Cách điều trị bệnh viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày mãn tính là tình trạng phù nề hay viêm kéo dài của niêm mạc dạ dày. Bệnh dễ gây biến chứng thành loét dạ dày, Polyp dạ dày, u lành tính hay nguy hiểm hơn là Ung thư dạ dày nếu không được can thiệp kịp thời. Tìm hiểu cách điều trị bệnh viêm dạ dày mãn tính hiệu quả qua những thông tin trong bài viết sau.

Viêm dạ dày cấp với các biểu hiện đột ngột dễ tiến triển thành viêm dạ dày mãn tính với các triệu chứng thường không rõ ràng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

cach-dieu-tri-benh-viem-da-day-man-tinh2

Nguyên nhân gây viêm dạ dày mãn tính

Tương tự như các bệnh lý dạ dày khác, bệnh viêm dạ dày mãn tính cũng được xác định do các “thủ phạm” chính sau:

  • Nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori, H. pylori): Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Nếu bạn bị nhiễm khuẩn Hp thì nguy cơ mắc các bệnh dạ dày trong đó có viêm dạ dày mãn tính là rất cao.
  • Do dùng thuốc: Việc sử dụng trong thời gian dài một số loại thuốc như: Aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Diclofenac,…
  • Thói quen ăn uống không hợp lý như: Thói quen dùng rượu bia và các đồ uống có cồn lâu năm, ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng hay các thực phẩm có vị chua quá nhiều cũng dễ gây bệnh.

Ngoài ra, tâm lý căng thẳng hoặc mắc bệnh trầm cảm, hệ miễn dịch yếu, mắc các bệnh lý khác như: bệnh Crohn, trào ngược dịch mật,… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày mãn tính.

Triệu chứng bệnh viêm dạ dày mãn tính

Nếu như bệnh viêm dạ dày cấp tính biểu hiện bằng các triệu chứng xảy ra đột ngột, ồ ạt thì viêm dạ dày mãn tính lại đối ngược bởi những triệu chứng bệnh kéo dài, rõ rệt hoặc không. Điển hình nhất là:

   cach-dieu-tri-benh-viem-da-day-man-tinh3

  • Đau vùng thượng vị: Không đau dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau khi ăn.
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa: Có cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, táo bón hay tiêu chảy thất thường,…
  • Nóng rát vùng thượng vị: Thường xuất hiện sau hoặc trong khi ăn. Rõ ràng nhất là sau ăn uống bia, rượu, gia vị cay, thức ăn chua,…

 

Cách chẩn đoán viêm dạ dày mãn tính

Phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính chủ yếu dựa vào nội soi và mô bệnh học. Thực hiện một số xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân gây viêm dạ dày hoặc các biến chứng khác như:

  • Chụp X-quang đường tiêu hóa: Cho biết các thay đổi ở niêm mạc dạ dày như trợt hoặc loét.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra xem có tình trạng thiếu máu hay không.
  • Xét nghiệm phân: Kiểm tra sự hiện diện của máu trong phân, nếu có là dấu hiệu của chảy máu dạ dày.
  • Xét nghiệm bằng test thở, xét nghiệm máu hoặc phân, mẫu sinh thiết dạ dày: Để tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn Hp.

Cách điều trị bệnh viêm dạ dày mãn tính

Điều trị bệnh viêm dạ dày mãn tính trong từng trường hợp cụ thể sẽ có những phương pháp riêng, hiệu quả nhất là dùng thuốc kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt.

+ Dùng thuốc chữa viêm dạ dày mãn tính:

cach-dieu-tri-benh-viem-da-day-man-tinh1

  • Thuốc làm giảm triệu chứng như giảm tiết acid dạ dày.
  • Áp dụng phác đồ kháng sinh diệt vi khuẩn Hp khi xác định nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Hp.

Đồng thời, giảm hoặc dừng hẳn việc sử dụng thuốc Aspirin; thuốc chống viêm giảm đau không corticoid như: Ibuprofen, Diclofenac,…để làm giảm kích thích niêm mạc dạ dày.

+ Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người bệnh viêm dạ dày mãn tính:

cach-dieu-tri-benh-viem-da-day-man-tinh

  • Tránh các món ăn được chế biến dưới dạng nướng hoặc chiên xào nhiều dầu mỡ; hoa quả họ chanh; cà phê; đồ uống có cồn,… để giảm kích thích dạ dày.
  • Nên ăn thực phẩm chứa ít dầu, ít béo, không có caffeine như: Rau củ quả tươi, sữa ít béo, thịt nạc,…
  • Tránh căng thẳng, stress kéo dài.

NÊN BIẾT:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 10/10/2022 - Cập nhật lúc: 10:51 PM , 10/10/2022

Ẩn