Bé sơ sinh bị sôi bụng phải làm gì?

Chào bác sĩ! Cho tôi hỏi bé sơ sinh bị sôi bụng phải làm gì? Bé nhà tôi mới được 3 tháng tuổi, cách đây mấy ngày tôi thấy bé hay quấy khóc, vật vã, đổ mồ hôi trộm. Ghé tai vào bụng bé thì nghe sôi nhiều. Nhiều lúc bé bị đi ngoài ra nước, cứ như vậy hai ngày nay. Tôi lo lắng quá, bé còn nhỏ mà bị thế này không biết có ảnh hưởng gì không? Mong bác sĩ giúp tôi trả lời câu hỏi sé sơ sinh bị sôi bụng phải làm gì? Cám ơn bác sĩ!

1. Bé bị sôi bụng có thể do đâu?

Sôi bụng ở trẻ sơ sinh là một trường hợp thường hay gặp. Khi trẻ bị sôi bụng thường hay quấy khóc, vì bé cảm thấy khó chịu. Vậy nguyên nhân bé bị sôi bụng có thể do đâu?

be-so-sinh-bi-soi-bung-phai-lam-gi1

+ Bé bị sôi bụng có thể do mẹ cho bé bú bình không đúng cách, vệ sinh bình sữa không sạch sẽ. Cũng có thể do pha sữa chưa đúng khiến trẻ nuốt phải không khí trong khi bú gây ra chứng sôi bụng, ợ hơi.

+ Cho trẻ bú ngoài quá sớm cũng là một nguyên nhân gây nên chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh. Do lúc này cơ thể trẻ không tiếp nhận được đường lactose có trong sữa ngoài. Hàm lượng đường này không được dung nạp có thể sẽ bị tích tụ ở ruột. Gây nên chứng rối loạn ở trẻ khiến trẻ bị sôi bụng.

+ Nguyên nhân gián tiếp có thể là mẹ ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, những thực phẩm khó tiêu hay có tính cay nóng cũng là tác nhân dẫn đến bé bị sôi bụng, vì bé bú sữa mẹ.

2. Nhận biết bé bị sôi bụng

Chứng sôi bụng thường hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là từ 3 – 18 tháng tuổi. Theo số liệu thống kê thì có tới 30% trẻ sơ sinh mắc các chứng sôi bụng, đầy hơi chướng bụng. Chính vì vậy, khi gặp phải trường hợp này các mẹ không nên quá lo lắng.

Mẹ có thể nhận biết trẻ bị sôi bụng qua một số dấu hiệu như: Trẻ bị đau bụng, có dấu hiệu đi ngoài, bị xì hơi ngay sau khi bú mẹ. Khi áp tai vào bụng bé có thể nghe được âm thanh từ bụng bé phát ra. Âm thanh đó được đến từ sự hoạt động của các cơ quan tiêu hóa như ruột già, ruột non. Ngoài ra, khi bé bị sôi bụng thường kèm theo sự khó chịu nên bé thường hay quấy khóc, ít ngủ và người mệt lờ đờ.

3. Cách xử lý hay nhất khi trẻ bị sôi bụng

Bé bị sôi bụng là một triệu chứng khá phổ biến, vì vậy các mẹ không nên quá lo lắng. Có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm tình trạng sôi bụng cho trẻ.

be-so-sinh-bi-soi-bung-phai-lam-gi2

+ Mẹ nên cố gắng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, không nên cho bú bình vì thường sữa ngoài sẽ khó tiêu hơn sữa mẹ. Đồng thời khi bú bình bé có thể nuốt phải nhiều không khí dễ gây nên chứng sôi bụng.

+ Mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng co bản thân, chú ý ăn các loại thức ăn dễ tiêu, mềm, uống nhiều nước, cung cấp đủ 2,5 lít mỗi ngày.

+ Cho bé bú vừa đủ và chia ra nhiều lần bú, không nên cho bé bú quá no.

+ Nên thay đổi tư thế nằm cho bé, kê cao đầu và vai mỗi khi bé bị ợ hơi, sôi bụng. Hoặc có thể đặt trẻ tựa đầu lên vai bạn và vỗ sau lưng. Đặt trẻ nằm ngửa, gập đầu gối và di chuyển từng chân trẻ lên xuống.

+ Nếu cho trẻ bú bình mẹ cần đảm bảo miệng trẻ ngậm vừa đủ núm vú để ngăn không để trẻ nuốt phải không khí thừa.

4. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong trường hợp

Trẻ bị sôi bụng nhưng vẫn bình thường về chế độ ăn ngủ, chơi và sẽ hết ngay sau khi mẹ đã áp dụng các phương pháp trên thì có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu áp dụng những cách trên mà trẻ vẫn bị sôi bụng, chướng bụng đầy hơi, quấy khóc liên tục, đau bụng, tiêu chảy ra phân lỏng. Nghiêm trọng hơn là trẻ bỏ ăn, nóng sốt và đổ hồ hôi trộm thì lúc này các mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, tư vấn và hỗ trợ chữa bệnh kịp thời.

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:52 PM , 10/10/2022

Ẩn

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc - Địa Chỉ HÀNG ĐẦU Chữa Bệnh Tiêu Hoá Tốt Nhất

Xem ngay