Cách chữa đau dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên

Một số loại thảo dược có thể giúp đẩy lùi những cơn đau dạ dày một cách đơn giản và an toàn mà không cần dùng thuốc. Chuyên mục hôm nay giới thiệu đến bạn đọc cách chữa đau dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên hiệu quả nhất. Tham khảo và áp dụng nhé!

Bạn biết không? Ngày càng có nhiều người hơn tìm đến các bài thuốc chữa bệnh từ dân gian bởi chúng dễ thực hiện, có thể áp dụng để chữa trị bệnh lâu dài mà không cần lo lắng đến các tác dụng phụ như thuốc Tây y có thể gây ra. Điều trị bệnh đau dạ dày cũng vậy, lạm dụng kháng sinh để giải quyết trong một thời gian dài vô tình có thể khiến dạ dày bị tổn thương, gây nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Chính vì vậy, các thảo dược trị đau dạ dày được khai thác nhiều hơn để khắc phục những khó chịu do bệnh gây ra một cách nhanh chóng, tiết kiệm và lành tính.

Dưới đây là 3 thảo dược trị đau dạ dày hiệu quả mà bạn nên biết:

Chia sẻ 3 cách chữa đau dạ dày bằng thảo dược

1. Cây Dạ cẩm

Điều trị chứng đau dạ dày hiệu nghiệm không thể không nhắc đến cây Dạ cẩm. Dạ cẩm còn được gọi là cây loét mồm, đứt lướt, ngón cúi, ngón lợn; hay chạ khẩu cắm (cách gọi của người Tày), sán công mía (cách gọi của người Dao).

 cach-chua-dau-da-day-bang-thao-duoc-thien-nhien1

Theo Y học cổ truyền dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Và đặc biệt thảo dược này trị viêm loét dạ dày, giúp liền các vết loét trên thành niêm mạc dạ dày nhanh chóng. Dưới đây là 3 bài thuốc chữa đau dạ dày bằng cây Dạ cẩm:

*Cách 1: Lấy 20-40g cây Dạ cẩm đem rửa sạch rồi cho vào nồi cùng 500ml nước sạch, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 150ml nước là được. Mỗi ngày uống 2 lần khi đau hoặc trước bữa ăn, dùng trong 10 ngày liên tục sẽ thấy bệnh khỏi hoàn toàn.

*Cách 2: Lấy 20g Dạ cẩm + 20g lô hội + 12g bột nghệ vành + 6g cam thảo đem sắc uống. Chia nước thuốc này uống 2-3 lần mỗi ngày, thực hiện mỗi liệu trình từ 20-30 ngày. Nếu bị chứng ợ chua có thể thêm 10g mai mực tán bột 10g uống cùng sẽ rất tốt.

*Cách 3: Chuẩn bị 300g Dạ cẩm + 900g đường. Đường đem nấu thành cao hoặc chế thành siro, mỗi lần dùng với  lượng thuốc cao hay si rô tương đương với 20g dạ cẩm.

2. Cây Chè dây

Theo Y học cổ truyền, cây Chè dây có vị đắng hậu ngọt, tính mát; có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, điều trị mụn nhọt, tê thấp. Ngoài ra, đây còn là một vị thuốc nam chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng rất hiệu quả.

cach-chua-dau-da-day-bang-thao-duoc-thien-nhien

Để trị đau dạ dày bằng chè dây, bạn chỉ cần lấy khoảng 10-50g pha như nước chà xanh, uống hàng ngày. Vừa tốt cho bệnh dạ dày lại có thể thanh nhiệt, làm mát cơ thể trong những ngày thời tiết nắng nóng như thế này.

3. Cây Hoàng liên

Có thể nhiều người vẫn chưa biết loại cây thảo dược sống nhiều năm này là “vũ khí” giúp bạn đánh bại được những cơn đau dạ dày mà không cần cầu cứu Tây y. Theo Y học cổ truyền, Hoàng liên có vị đắng, tính hàn; có công  dụng thanh nhiệt giải độc, táo thấp, tả hoả, tiêu sưng, làm sáng mắt và đặc biệt còn khắc phục được nhiều vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.

cach-chua-dau-da-day-bang-thao-duoc-thien-nhien2

Cây Hoàng liên được nghiên cứu có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, có tác dụng kiện vị. Do đó có thể làm hạ huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tác dụng chống viêm và giúp tiêu hoá tốt, chống viêm loét đường tiêu hoá, viêm loét dạ dày tá tràng, giảm các cơn đau dạ dày.

Bạn có thể dùng Hoàng liên cho vào trong túi vải, xát cho sạch lông. Hoặc ngâm trong nước tương 2 giờ vớt ra, sấy khô bằng gỗ liễu để dùng. Hay rửa sạch tạp chất, ủ đến vừa mềm, thái mỏng phơi trong râm cho khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao qua để chữa bệnh.

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:50 PM , 10/10/2022

Ẩn