Vi khuẩn Hp được xem như thủ phạm hàng đầu trong việc gây ra chứng viêm loét dạ dày- tá tràng, vi khuẩn Hp trú ngụ ở môi trường axit trong dạ dày khiến niệm mạc dạ dày bị tổn thương. Vi khuẩn Hp không thể biến mất hoàn toàn nếu không tiến hành áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý. Phương pháp điều trị đáp ứng với vi khuẩn Hp hiện nay đó là dùng thuốc kháng sinh theo phác đồ. Thống kê những loại thuốc kháng sinh dùng tiêu diệt vi khuẩn Hp mà mọi người có thể biết bao gồm:
Những loại thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp
Có khá nhiều thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị viêm dạ dày do Hp, tuy nhiên trước khi sử dụng bạn cần cân nhắc trước tác dụng cũng như tác hại của nó.
1/ THUỐC KHÁNG SINH AMOXICILLINE
Đây là thuốc thuộc nhóm β-lactamin, thuốc đặc biệt nhạy với HP in vitto (MIC 90 = 0,12 mg/l). Thuốc được dùng khá nhiều trong trong các phác đồ điều trị vi khuẩn hp, nhờ cho tác dụng ức chế tổng hợp vách tế bào tương đối bền của PH dạ dày nên hoạt tính của thuốc phụ thuộc vào pH dịch vị dạ dày. Hiện thuốc kháng sinh Amoxicilline đang được sử dụng nhiều trong phác đồ kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp, ít thấy trường hợp kháng thuốc.
Thuốc ít tác dụng phụ, một số tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp như buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc…
2/ THUỐC KHÁNG SINH TETRACYCLINE
Thuốc Tetracyclin là một loại kháng sinh phổ rộng có tác dụng kìm hãm sự phát triển và đồng thời tiêu diệt vi khuẩn nhờ sự ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Thuốc kháng sinh tetracyline là một loại kháng sinh phổ rộng vì chúng có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Thường dùng điều trị nhiều trường hợp như tiêu tiệt vi khuẩn Hp ( Bệnh dạ dày – tá tràng), Chlamydia (bệnh mắt hột, bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu…), Mycoplasma (bệnh nhiễm khuẩn sinh dục, viêm phổi,…), Rickettsia (bệnh sốt mò)….Thuốc được đánh giá là bền với môi trường acid và hấp thu tốt ở lớp nhầy dạ dày nên phát huy tác dụng sau nhiều giờ uống.
Tuy nhiên nếu dùng thuốc một cách bừa bãi thì có thể gây ra một số tác dụng phụ có hại tới sức khỏe đó là buồn nôn, nôn, mệt mỏi chán ăn và thuốc tetracyline chống chỉ định dùng cho bệnh nhân sau phẫu thuật bụng, nhu động ruột sau phẫu thuật chưa hoàn toàn phục hồi.
3/ THUỐC KHÁNG SINH CLARITHROMYCINE
Thuốc Clarithromycine là một thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid, phổ rộng khi có tác dụng với các lọai vi khuẩn gram (+) và gram (-) (MIC 90 = 0,03 mg/l) nhờ có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Thuốc có khả năng lan tỏa cũng như thấm nhanh vào niêm mạc giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả, đồng thời thuốc cũng ít bị kháng. và thuốc ít gây tác dụng phụ như các loại thuốc kháng sinh cùng loại.
4/ THUỐC KHÁNG SINH NHÓM IMIDAZOLE
Một số thuốc kháng sinh nhóm imidazole dùng điều trị vi khuẩn Hp dạ dày hay dùng bao gồm: thuốc tinidazolvà ornidazole, metronidazol…thuốc tiếp cận với niêm mạc nhiều, các thuốc của nhóm này thường bị kháng thuốc, nhưng nếu phối hợp với các thuốc khác cùng nhóm sẽ ít bị kháng. Nhóm thuốc này có một số tác dụng phụ như dị ứng, đi ngoài, buồn nôn.
5/ THUỐC KHÁNG SINH NHÓM QUINOLON
Một số thuốc kháng sinh nhóm này bao gồm: Nalidixic acid, Noflaxacin, Ofloxacin, ciprofloxacine… Vi khuẩn H.pylori có sự kháng tự nhiên với Nalidixic acid (thế hệ I), Noflaxacin, Ofloxacin (thế hệ II). Song nhóm thuốc này có tỷ lệ kháng thuốc khá cao nên thường được theo dõi cân nhắc khi dùng tiêu diệt vi khuẩn Hp.
Chú ý:Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng, các thuốc điều trị vi khuẩn Hp nếu sử dụng đơn lẻ thường không mang lại kết quả. Muốn tiêu diệt vi khuẩn Hp hoàn toàn thì nên phối hợp chúng với nhau. Ví dụ như phối hợp giữa bismuth và thuốc ức chế bơm proton.
Bạn cũng không nên tự ý kết hợp các thuốc kháng sinh với nhau để uống mà cần đi khám để các bác sĩ chỉ định thuốc cũng như liều lượng. Thời gian dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp dài hay ngắn còn phải phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm của từng bệnh nhân.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:51 PM , 10/10/2022