Điều trị bệnh đau dạ dày bằng cam thảo tốt không?

Đau dạ dày là một bệnh lí về đường tiêu hóa rất phổ biến, nhưng không nhiều người biết được cách trị bệnh đau dạ dày bằng cam thảo. Cách này được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian và mang lại hiệu quả khá cao.

Dạ dày nối giữa thực quản và tá tràng, hoạt động như một “túi đựng thức ăn” của cơ thể và thực hiện nhiệm vụ co bóp để nghiền nát thức ăn thành chất dịch. Một người trưởng thành có chiếc dạ dày chứa được từ 1.5 đến 2 lít nước. Theo một số nghiên cứu gần đây thì tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở nước ta chiếm từ 7-8% dân số, đây là một con số không hề nhỏ đối với một loại bệnh. Tùy vào tình hình tổn thương của dạ dày mà người bệnh sẽ chịu những triệu chứng hơi khác nhau, nhưng nhìn chung đều là những cơn đau cồn cào và buồn nôn mỗi khi mới ăn xong và khi bụng đói.

Trong các phương pháp chữa đau dạ dày thì việc vận dụng các bài thuốc dân gian đang được bệnh nhân tin tưởng vì tính hiệu quả và mức độ an toàn đều rất cao. Và bên cạnh những bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà bằng nghệ vàng, chuối tiêu, nha đam, mộc hương…thì cam thảo cũng là một vị thuốc mà bạn không nên bỏ qua. Nhiều bệnh nhân chia sẻ mình đã khỏi bệnh nhiều nhờ vào cam thảo.

dùng cây cam thảo để chữa đau dạ dày
Chữa bệnh đau dạ dày bằng cam thảo là một trong những cách trị bệnh được nhiều người lựa chọn.

I. Cam thảo chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Cam thảo (hay còn được gọi với tên cam thảo bắc, tên khoa học là Glycyrhiza uralensis) được biết đến là một loài thực vật có hoa đến từ châu Á và thuộc chi Cam thảo Glycyrhiza. Loại thực vật này từ ngay khi được “nhận mặt đặt tên” là đã trở thành một trong 50 vị thuốc cơ bản trong y học cổ truyền Trung Hoa. Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình và hoàn toàn không chứa độc. Bản thân vị cam thảo đã có khả năng ích khí, giải độc, bổ tỳ, dưỡng vị, tan đàm, chống ho khan, giảm đau, thanh nhiệt, nhuận phế, giảm co thắt dạ dày v.v…

Song song với đó, y học hiện đại cũng đã chứng minh được dược tính của cây cam thảo là hoàn toàn có cơ sở. Nhiều nhà khoa học đã đưa ra kết luận là cam thảo có công dụng bồi bổ, tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể. Cam thảo có những ảnh hưởng tích cực và nhất định đối với dạ dày như làm tăng nồng độ prostaglandin trong hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết chất nhầy từ dạ dày và quá trình sản xuất tế bào mới ở niêm mạc dạ dày.

Sở dĩ loài thực vật có vị ngọt này có thể chữa được nhiều chứng bệnh hiệu quả là do trong cam thảo có chứa một lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan đáng kể, cùng với Carbohydrate ở dạng tinh bột và đường Glucose, Fructose cùng những hợp chất thực vật khác.

II. Hướng dẫn cách chữa trị bệnh đau dạ dày bằng cam thảo

Một nghiên cứu mới đây đã công bố kết quả về việc 90% bệnh nhân đau dạ dày đã có phản ứng rất khả quan với cam thảo (dạng cao đặc). Cụ thể, các bác sĩ cho 100 bệnh nhân dùng 15ml cao cam thảo 4 lần mỗi ngày, dùng liên tục trong 6 tuần. Sau thời gian điều trị bằng cam thảo, hầu hết người bệnh đau dạ dày đều chia sẻ rằng mình đã cảm thấy khỏe hơn rất nhiều. Chính vì vậy, người bị đau dạ dày có thể an tâm thực hiện theo bài thuốc đơn giản sau đây để trị bệnh đau dạ dày bằng cam thảo ngay tại nhà.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2-3 gam cam thảo (đã phơi khô, sao vàng hoặc mua loại cam thảo đóng bịch tại các hiệu thuốc cổ truyền) và khoảng 500ml nước sạch.

chữa trị bệnh đau dạ dày bằng cam thảo
Cam thảo có vị ngọt dễ chịu và là 1 trong 50 vị thuốc cơ bản trong y học Trung Hoa.

Thực hiện điều chế thuốc theo những bước sau:

–Lựa những nhánh cam thảo nguyên vẹn nhất và xếp vào đáy siêu thuốc, nếu không có siêu thuốc thì có thể thay thế bằng nồi đất hoặc ấm đun nước bằng đất. Sau đó đun cam thảo với nước ở lửa vừa, khi thấy nước cam thảo sôi bùng lên thì người bệnh hãy giảm thật nhỏ lửa và đun tiếp trong 5-7 phút để chất dinh dưỡng trong cam thảo hòa tan vào nước, sau đó thì tắt bếp.

–Mỗi ngày, bạn chia nước thuốc cam thảo ra làm 3 lần. Thời điểm thích hợp nhất để dùng thuốc là 20-30 phút trước các bữa ăn chính và nên dùng khi nước thuốc còn ấm. Nếu để thuốc bị nguội thì cam thảo sẽ giảm đi công dụng.

III. Người bị đau dạ dày nên lưu ý gì khi trị bệnh đau dạ dày bằng cam thảo?

Bài thuốc cam thảo có vị ngọt và mùi thơm rất dễ chịu. Tuy nhiên, khi dùng cam thảo để chữa đau dạ dày thì người bệnh (hoặc người nhà bệnh nhân) cần lưu ý những lời khuyên sau đây, để đảm bảo an toàn và tránh những tác dụng phụ không mong muốn:

–Cam thảo là một vị thuốc cho ra hiệu quả khá nhanh so với một số vị thuốc khác. Vì vậy, nếu sau 2 tuần đều đặn uống thuốc mà không thấy dạ dày bớt đau thì có vẻ cơ địa của bạn không phù hợp với thành phần của cam thảo. Lúc này, việc bạn nên làm là dừng uống nước thuốc cam thảo ngay và đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi.

–Những người có tiền sử thận yếu hoặc đang bị suy gan, bị cao huyết áp, bụng chướng to và đặc biệt là người đang bị tiểu đường không được dùng cam thảo để chữa đau dạ dày. Riêng về tiểu đường, do cam thảo có vị ngọt tự nhiên (chứa 3 loại đường) nên dĩ nhiên sẽ không được khuyến cáo dùng cho người mắc phải bệnh này.

–Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kỳ cho con bú tốt nhất không nên dùng cam thảo vì có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt với thai nhi và em bé. Bên cạnh đó, không dùng cam thảo chung với các nhóm thuốc có chứa Corticosteroid, Digitalais và các thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide.

–Trong thời gian điều trị bằng nước cam thảo, người bị đau dạ dày không nên ăn các loại cá biển để tránh những tác dụng phụ.

Điều trị bệnh đau dạ dày bằng cây cam thảo là một trong những bài thuốc dân gian nhận được đánh giá rất cao. Để cam thảo có thể chữa bệnh một cách tốt nhất và an toàn nhất, người bệnh hãy theo dõi lại bài viết trên một lần nữa, và bắt tay vào làm ngay hôm nay. Chúng tôi chúc bạn mau chữa khỏi bệnh đau dạ dày.

Thạch Thảo. 

Thông tin hữu ích cho người bị đau dạ dày:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 26/09/2021 - Cập nhật lúc: 11:47 PM , 28/09/2021

Ẩn