử vong. Con số này một lần nữa cho thấy, viêm loét dạ dày, tá tràng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và cần được phòng tránh kịp thời ngay từ bây giờ. Vậy thế nào là phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng? Việc phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có giúp cải thiện được những biến chứng của bệnh về sau hay không?

Để giải đáp những vấn đề này, chuyên trang đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. BS Huỳnh Ngọc Nam, khoa Nội Tiêu hóa – Dạ dày cho biết: “Bệnh nhân cần nâng cao ý thức phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trước khi chúng có biểu hiện bùng phát. Việc phòng chống này sẽ giúp làm giảm rủi ro và giúp cho cơ thể nhanh chóng phục hồi.” Bên cạnh đó, chuyên gia cũng đưa ra một số lời khuyên cho việc phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng như sau:

1. Cải thiện chất lượng dinh dưỡng

Chế độ ăn uống và chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu cơ thể thường xuyên dung nạp các thực phẩm gây hại thì chắc chắn rằng dạ dày sẽ sớm “lên tiếng”. Chế độ ăn uống khoa học không khuyến khích bệnh nhân sử dụng thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, nước ngọt, chất kích thích, bia, rượu,… Thay vào đó, bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng nhiều rau xanh, trái cây, sử dụng thức ăn thanh đạm, uống nhiều nước,…

Bên cạnh đó, những thói quen trong ăn uống như vừa ăn vừa xem ti vi, đùa giỡn, cười nói với người xung quanh, nghịch điện thoại,… cũng cần được hạn chế ở mức tối đa. Nên chia thức ăn thành nhiều bữa trong ngày, tránh để cho dạ dày bị căng thẳng do làm việc quá sức.

Bạn đọc muốn quan tâm: Đau dạ dày có nên ăn chuối? – Có thể bạn đang thắc mắc

 2. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái

Cơ thể luôn ở trạng thái căng thẳng, mệt mỏi không chỉ không tốt cho sức khỏe mà nó còn gây tác động không nhỏ đến tình trạng dạ dày. Khi cơ thể căng thẳng sẽ tiết ra một loại dịch vị khiến cho dạ dày luôn co bóp và đây cũng chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cơ bản nhất.

Vì vậy, để giữ cho cơ thể luôn thoải mái, khỏe mạnh thì mỗi người nên có lối suy nghĩ tích cực. Khi gặp phải những vấn đề mệt mỏi thì hãy tâm sự, chia sẻ với mọi người hoặc đi chơi, làm những việc mình thích để quên đi những âu lo trong cuộc sống. Ngoài ra, việc chăm chỉ luyện tập, vận động thể dục thể thao cũng giúp cho hệ miễn dịch được nâng cao.

3. Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh

Trong một số nghiên cứu mới đây của bệnh viện Uruk, những người ở độ tuổi trưởng thành thường có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao hơn do sử dụng quá nhiều chất kháng sinh. Các chuyên gia cũng khẳng định rằng, trong thành phần của thuốc kháng sinh có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày và một số bộ phận khác trong đường tiêu hóa.

Cách phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh

Đối với những trường hợp bắt buộc phải sử dụng kháng sinh thì bệnh nhân nên tuân thủ theo nguyên tắc điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa được chỉ định cụ thể. Ngoài ra, bệnh nhân nên sử dụng các thảo dược thiên nhiên để điều trị bệnh thay vì phải sử dụng kháng sinh trong thời gian dài.

4. Cung cấp thực phẩm có ích cho cơ thể

Để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh người bệnh nên biết cách kết hợp và sử dụng thực phẩm sao cho đúng cách. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các thực phẩm sau đây.

– Sử dụng nghệ và mật ong để cải thiện các bệnh lý về đường tiêu hóa: Nghệ và mật ong không chỉ có tác dụng làm lành vết thương mà nó còn giúp cho làn da trở nên trắng, mịn. Ngoài ra, 2 nguyên liệu này còn giúp ngăn ngừa các vi khuẩn gây ăn mòn niêm mạc.

– Sữa chua không đường: Trong sữa chua có chứa lượng lớn lợi khuẩn có tác dụng hữu ích đối với niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy mà các bạn hãy thường xuyên sử dụng sữa chua mỗi ngày để giúp cho hệ tiêu hóa làm việc trơn tru và phòng bệnh tốt hơn.

– Ăn quả lê: Trong quả lê có chứa lượng lớn chất xơ có lợi cho đường tiêu hóa. Hơn nữa, nó còn chứa các chất chống oxy hóa và flavonoid giúp cải thiện tốt các triệu chứng rối loạn dịch vị dạ dày.

– Uống nhiều nước: Nước là nguồn thực phẩm rất cần thiết cho mọi quá trình hoạt động của cơ thể. Không những vậy, nước còn giúp cho dưỡng chất được hấp thu tốt hơn và đưa dinh dưỡng đi nuôi cơ thể nhanh chóng.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Dù ở phương pháp phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nào thì người bệnh cũng nên tự ý thức bảo vệ bản thân trước những tác nhân gây bệnh. Khi phát hiện những biểu hiện bất thường, người bệnh nên trực tiếp đi đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị ngay. Không được chủ quan với bất cứ biểu hiện nào của bệnh tránh để lại những chứng nguy hiểm về sau.

Song Nhi thực hiện

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 29/09/2021 - Cập nhật lúc: 5:39 PM , 29/09/2021

Ẩn